Bản đồ 201 về đất đai là gì năm 2024

Trong bảng liệt kê: Dòng trên ghi thửa số một, cột diện tích ghi 900m2, cột mục đích sử dụng ghi đất ở. Dòng dưới ghi thửa số hai, cột diện tích ghi 400m2, cột mục đích sử dụng ghi dấu gạch ngang “-” (hiểu là cách viết tắt mang ý nghĩa “giống như dòng trên”).

Tháng 1/2020, gia đình ông Lưỡng làm thủ tục chia thừa kế đất ở, Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh huyện đã trả lại hồ sơ vì cho rằng thửa số hai là đất ao với lý do: Giấy chứng nhận viết không rõ mục đích sử dụng, bản đồ 364 thể hiện là ao, biên bản kiểm tra bản đồ địa chính thể hiện hiện trạng là ao, và đề nghị ông liên hệ với UBND huyện để xem xét giải quyết.

Thửa đất số hai do cha ông để lại, nguồn gốc là đất thổ cư cũ của gia đình (UBND xã và Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh huyện đã xác nhận điều này).

Năm 1982 gia đình ông Lưỡng đã đào để lấy đất đóng gạch, sau đó tận dụng thùng đóng gạch chưa san lấp để thả cá. Do đó tại bản đồ 364, và biên bản kiểm tra bản đồ địa chính thời điểm đó, thửa số hai thể hiện là ao.

Trong hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gia đình ông có Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư, trong đơn ghi rõ: “Làm đơn xin đăng ký quyền sử dụng và xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư với tổng diện tích là 1.300m2” (bao gồm có cả thửa đất số hai). Đơn cũng kê khai thửa số hai đúng hiện trạng là ao thả cá và kê khai nguồn gốc sử dụng là thổ cư cũ.

Đơn này đã được hội đồng xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp xã xem xét, xác nhận thông tin, niêm yết công khai.

Về sổ địa chính và bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gia đình ông Lưỡng đã nhận được thông báo của UBND xã và văn bản trả lời của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh huyện. Theo đó, tại kho lưu trữ ở xã và Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh huyện không có bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và sổ địa chính ghi thông tin của thửa đất này.

Gia đình ông Lưỡng đã đóng đầy đủ thuế nhà đất từ năm 2011 về trước, thuế đất phi nông nghiệp loại đất ở tại nông thôn từ năm 2012. Gia đình ông đã san lấp, xây nhà, sử dụng vào mục đích đất ở, ổn định từ năm 2002 đến nay.

Ông Lưỡng hỏi, vậy căn cứ văn bản pháp luật nào để xác định rõ loại đất cho thửa số hai của gia đình ông.

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Theo phản ánh thì gia đình ông được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào tháng 10/1997. Do đó, việc giải quyết cấp Giấy chứng nhận được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai năm 1993, Quyết định số 201-QĐ/ĐKTK ngày 14/7/1989 của Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý ruộng đất và Thông tư số 302/TT/ĐKTK ngày 28/10/1989 của Tổng cục Quản lý ruộng đất hướng dẫn thi hành quyết định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo hướng dẫn tại mục “2. Nội dung viết trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” Chương “V- Quy định về việc viết Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” của bản Hướng dẫn thi hành quyết định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ban hành kèm theo Thông tư số 302 TT/ĐKTK thì việc thể hiện mục đích sử dụng đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận cho cá nhân như sau:

“Đối với cá nhân: Ghi theo loại ruộng đất đã được xác định cho từng thửa theo sổ địa chính”.

Theo hướng dẫn ghi mục đích sử dụng đất tại Điểm 3 mục “I. Sổ địa chính” của bản quy định mẫu sổ địa chính; sổ mục kê đất; sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sổ theo dõi biến động đất đai ban hành kèm theo Quyết định số 449/QĐ-ĐC ngày 27/7/1995 của Tổng cục Địa chính thì không có ký hiệu loại đất thể hiện là dấu gạch ngang “-” và cũng không có quy định dấu gạch ngang “-” hiểu là cách viết tắt mang ý nghĩa “giống như dòng trên”.

