Bạn nằm đi xe đạp từ nhà đến trường, chuyển động của bạn Nam là chuyển động như thế nào

Bạn Việt đi xe đạp đến trường theo đường thẳng như hình vẽ. Khi đến quán báo, bạn sực nhớ đã quên một cuốn sách ở nhà nên quay về nhà lấy sách rồi lại đạp xe đến trường.

Quãng đường mà Việt đi được khi đến trường là

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ LỚP 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [378.27 KB, 14 trang ]

PHẦN 1: CƠ HỌC
CHỦ ĐỀ 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ
LÝ THUYẾT
1] Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
- Để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên, người ta dựa vào vị
trí của vật đó so với vật được chọn làm mốc [vật mốc]
- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác được gọi
là chuyển động cơ [gọi tắt là chuyển động]

Chuyển động cơ
2] Tính tương đối của chuyển động và đứng yên
Một vật có thể chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên đối với
vật khác
3] Phân biệt chuyển động theo hình dạng quỹ đạo
- Đường mà một vật vạch ra trong không gian khi chuyển động được
gọi là quỹ đạo chuyển động của vật
- Tùy theo hình dạng quỹ đạo, người ta phân biệt chuyển động thẳng và
chuyển động cong. Chuyển động tròn là một trường hợp của chuyển
động cong
BÀI TẬP
Bài 1: Một đoàn tàu lửa đang chuyển động, tàu lửa đang chuyển động so
với vật mốc nào sau:
a] Cột điện bên đường b] Người lái tàu
c] Nhà ga
Bài 2: Hai hành khách A, B cùng ngồi trên một ô tô đang vào bến xe.
Người C đang đứng trong bến chờ ô tô vào bến. Hỏi:
a] So với người nào thì hai hành khách A, B này chuyển động? Với
người nào thì đang đứng yên?
b] Người C đang chuyển động so với ai? Đứng yên so với gì?
1



Bài 3: Khi đang đứng trên cầu nối giữa hai bờ sông rộng nhìn xuống
dòng nước lũ đang chảy rất mạnh, ta thấy như cầu bị “trôi” ngược lại. Hãy
giải thích vì sao ta lại có cảm giác đó?
Bài 4: Bạn An và bạn Hùng đứng ở bên đường nhìn một chiếc xe buýt
đang chuyển động trên đường. Trên xe chỉ có một người lái xe. An nói:
“Người lái xe đang chuyển động”, Hùng nói: “Không đúng, người lái xe
đang đứng yên”. Theo em ai đúng, ai sai? Tại sao?
Bài 5: Hiện nay ta đều biết trái đất quay quanh mặt trời. Nhưng người ta
thường nói: “Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây”. Vì sao lại có quan
niệm như vậy?
Bài 6: Em hãy cho biết các trường hợp sau, vật chuyển động theo quỹ
đạo nào:
a] Chuyển động của đầu kim đồng hồ
b] Chuyển động của một quả táo đang rơi
c] Chuyển động của một viên đạn đang được bắn ra từ nòng súng theo
phương song song với Mặt Đất
d] Chuyển động của đầu cánh quạt đang hoạt động
e] Chuyển động của một chiếc lá rơi trong không khí
Bài 7: Một ô tô đang chuyển động trên đường. Người lái ô tô ngồi trong
cabin, người đứng bên đường, cột điện bên đường và ô tô đang chuyển động
hay đứng yên so với:
a] Người đứng bên đường
b] Người lái ô tô
c] Mặt đường
Bài 8: Theo câu chuyện về người lái tàu thông minh và quả cam. Vào năm
1935, trên chặng đường sắt nối giữa hai ga En-nhi-cốp và O-li-san-tra thuộc
nước Nga, anh lái tàu Boóc-xép phát hiện ra từ xa một dãy các toa tòa phía
trước tuột mốc nối, đang lăn ngược về phía mình do tụt dốc. Thật nguy hiểm
nếu dãy toa kia băng xuống dốc lao thẳng vào vào đoàn tàu của anh

