Bài văn về lòng tốt bị lợi dụng năm 2024

Tôi đang muốn nói đến vấn nạn ăn xin. Đúng vậy, trong thời đại mà dường như người ta sẵn sàng làm mọi thứ chỉ để kiếm tiền như hiện nay, thì ăn xin đã trở thành một nghề, có thể nói là nghề đang… thịnh hành, cái nghề chả cần vốn liếng chi cả. Chỉ cần một tí lì lợm, mặt… dày một chút, nhập vai cho tốt là… kiếm sống được rồi, nếu không nói là “thoải mái”!

Nói đến người ăn xin thì ở đâu cũng thấy, nước nào cũng có. Qua các phương tiện truyền thông, ta thấy những người ăn xin hiện diện khắp cả… năm châu lục. Chỉ có điều ở nước ngoài, họ không xô bồ, trơ tráo để mà “kiếm” tiền cho bằng được; lực lượng ăn xin của họ cũng không đông đảo, cố tình đeo bám và bằng mọi cách làm mình trở nên… hết sức tội nghiệp hay đáng thương như ở nước ta. Họ ăn xin rất đơn giản, rất… thật thà. Người già ngồi ở một góc đường chờ người qua lại cho tiền hoặc họ lặng lẽ đánh đàn với cái nón trước mặt… Hiếm thấy những trường hợp ai đó bồng đứa trẻ nhếch nhác trên tay hay cố tình “trình diễn” những thương tật… tự tạo [còn hơn diễn viên hóa trang để… đóng phim] làm người khác đặc biệt thương hại như chúng ta gặp thường ngày trên đường phố, bến tàu-xe, chợ búa..., nói chung là nơi công cộng.

Trong cuộc sống tâm linh và tín ngưỡng của người Việt, cũng như các quốc gia vùng châu Á, nước ta là nơi mà Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc và lâu đời. Đạo Phật vốn đề cao luật nhân quả. Qua đó, nếu con người ta làm nhiều việc thiện, giúp đỡ người khác sẽ gặp những điều may mắn trong cuộc đời, và [biết đâu] kiếp sau sẽ có được một số phận tốt đẹp hơn [!?]. Có lẽ, chính vì thế mà ăn xin có đất sống tại Việt Nam. Người ăn xin thường cố gắng làm cho mình trở nên thật đáng thương nhất có thể, để khiến người khác phải động lòng trắc ẩn. Khi ấy, người ta sẽ sẵn sàng bỏ tiền ra giúp đỡ [vì coi đó là việc thiện]. Thực ra, suy cho cùng thì ăn xin không phải việc xấu, con người ta khi cùng đường, bất đắc dĩ mới phải đi xin, chứ ai muốn vậy. Nhưng thực chất không phải thế! Cuộc sống ngày càng chứng minh rằng, ăn xin đã bị biến thành một nghề kinh doanh... đặc biệt. Trong nghề này, người ta sử dụng đủ những mánh khóe, lọc lừa, kể cả nhẫn tâm, phi đạo đức [như chăn dắt người già, trẻ em; thuê, bắt trẻ con phải uống thuốc để ngủ lặc lè trên tay người đi xin…] nhằm mục đích xin được càng nhiều tiền càng tốt. Không thiếu những “ông trẻ”, những thanh niên vai u, thịt bắp hóa trang thành người khuyết tật, bệnh hoạn, lê lết khắp phố phường… kiếm sống. Để rồi cuối chiều, tìm xó xỉnh nào đó, “thay hình đổi dạng” tinh tươm, mạnh mẽ, tự thưởng cho mình vài lon bia, đánh một giấc ngon lành sau ngày “lao động” vất vả, để rồi sáng mai lại tiếp tục “hành nghề”... Cứ thế, cứ thế…!

Trong xã hội chúng ta hiện nay, cũng có người ăn xin do số phận, hoàn cảnh khốn khó đưa đẩy, họ không còn con đường mưu sinh nào khác. Còn lại thì phần lớn đều là những kẻ lười lao động, đang “kinh doanh” một mặt hàng đặc biệt-lòng tốt của người khác. Việc chính quyền các cấp có chủ trương đưa những người ăn xin, những người khốn khó thực sự, không nơi cư trú vào các cơ sở bảo trợ xã hội để nuôi dưỡng là một việc làm đầy tính nhân văn, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, hướng tới mục tiêu bền vững và đồng thời góp phần giúp lòng tốt của xã hội không bị kẻ xấu lợi dụng! 