Do đó, việc thể hiện mục đích sử dụng trên Giấy chứng nhận của gia đình ông Lưỡng với ký hiệu gạch ngang “-” là không phù hợp với quy định của pháp luật đất đai.

Để có cơ sở xác định mục đích sử dụng đất của thửa số hai trên Giấy chứng nhận đã cấp cho gia đình ông như phản ánh thì ông cần nghiên cứu các quy định nêu trên và liên hệ với UBND huyện, trên cơ sở hồ sơ cấp Giấy chứng nhận trước đây để được hướng dẫn, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào điểm 1, mục IV của Quyết định số 201-CPngày 1-7-1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước, Tổng cục Quản lý ruộng đất hướng dẫn cách giải quyết các trường hợp sử dụng ruộng đất không hợp pháp, không hợp lý phát hiện trong khi thực hiện công tác đăng ký thống kê ruộng đất và thanh tra sử dụng ruộng đất như sau:

  1. TRƯỜNG HỢP CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT KHÔNG HỢP PHÁP, KHÔNG HỢP LÝ

1. Làm đúng thủ tục, lấy đúng diện tích, sử dụng đúng mục đích nhưng không tiết kiệm đất:

Giải quyết trường hợp này theo tinh thần điều 5 Nghị định 47-CP ngày 15-3-1977. Dùng đất xây dựng hợp lý và tiết kiệm từng mét vuông, cụ thể là:

- Nếu phần đất lãng phí có thể trả lại sản xuất nông nghiệp thì hoán lại ngay.

- Nếu đơn vị đó được phép xây dựng thêm thì bổ sung thiết kế mặt bằng.

- Hoặc bố trí thêm cơ quan khác đến đó sử dụng cho hết đất.

2. Làm đúng thủ tục, lấy đúng diện tích được cấp nhưng sử dụng không đúng mục đích đã quy định trong nhiệm vụ thiết kế:

- Mục C điều 21 Nghị định 47-CP quy định: "đất xin xây dựng vào mục đích nào, phải dùng đúng vào mục đích ấy, khi có sự thay đổi về mục đích dùng đất phải xin phép lại" Điều 6 Nghị định 47-CP và điều 9 Thông tri 224-CT/TW cũng nói rõ điều đó.

- Theo tinh thần điều bổ sung 1 của Chỉ thị 231-TTg ngày 24-4-1974: "đối với những ruộng đất đã được phép cấp để xây dựng cơ bản từ trước, nhưng chưa xây dựng hết phải trả cho sản xuất, không được dùng vào mục đích khác hoặc bỏ hoang hoá".

Đã xây dựng kiên cố và xét thấy đơn vị đang dùng thật cần thiết ở chỗ đó và sử dụng như vậy là tiết kiệm đất thì làm các thủ tục xin thay đổi mục đích sử dụng và phải được cấp có thẩm quyền duyệt y.

- Nếu dùng vào việc cho cán bộ, công nhân hoặc đoàn thể tăng gia cải thiện thì kiên quyết cắt trả lại cho nhà nước để dùng cho đúng chính sách.

3. Làm đúng thủ tục, sử dụng đúng mục đích nhưng lấy quá diện tích được phép:

Phần đất đơn vị lấy quá giấy phép coi như là lấn chiếm. Nghị định 47-CP quy định "... nay nghiêm cấm dùng đất để xây mà không có giấy phép hoặc tự do lấn chiếm bất hợp pháp".

Cách giải quyết:

- Trả lại phần đất lấy quá đó cho sản xuất.

- Nếu thấy rất cần thiết phải xin thêm diện tích, công trình mới hoàn thành được thì đơn vị xin bổ sung để hợp pháp hoá chỗ đất lấy thêm. Nếu cấp có thẩm quyền cho phép thì được sử dụng, nếu không cho rất khoát phải san trả lại cho sản xuất.

4. Tự do lấn chiếm:

Trường hợp này chỉ thỉ 213-TTg ngày 24-9-1974 của Thủ tướng Chính phủ đã ghi "đối với những đất của các nông trường các hợp tác xã nông nghiệp, các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước bị chiếm dụng trái phép thì cơ quan làm chủ ruộng đất phải thu hồi lại, phải quản lý, sử dụng đúng chế độ và chính sách của Nhà nước".