Lúc đó anh liền hãm tàu mình lại rồi cho tàu chạy lùi, nhanh dần cho
tới khi nhanh bằng các toa tàu đang tụt dốc. Nhờ vậy, anh đã đón cả
dãy toa kia áp sát tàu mình một cách an toàn
Em hãy giải thích cơ sở khoa học của cách xử lý thông minh của người
lái tàu Boóc-xép
Bài 9: Một người ngồi trên một ô tô đang chạy trên một con đường, nhìn
thấy hai hàng cây ven đường chạy ngược chiều với ô tô. Hãy giải thích tại
sao?
2


Bài 10: Khi trời mưa không có gió nhưng các giọt mưa rơi theo phương
xiên hướng vào phía trước cửa kính của các ô tô. Hãy giải thích tại sao?
CHỦ ĐỀ 2: TỐC ĐỘ
LÝ THUYẾT
1] Chuyển động nhanh, chậm và sự phụ thuộc vào thời gian, quãng
đường
- Trên cùng một quãng đường, vật chuyển động càng nhanh khi thời
gian chuyển động càng ngắn
- Vật cũng chuyển động càng nhanh khi quãng đường đi được trong
một giây càng lớn
2] Tốc độ
- Tốc độ cho biết độ nhanh chậm của vật chuyển động, đo bằng quãng
đường vật đi được trong một đơn vị thời gian
- Công thức tính tốc độ:
s là quãng đường vật đi được trong thời gian t
Đơn vị đo của tốc độ là mét trên giây [m/s]
- Đổi đơn vị:

[km/h]


[m/s]

[m/s]

[km/h]

BÀI TẬP
Bài 11: Một đoàn tàu chuyển động trong thời gian 2 giờ đi được quãng
đường dài 170 km. Tính vận tốc của đoàn tàu ra km/h và m/s
Bài 12: Hai chiếc xe đạp chuyển động đều. Xe thứ nhất đi được 10 km trong
30 phút, xe thứ hai có đi được 12 km trong 40 phút. Xe nào chạy nhanh
hơn? Tại sao?
Bài 13: Một vật chuyển động trên đoạn đường dài 50m. Trên nửa đoạn
đường đầu nó đi với vận tốc 5 m/s, nửa đoạn đường còn lại đi với vận tốc 3
m/s. Tính thời gian vật chuyển động trên cả quãng đường
Bài 14: Hai người đi xe đạp. Người thứ nhất đi quãng đường 540 m hết 1,5
phút, người thứ hai đi 72 km trong 0,5 giờ
a] Người nào đi nhanh hơn? Tại sao?
b] Hai người này xuất phát cùng một lúc và đi cùng chiều thì sau 15
phút, hai người cách nhau bao nhiêu km?
3


Bài 15: Một bánh xe ô tô có bán kính 30 cm. Khi xe chạy với vận tốc
60km/h thì số vòng quay của mỗi bánh xe trong 1 giờ là bao nhiêu? Biết
Bài 16: Hai bến M, N cùng ở bên một bờ sông và cách nhau 150 km. Nếu ca
nô đi xuôi dòng từ M đến N thì mất 4h. Nếu ca nô chạy ngược dòng từ N về
M với lực kéo của máy như khi xuôi dòng thì thời gian chạy tăng thêm 1h
a] Tìm vận tốc của ca nô, của dòng nước?