TT - Ngày mới vào Sài Gòn tôi hầu như ngơ ngác trước tất cả mọi thứ. Hôm đi nộp hồ sơ nhập học, lúc về tới Thư viện trung tâm [ĐHQG TP.HCM] tôi được một chị còn khá trẻ chạy đến niềm nở: “Chị là tình nguyện viên bên trung tâm trẻ em khuyết tật của thành phố. Em nhận tăm làm... kỷ niệm, ký vào sổ và giúp đỡ các em ấy nhé”.

Tôi lấy ngay 50.000 đồng lúc sáng chị gái mới cho và đưa cho chị “tình nguyện viên”. Nhận được tiền chị ta cảm ơn tôi rối rít và ngay lập tức chạy đi đón một bạn sinh viên khác đang đi tới.

Tôi ra về với tâm trạng lâng lâng vì mình vừa làm một việc tốt.

Khoảng hai tuần đầu năm học, ngày nào tôi cũng thấy một nhóm sinh viên đứng ở khu vực làng đại học Thủ Đức để mời sinh viên làm từ thiện. Rất nhiều sinh viên đã đưa tiền cho họ. Người 10.000 đồng, 20.000 đồng, người 50.000 đồng.

Đến một hôm khi tôi đang mua đồ ăn sáng, chị bán xôi chỉ vào nhóm thanh niên ấy và nói: “Mấy người kia đầu năm học nào cũng tới đây để lừa sinh viên mới ở quê vào. Mấy em cẩn thận!”.

Nghe xong tôi vừa bực vừa thấy chưng hửng vì chút lòng tốt của mình đã bị người ta lợi dụng.

Một lần khác, khoảng 19g, tôi đến nhà sách Nhân Văn trên đường Cách Mạng Tháng Tám [quận 10]. Gần đến cổng nhà sách thì tôi được một cô gái khá trẻ đến chào và tự giới thiệu là học sinh một trường cấp III trong thành phố. Thông qua văn phòng đoàn trường họ tham gia làm tình nguyện viên đi quyên góp tiền để giúp đỡ những người nghèo. Cô ta còn chỉ về phía mấy người đứng gần đó và nói: “Nhóm em có bốn người, được phân công đến đây làm việc”.

Rút kinh nghiệm lần trước, tôi yêu cầu cho xem thẻ hội viên, sau một hồi lăng xăng giả vờ tìm kiếm cô gái cười gượng gạo và bảo tôi thông cảm vì chị trưởng đoàn cầm nhưng chưa tới [?].

“Không có thẻ thì cho chị xin số điện thoại của văn phòng đoàn trường, biết đâu chị cũng muốn tham gia như các em” - tôi gạn hỏi. Thấy tôi có ý làm khó một cô gái đứng cạnh đó làu bàu: “Thích thì quyên góp tiền, không thì thôi, làm gì mà lôi thôi lắm chuyện”.

Khi tôi có nhã ý xin chụp vài tấm hình để viết bài ca ngợi thì nhóm người này từ chối, lập tức tản đi nơi khác với thái độ bực bội, khó chịu.

Chiều hôm trước khi đi qua cổng Trường ĐH Khoa học tự nhiên [quận 5] tôi thấy chiêu lừa gạt này tái diễn. Một nhóm nam nữ còn rất trẻ cũng cầm tăm và sổ đến mời chào học sinh ở các tỉnh lên trung tâm của các trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Sư phạm... để luyện thi đại học làm từ thiện. Và không ít các bạn đã bị lừa.

Số tiền bị lừa có thể không lớn nhưng rất dễ khiến mọi người cảm thấy bực bội và đôi khi trở nên cảnh giác với cả những trường hợp đáng được giúp đỡ.

Chuẩn bị có rất nhiều học sinh, sinh viên từ các tỉnh lên thành phố thi và nhập học. Tôi rất mong các cơ quan chức năng có sự can thiệp để các bạn cũng như người dân thành phố không phải mang cảm giác ấm ức khi biết lòng tốt của mình bị lợi dụng.

Chủ Đề