ĐơN vị sử dụng ruộng đát phi pháp phải san lấp như cũ trả lại cho sản xuất và bồi thường mọi tổn thất đối với sản xuất

5. Đơn vị lấy đất nhưng chưa thi công hoặc thi công nhưng sử dụng không hết, bỏ đất hoang:

Thi hành theo điểm b và d điều 21 và vận dụng điều 22 Nghị định 47-CP để xử lý.

Điều 21: b "đất cần thiết cho xây dựng công trình được duyệt cấp 1 lần nhưng khi dùng đất thì phải căn cứ vào kế hoạch xây dựng và tiến độ thi công, cần đến đâu lấy đến đó. Phần đất dự phòng để mở rộng công trình thì được cấp khi thực hiện việc mở rộng". Nơi nào cấp trái điều này và đất ấy chưa xây dựng đến thì tạm thời trả lại để sản xuất và chỉ cấp dần theo tiến độ thi công.

  1. "6 tháng sau khi được cấp giấy phép dùng đất mà đất chưa dùng để xây dựng thì người được cấp không có quyền sử dụng nữa".

Trong trường hợp có lý do, phải xin gia hạn thêm. Cộng chung thời gian cấp đất và các kỳ xin gia hạn không quá 1 năm. Sau 1 năm muốn dùng đất đó để xây dụng thì phải xin phép lại.

6. Mượn đất để sơ tán, làm mặt bằng thi công rồi chiếm hữu luôn để xây dựng kiên cố ở lâu dài:

- Chỉ thị 231-TTg đã quy định: "Đối với ruộng đất bị lấn chiếm, những ruộng đất tạm mượn, tạm cấp làm cơ quan, kho tàng, nhà ở khi sơ tán trong chiến tranh phá hoại nay phải trả lại cho sản xuất nông nghiệp".

- Nếu xét thấy thật cần thiết ở chỗ đó và đất đó không phải là ruộng hoặc đất tốt thì đơn vị sử dụng đất đó làm đơn xin được phép ở lâu dài, nếu cấp có thẩm quyền thì được dùng, nếu không thì phải san lấp như cũ trả lại cho sản xuất.

7. Khi được lệnh di chuyển đi chỗ khác, đơn vị tự ý giao đất cho cơ quan khác hoặc cá nhân sử dụng:

Nguyên tắc không dùng nữa thì trả lại cho Nhà nước (cơ quan cấo đất) để dùng vào việc khác. Người tự ý cho nhượng phải đòi lại đất bàn giao cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh, còn người đang sử dụng ruộngđất đó phải trả lại cho Nhà nước, nếu muốn sử dụng phải làm đầy đủ thủ tục xin phép theo Nghị định 47-CP.

8. Tiền đền bù ruộng đất hợp tác xã:

Cơ quan Nhà nước và xí nghiệp quốc doanh phải thanh toán đầy đủ tiền đền bù; "khoản đèn bù phải được tính toán căn cứ vào nhưng thiệt hại cụ thể về công khai phá, trồng trọt và chi phí để phục hồi lại sản xuất". Cách sử dụng tiền đền bù đó theo tinh thần Nghị định 125-CP ngày 28-6-1971 là dùng để cải tạo, thâm canh, tăng năng suất cây trồng hoặc là để khai hoang mở rộng diện tích canh tác bù vào chỗ đã mất.

9. Đơn vị sử dụng ruộng đất có xin phép những người cấp không có thẩm quyền:

Điểm a: điều 21 Nghị định 47-CP quy định "... nay nghiêm cấm việc cấp đất trưng dụng đất hoặc cấp đất không dùng thẩm quyền, không theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước, hoặc làm dụng chức vụ quyền hạn để làm những việc phi pháp trong việc giải quyết địa điểm, cấp giấy phép dùng đất xây dựng".