b] Tìm thời gian ca nô tắt máy đi từ M đến N?
Bài 17: Hai vật xuất phát cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 150
m. Vật 1 đi từ A về B với vận tốc 3 m/s. Vật 2 chuyển động từ B về A. Biết
sau 30 s thì hai vật gặp nhau. Tính tốc độ của vật 2
Bài 18: Hai bạn Hùng và Phúc ở chung một nhà và cùng đi từ nhà đến
trường. Hùng đi trước với vận tốc 10 km/h. Phúc đi sau Hùng 6 phút với vận
tốc 12 km/h và tới trường cùng lúc với Hùng
a] Quãng đường từ nhà đến trường dài bao nhiêu km?
b] Thời gian Phúc đi từ nhà đến trường là bao nhiêu
CHỦ ĐỀ 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
LÝ THUYẾT
1] Liên hệ giữa chuyển động đều, không đều với tốc độ
- Chuyển động đều là chuyển động có tốc độ không thay đổi theo thời
gian
- Chuyển động không đều là chuyển động có tốc độ thay đổi theo thời
gian

2] Tốc độ trung bình của chuyển động không đều
Tốc độ trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng
đường được tính bởi công thức:
vtb =
s là quãng đường đi được và t là thời gian để đi hết quãng đường đó
4


Đơn vị của tốc độ trung bình là m/s hoặc km/h
BÀI TẬP
Bài 19: Một ô tô đi từ thành phố Hồ Chí Minh ra Nha Trang
a] Chuyển động của ô tô là chuyển động đều hay không đều? Tại sao?
b] Nói ô tô chuyển động từ thành phố Hồ Chí Minh ra Nha Trang với

vận tốc 50km/h là nói vận tốc nào?
Bài 20: Một số ý kiến cho rằng: “ khi quỹ đạo chuyển động của vật không
phải đường thẳng thì chuyển động của vật không phải là chuyển động đều”.
Theo em, ý kiến này đúng hay sai? Tại sao?
Bài 21: Một bạn học sinh đạp xe từ nhà đến trường với quãng đường dài
5km phải đi hết 15 phút
a] Chuyển động của bạn học sinh này là chuyển động gì?
b] Tính vận tốc trung bình của bạn học sinh đi từ nhà đến trường
Bài 22: Một người đi xe đạp chuyển động trên đoạn đường AB dài 2,5 km
hết 30 phút . Sau đó lại đi tiếp lên một con dốc BC dài 1 km hết 45 phút.
Hãy tính vận tốc của người đi xe đạp khi đi trên đoạn AB, BC và AC
Bài 23: Một vật chuyển động không đều. Biết vận tốc trung bình của vật
trong 1/3 thời gian đầu bằng 36m/s trong thời gian còn lại bằng 24m/s. Tính
vận tốc trung bình của vật trong suốt thời gian chuyển động
Bài 24: Một ô tô chuyển động trên chặng đường gồm ba đoạn liên tiếp cùng
chiều dài. Đoạn đường đầu AB vận tốc xe v1 = 48m/s; trên đoạn đường thứ
hai BC với vận tốc của xe v2 = 36m/s; trên đoạn đường thứ ba CD với vận
tốc của xe v3 = 24m/s. tính vận tốc trung bình của ô tô cả chặng đường đi
được AD
Bài 25: Một ô tô chuyển động trên một đoạn đường dài 156km với vận tốc
trung bình 52km/h. Nửa thời gian đầu ô tô đi với vận tốc 60km/h. Tính vận
tốc trung bình của ô tô trong nửa thời gian còn lại
Bài 26:Một vận động viên đua xe đạp địa hình trên chặng đường AB gồm 3
đoạn: đường bằng, leo dốc và xuống dốc. Trên đoạn đường bằng, xe chạy
với vận tốc 48km/h trong 20 phút. Trên đoạn leo dốc xe chạy hết 30 phút,
xuống dốc hết 15 phút. Biết vận tốc trung bình khi leo dốc bằng 1/3 vận tốc
trên đường bằng; vận tốc xuống dốc gấp bốn lần vận tốc leo dốc. Tính độ
dài của cả chặng đường AB
Bài 27: Ô tô đang chuyển động với vận tốc 54km/h, gặp một đoàn tàu đi
ngược chiều. Người lái xe thấy đoàn tàu lướt qua trước mặt mình trong thời