Thẩm quyền cấp đất được xác định theo các thời điểm sau đây:

  1. Đối các tỉnh phía Bắc:

- Từ 14-4-1959 đến 14-3-1972: Theo Nghị định số 51-TTg ngày 14-4-1959

- Từ 15-3-1972 đến 30-6-1980: Theo Nghị định số 47-CP ngày 15-3-1972

(Riêng đối với đất trồng trọt thì từ 24-9-1974 đến 30-6-1980 theo Chỉ thị 231-TTg ngày 24-9-1974).

  1. Đối với các tỉnh phía Nam: Từ 20-6-1976 đến 30-6-1980:

Theo thông tư số 02-TT/76 ngày 20-6-1976 của Chính phủ Cộng hoà miền Nam Việt Nam.

  1. Đối với cả nước: Kể từ ngày 1-7-1980 theo Quyết định số: 201-CP ngày 1-7-1980

Trường hợp đơn vị sử dụng đất có xin phép những người cho cấp đã vi phạm những điều quy định về thẩm quyền đất như đã nói tại các văn bản trên. Xử lý như sau:

  1. Người cho cấp đất vượt quyền phải kiểm điểm và tuỳ mức độ sai nặng nhẹ mà xử lý theo kỷ luật hành chính, nếu lợi dụng chức quyền để cho cấp đất trái phép gây tai hại lớn có thể truy cứu trách nhiệm nặng hơn.
  1. Đơn vị sử dụng đất được cho cấp sai quy định phải trả lại đất cho sản xuất.

Nếu xét thấy khổng thể dỡ bỏ công trình, chuyển đi nơi khác thì đơn vị sử dụng ruộng đất phải làm đủ thủ tục để xin hợp pháp hoá, nếu không được duyệt thì phải san lấp như cũ trả đất cho sản xuất.

II. GIẢI QUYẾT CÁC TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT KHÔNG HỢP PHÁP, KHÔNG HỢP LÝ TRONG KHU VỰC KINH TẾ TẬP THỂ VÀ TƯ NHÂN

1. Xã viên, cán bộ, tư nhân lấn chiếm ruộng đất hợp tác xã:

Vận dụng Chỉ thị 231-TTg ngày 24-9-1974 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tri số 224-TT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng đã quy định:

- Tất cả ruộng đất hợp tác xã bị các thành phần tư do lấn chiếm để làm nhà hoặc sản xuất riêng đều phải kiên quyết thu hồi về cho HTX sử dụng.

- Trường hợp đã làm nhà rồi cũng phải dỡ đi, nếu có nhiều khó khăn mà không dỡ được thì trừ vào đất 5% của người lấn chiếm.

- Trên diện tích đó nếu người lấn chiếm chưa nộp thuế, thì phải nộp thuế. Nếu HTX đã nộp thuế thì phải thanh toán lại cho HTX.

2. Tự do khai hoang đất công:

Thông tri số 224-TT/TW hướng dẫn giải quyết.

Cán bộ, xã viên tự do hoặc được Ban quản trị xã cho cấp đất công không đúng chính sách thì nói chung phải trả lại cho xã, HTX. Trên những đất đó nếu họ đã trồng cây cối thì được tính trả công và chi phí sản xuất. Trường hợp đất bị thu hồi không thể sử dụng tập thể được thì có thể cho họ tiếp tục sử dụng đất theo quy định của Quyết định số 318-CP ngày 10-9-1979 nhưng cần lưu ý là ngày để tính miễn thuế đất và nghĩa vụ lương thực là kể từ ngày họ được thu hoạch vụ đầu tiên chứ không phải từ ngày cho tiếp tục sử dụng đất. Nếu họ đã đào ao vượt thổ xây dựng thành cơ ngơi thì có thể để lại cho họ sử dụng nhưng họ phải lấy đất 5% đền lại cho HTX. Trường hợp hộ đó không có đất ở và sản xuất để sinh sống thì phải xử phạt theo qui định của Quyết định 201-CP ngày 1-7-1980 và cho làm thủ tục giấy tờ xin hợp pháp hoá chỗ đất đang sử dụng.

3. Đất 5% chia thừa:

Thông tư số 65-TTg ngày 15-7-1963 đã qui định những HTX để đất 5% gần đủ hoặc quá một ít thì cũng không phải để thêm hoặc rút bớt. Riêng những nơi đã để trên 6% thì kiên quyết sửa lại cho đúng. Việc để đất 5% cho gia đình xã viên căn cứ vào số nhân khẩu lúc vào HTX chứ không căn cứ vào số nhân khẩu hiện nay. Sửa theo tinh thần mới của Điều lệ HTX chi tiết thì việc chia đất 5% cho gia đình xã viên phải tính cả vào đất vườn và ao mà HTX không quản lý.

4. Xã viên, Hợp tác xã dấu ruộng đất để sản xuất riêng:

Chỉ thị 231-TTg đã qui định: "Đối với ruộng đất bị dấu giếm, đơn vị hoặc người sử dụng phải khai báo thật thà, chính quyền địa phương phải kiểm điểm và đưa diện tích vào kế hoạch sản xuất", phần ruộng đất của xã viên dấu thì vừa vận động vừa bắt buộc phải đưa hết vào hợp tác xã.

5. Ruộng đất Hợp tác xã bỏ hoang hoá:

"Đối với ruộng đất đã giao cho đơn vị quản lý sử dụng còn để hoang hoá phải có kế hoạch biện pháp đưa hết vào sản xuất và phải đạt năng suất và sản lượng theo kế hoạch. Trường hợp không sử dụng hết phải cho mượn hoặc giao lại cho Uỷ ban nhân dân địa phương phân phối sử dụng" theo đúng tinh thần qui định của Chỉ thị 231-TTg ngày 24/9/74 và các Quyết định số 318-CP ngày 10/9/1979 số 201-CP 1/7/1980.

6. Sử dụng ruộng đất lãng phí và không hợp lý trong xây dựng cơ bản của hợp tác xã.

Theo Chỉ thị 231-TTg: "Để xây dựng thêm nhà ở, trụ sở cơ quan, trường học, các cơ sở y tế, văn hoá, xã hôi... phải tận dụng đất trong các khu dân cư hoặc đất đã cấp từ trước, nhất thiết không được lấy thêm vào ruộng đất đang canh tác". Nếu đã lấy vào ruộng đất canh tác thì tìm cách chuyển vào trong khu vực thổ cư giải phóng đất để sản xuất.

+ Đối với việc lấy ruộng để làm giao thông thuỷ lợi.

"Việc xây dựng các tuyến giao thông, thuỷ lợi như đường xá, đê đập, kênh mương lớn phải sử dụng mất nhiều diện tích ruộng đất. Vì vậy trong tính toán và xét duyệt quy hoạch cũng như khi thiết kế và thi công hết sức tiết kiệm đất và phải lấy vào các loại đất không dùng được cho sản xuất nông nghiệp. Trường hợp phải lấy vào đất canh tác thì việc xét duệt cấp đất phải theo đúng quy định đã nói ở trên".

"Khi xây dựng tuyến mới để thay thế tuyến cũ ngành giao thông hoặc thuỷ lợi phải cải tạo tuyến cũ thành ruộng đất để trả lại cho sản xuất nông nghiệp".

"Khi lấy đất để đào đắp xây dựng mới hoặc bảo dưỡng các tuyến giao thông hoặc thuỷ lợi, phải hết sức tránh lấy vào đất đang sản xuất. Trường hợp không thể tránh được phải bớt giữ đất mầu lại, lấy xong phải san ủi các thùng đấu, rải đất mầu cho sản xuất. Không làm ảnh hưởng xấu đến ruộng đất đang sản xuất dọc theo các tuyến giao thông, thuỷ lợi".

+ Đối với việc lấy đất để làm gạch ngói: "Ngành xây dựng và các địa phương phải chỉ đạo và tổ chức việc mở rộng việc làm gạch, ngói không nung".

Trường hợp phải làm gạch, ngói nung thì chỉ được lấy ở các đồi, núi, gò, bãi hoang, lấy ở các lòng sông, lòng ao hồ, lòng kênh mương cần khơi sâu, các lạch sông, ngòi không sản xuất được, các đê cần huỷ bỏ, đất cải tạo đồng ruộng, v.v. không được lấy vào đất canh tác.