gian 3s. Biết vận tốc của tàu là 45km/h
5


a] Tính chiều dài của tàu
b] Nếu ô tô chuyển động đuổi theo đoàn tàu thì thời gian để ô tô vượt
qua hết đoàn tàu bao nhiều? Coi vận tốc tàu và ô tô không đổi
Bài 28: Một người đi từ A đến B với quãng đường là S. Trên nửa quãng
đường đầu người này đi với vận tốc 20km/h. Trên nửa quãng đường còn lại
người này đi với vận tốc 30km/h. Hãy tính vận tốc trung bình của người
này đi hết quãng đường S
Bài 29: Hai thành phố A và B cách nhau 30km. Lúc 8 giờ, từ A bạn An chạy
xe gắn máy với vận tốc trung bình là 40km/h và từ B bạn Bình chạy xe đạp
với vận tốc 15km/h để gặp nhau
a] Hai người gặp nhau lúc mấy giờ? Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu
km?
b] Nếu bạn An xuất phát lúc 9 giờ thì hai bạn An và Bình gặp nhau lúc
mấy giờ và cách A bao nhiêu km?
Bài 30: Bằng đi xe gắn máy từ tỉnh A đến tỉnh B dự tính mất 3 giờ. Nhưng
sau khi đi được quãng đường thì Bằng tăng vận tốc thêm 4km/h nên về đến
B sớm hơn dự tính 15 phút
a] Tính vận tốc trung bình ban đầu mà Bằng đi được
b] Tính quãng đường AB
c] Nếu sau khi xuất phát từ A được 1 giờ, Bằng dừng lại nghỉ 10 phút
để đổ xăng. Trên đoạn đường còn lại Bằng đi với vận tốc trung bình là
bao nhiêu để đến B đúng với thời gian dự tính?
Bài 31: Một người đi xe ô tô trên quãng đường dài AB. Trong thời gian đầu,
người đó đi trên quãng đường S1 với vận tốc 32km/h. Trên quãng đường còn
lại, người đó đi quãng đường đầu với vận tốc là 60km/h và trong quãng
đường cuối ô tô đi với vận tốc v3. Biết vận tốc trung bình mà ô tô đi trên cả

quãng đường AB là 48km/h. Tính v3?
Bài 32: Một ca – nô đi xuôi dòng nước từ điểm A đến điểm B mất thời gian
là 30 phút. Nếu đi ngược dòng từ B về A mất hết 45 phút. Nếu ca-nô tắt máy
trôi theo dòng nước từ A đến B thì mất thời gian bao lâu? Biết vận tốc ca-nô
so với dòng nước và của dòng nước so với bờ sông là không đổi
Bài 33: Một người đi xe máy từ thành phố Hồ Chí Minh đến Bến Tre. Trong
nửa quãng đường đầu, người
đó đi với vận tốc trung bình 30km/h. Trên quãng đường còn lại, trong nửa
thời gian đầu người đó đi với vận tốc trung bình 20km/h. Và sau đó đi với
vận tốc trung bình 24km/h. Biết thời gian đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến
6


Bên Tre là 3 giờ. Tính quãng đường mà người đó đi từ thành phố Hồ Chí
Minh đến Bến Tre
Bài 34: Một con thuyền đi xuôi dòng từ A đến B cách nhau 25km. Tới B,
thuyền này dừng lại đón một khách mất 15 phút, rồi lại đi ngược dòng từ B
về A. Biết vận tốc thuyền đối với dòng nước là 27,5km/h. Vận tốc của dòng
nước so với bờ sông là 2,5 km/h. Tính tổng thời gian thuyền đi và về giữa
hai bến A và B
Bài 35: Một chiếc thuyền chuyển động dọc theo một bờ sông từ bờ A đến B.
Vận tốc của thuyền trên dòng nước là v 1, vận tốc của dòng nước là v [v

Chủ Đề