Những xí nghiệp, lò gạch lớn, nhỏ đang sử dụng đất canh tác để làm gạch, ngói nung, không được phát triển thêm, phải có kế hoạch tìm đất không sản xuất nông nghiệp được để làm gạch, ngói.

Đối với những chân ruộng đã lấy đất làm gạch, ngói, mặt bằng bị phá không sản xuất được, phải san lại thành ruộng để trả lại cho sản xuất, hoặc cải tạo thành ao hồ thả cá".

7. Trường hợp lấy đất quá mức được cấp hợp lệ:

Phần lấy quá mức coi như là tự do lấn chiếm, do đó:

- Thu lại phần lấy quá mức cấp đó cho sản xuất H.T.X.

- Nếu đã xây dựng thành nhà ở thì thì có thể cho sử dụng, nhưng họ phải lấy đất trả cho Hợp tác xã với diện tích bằng diện tích lấy quá mức cấp.

8. Đất cho cấp trái phép:

Chỉ thị 231-TTg quy định:"Đối với ruộng đất đã nhượng, cấp không đúng chính sách, chế độ Nhà nước đã quy định thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phải thu hồi và trả lại cho sản xuất". Thi hành chỉ thị trên, nói chung mọi trường hợp chia cấp không đúng thẩm quyền đều phải kiên quyết thu hồi đất trả lại cho hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Nếu đã lỡ xây dựng cơ ngơi rồi và quả là nhu cầu bức thiết của người sử dụng đất đó thì có thể cho họ tiếp tục sử dụng (nếu không ảnh hưởng xấu đến quy hoạch sản xuất) nhưng họ phải chịu phạt theo quy định của Quyết định 201-CP ngày 1-7-1980 và phải làm đơn xin hợp thức hoá. Nếu vì ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân xung quanh mà cấp có thẩm quyền không cho phép thì cũng phải trả lại đất cho sản xuất.

- Nếu việc cho cấp trái phép có những quan hệ phức tạp bên trong thì xử lý theo Nghị quyết 228.

9. Mua, bán, chuyển nhượng ruộng đất trái phép

Nói chung, tất cả các việc chuyển nhượng, mua bán đất hoặc đất của Hợp tác xã chia cấp không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép và tất cả các việc chuyển nhượng, mua bán đất trước đây thuộc sở hữu tư nhân không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thị thực đêù là trái phép. Riêng đối với các tỉnh phía Nam, kể từ sau ngày 5-3-1975 ban hành Nghị định số 01-ND/75 của Chính phủ miền Nam Việt Nam, tất cả mọi việc mua, bán, chuyển nhượng ruộng đất giữa các tư nhân với nhau, dù là có được chính quyền địa phương thị thực, đều là trái phép. Xử lý các trường hợp này như sau:

--Đối với đất trước thuộc sở hữu tư nhân , hai bên mua bán trả lại cho nhau , nhười có đất lấy lại đất , người có tiền lấy lại tiền . Trường hợp người có đất không thể trực tiếp sử dụng đất hoặc không có người thừa kế sử dụng thì phải giao lại đất cho nhà nước để phân phối sử dụng theo qui định của quyết định số 201 -CP ngày 1-7-1960

- Đối với đất công, Nhà nước thu hồi đất của người mua và người bán phải trả lại tiền cho người mua.

- Nếu người mua đất thực sự không có đất để ở hoặc không có đất để làm ăn sinh sống, thì có thể cho họ tiếp tục sử dụng (nếu Nhà nước thu hồi đất của người bán) và Uỷ ban nhân dân huyện quyết định giao cho họ đất đang sử dụng.

10. Tranh chấp ruộng đất trong nội bộ nông dân ở các tỉnh phía Nam được giải quyết theo nghị quyết số 254-NQ/TW ngày 15-7-1976 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 235-CT/TW ngày 20-9-76 của Ban Bí thư Trung ương Dảng.

III. GIẢI QUYẾT CÁC TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT KHÔNG HỢP PHÁP, KHÔNG HỢP LÝ TRONG KHU VỰC NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH LÂM TRƯỜNG, TRẠM TRẠI

1. Công nhân, cán bộ trong biên chế cũng như đã về hưu, mất sức tự do lấn chiếm đất đai của nông trường, lâm trường, trạm trại để làm nhà và sản xuất:

Theo tinh thần Chỉ thị 23-TTg thì: "Đối với ruộng đất của các nông trường, lâm trường, trạm trại bị chiếm dụng trái phép thì cơ quan làm chủ ruộng đất phải thu hồi lại, phải quản lý và sử dụng theo đúng chế độ, chính sách Nhà nước".

Nông trường, lâm trường và trạm trại phải qui hoạch lại các khu dân cư cho cán bộ, công nhân trong biên chế cũng như đã về hưu, mất sức. Nông trường, lâm trường chưa xây dựng được nhà ở thì chia đất cho công nhân làm nhà theo thiết kế của khu vực, diện tích để cho mỗi hộ làm nhà ở và những công trình cần thiết, không cấp đất làm vườn.

- Những cá nhân nào làm nhà vào đất nông trường, lâm trường, trạm trại đang sản xuất làm ảnh hưởng không tốt tới sản xuất của nông trường, lâm trường, trạm trại hoặc đất đó nằm trong kế hoạch khai hoang của nông trường, lâm trường, trạm trại phải đưa ngay vào khu thổ cư đã qui định.

- Phải đưa ngay vào khu thổ cư đã qui định sẵn những hộ lẻ tẻ xen vào đồng ruộng gây khó khăn cho quản lý ruộng đất cũng như bảo vệ sản phẩm của nông trường, lâm trường.

- Những trường hợp cá nhân nào đã làm vào đất hoang rậm của nông trường, lâm trường, trạm trại mà chưa có kế hoạch khai hoang ngay, thấy chưa gây ảnh hưởng xấu tới quản lý sản xuất và sản phẩm... thì trước mắt có thể để cho họ ở chỗ cũ và không được tiếp tục mở rộng ra. Nông trường, lâm trường sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể của mình mà quy định cho mỗi hộ một số diện tích nhất định thật cần thiết để ở. Chỗ còn lại nếu nông trường, lâm trường không có khả năng sử dụng thì để cho những gia đình đó tiếp tục sử dụng theo quy định của Quyết định số 318-CP ****** về chính sách khuyến khích tận dụng đất nông nghiệp.

2. Đất tăng gia riêng của các đoàn thể (công đoàn, thanh niên, tự vệ...)

Tất cả các ruộng đất của các đoàn thể tự khai hoang hoặc đất thuộc đát nông trường, lâm trường cho cấp để sản xuất riêng gây quỹ thì nay đều phải thu hồi giao lại cho nông trường sản xuất theo kế hoạch nhà nước.

3. Đất lãng phí trong xây dựng cơ bản:

- Các công trình không còn tác dụng thì phải cải tạo bề mặt trả lại cho sản xuất.

- Những diện tích dành cho xây dựng nhưng không sử dụng hết hoặc bỏ hoang thì nông trường, lâm trường, trạm trại phải có kế hoạch đưa vào sản xuất ngay.

- Trụ sở nông trường, lâm trường, trạm trại cũng như các đội sản xuất ruộng quá rộng thì cũng phải thu gọn lại giải phóng đất cho sản xuất.

4. Các hộ tư nhân, hợp tác xã, cơ quan, xí nghiệp nhà nước bên ngoài lán chiếm vào đất đai nông trường, lâm trường, trạm trại:

Theo tinh thần Chỉ thị 231-TTg tất cả những đất đai trong nông trường, lâm trường, trạm trại bị chiếm dụng một cách trái phép cũng như được cho cấp trái chính sách đều phải thu hồi lại toàn bộ đưa vào sản xuất của nông trường, lâm trường, trạm trại và có kế hoạch đưa hết vào sản xuất, phải đạt năng suất và sản lượng cao theo kế hoạch. Trường hợp không sử dụng hết phải giao lại cho Uỷ Ban Nhân Dân địa phương phân phối sử dụng, không được bỏ đất hoang hoá.

5. Giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai giữa trạm trại, nông trường, lâm trường, hợp tác xã ở xen kẽ và tiếp giáp nhau:

Giải quyết theo tinh thần Chỉ thị số 14-TTg ngày 3-2-1962 và Thông tư số 31-TTg ngày 24-4-1963. Thông tư liên bộ Nội Vụ Nông Trường số 32-TT/LB ngày 23-11-1964, Uỷ Ban Nhân Dân các cấp và các ngành tích cực giải quyết tốt vấn đề tranh chấp đất đai còn tồn tại. Nếu xét thấy hợp lý có lợi cho cả hai bên, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh có thể chấn chỉnh, phân bổ lại ruộng đất sau khi đã bàn bạc thống nhất với Bộ Nông nghiệp (nếu nông trường, trạm trại nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp quản lý) và với Bộ Lâm nghiệp (nếu là lâm trường, trạm trại lâm nghiệp thuộc Bộ Lâm nghiệp quản lý).

Do không thể hướng dẫn cách giải quyết được hết đối với mọi trường hợp sử dụng đất đai không hợp pháp, không hợp lý, nên Tổng Cục Quản Lý Ruộng Đất yêu cầu Uỷ Ban Nhân Dân các địa phương căn cứ vào bản hướng dẫn này và các văn bản đã hướng dẫn trên đây, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể của địa phương, của từng người mà giải quyết cho sát với từng trường hợp cụ thể cho có lý, có tình, bảo đảm đoàn kết nông thôn và phát triển sản xuất theo hướng tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.

Về thẩm quyền giải quyết các trường hợp sử dụng đất không hợp pháp, không hợp lý. Tổng Cục Quản Lý Ruộng Đất hướng dẫn như sau:

- Xử lý những sai trái về ruộng đất trong hợp tác xã của xã viên và Ban Quản Trị, Ban Quản Trị, Ban Kiểm Soát dự kiến cách sửa đưa ra đại hội xã viên hoặc đại hội đại biểu xã viên bàn bạc, Uỷ Ban Nhân Dân xã xét và đề nghị Uỷ Ban Nhân Dân huyện quyết định.

- Xử lý những sai trái của các công dân khác không thuộc Hợp tác xã quản lý thì Uỷ Ban Nhân Dân xã, thị trấn xét và đề nghị Uỷ Ban Nhân Dân huyện quyết định.

- Xử lý những sai trái của cán bộ, công nhân, người về hưu trong nông trường, lâm trường... do Giám Đốc Nông Trường, Lâm Trường phối hợp với Uỷ Ban Nhân Dân thị trấn xét và đề nghị Uỷ Ban Nhân Dân huyện quyết định.

- Xử lý những sai trái của các cơ quan, chuyên môn và các xí nghiệp... thuộc quyền quản lý của Uỷ Ban Nhân Dân cấp nào do Uỷ Ban Nhân Dân cấp ấy xét quyết định.

- Xử lý những sai trái của Uỷ Ban Nhân Dân cấp dưới thì Uỷ Ban Nhân Dân cấp trên trực tiếp quyết định.

- Đối với việc thu hồi đất thì cấp nào có quyền giao đất cấp ấy có quyền thu hồi ... Cơ quan quản lý ruộng đất cũng có thẩm quyền thu hồi đất nếu được uỷ nhiệm.

Phương châm chung là kiên quyết bảo vệ đất canh tác, bảo vệ chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh thu hồi ruộng đất sử dụng sai chính sách nhưng khi giải quyết cụ thể phải lâý việc giáo dục, vận động người làm sai tự trả lại đất là chính. Đồng thời phải cưỡng bức, bắt buộc những người làm sai mà không chịu sửa phải sửa theo đúng chính sách của Nhà nước.

Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn gì không giải quyết được, yêu cầu các địa phương phản ánh kịp thời lên Tổng Cục Quản Lý Ruộng Đất.