Bản tường trình bài thực hành 2 hóa học 8 năm 2024

- Giải thích: Do khí amoniac từ bông đã di chuyển theo các phân tử không khí trong bình, tới giấy quỳ thì làm giấy quỳ hoá xanh.

2. Thí nghiệm 2:

- Hiện tượng:

+ Ở cốc 1, sau khi khuấy thì cốc nước có màu tím.

+ Ở cốc 2, chỉ có những chỗ có thuốc tím thì có màu tím, nhưng để lâu thì hết cốc nước sẽ có màu tím.

- Giải thích:

+ Ở cốc 1 là do khi khuấy thì các phân tử nước chuyển động mang theo các phân tử thuốc tím làm cốc có màu tím.

+ Ở cốc 2 là do khi để yên thì các phân tử nước chuyển động chậm nên phải chờ lâu nên cốc nước mới có màu tím.

II. Bản tường trình thí nghiệm sự lan tỏa của chất

1. Phần đánh giá

Nhận xét

Điểm

Thao tác TN

(3đ)

Kết quả TN

(2đ)

Nội dung tường trình (3đ)

Chuẩn bị dụng dụ, vệ sinh

(2đ)

Tổng số

(10 đ)

2. Nội dung thí nghiệm

  1. Thí nghiệm 1. Sự lan tỏa của amoniac

- Dụng cụ hóa chất:

+ Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, nút cao su, giá để ống nghiệm

+ Hóa chất: amoniac, quỳ tím tẩm nước, bông thấm dung dịch amoniac.

- Cách tiến hành:

+ Thử tính chất của NH3với giấy quỳ tím ẩm trước (NH3 làm quỳ tím chuyển sang màu xanh)

+ Bỏ một mẩu giấy quỳ tìm đã tẩm nước vào gần đáy ống nghiệm. Lấy nút bông có được tẩm dung dịch amoniac. Đậy ống nghiệm.

- Hiện tượng: Sau một thời gian thấy quỳ tím chuyển sang màu xanh

- Giải thích: Từ bông tẩm dung dịch amoniac, khí amoniac bay ra di chuyển theo các phân tử không khí trong bình tới mẩu giấy quỳ tím làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

  1. Thí nghiệm 2. Sự lan tỏa của kali penmanganat (thuốc tím) trong nước.

- Dụng cụ hóa chất:

+ Dụng cụ: cốc thủy tinh, đũa thủy tinh

+ Hóa chất: nước, kalipenmanganat (thuốc tím)

- Cách tiến hành:

+ Bỏ một ít mảnh vụn tinh thể thuốc tím vào cốc nước (1), khuấy đều cho tan hết.

+ Lấy một lượng thuốc tím như trên bỏ vào vào cốc nước (2). Cho từ từ, rơi từng mảnh. Để yên cốc (2) không khuấy.

+ Quan sát sự đổi màu của nước ở những chõ có thuốc tím. So sánh màu nước hai cốc.

- Hiện tượng:

+ Ở cốc 1: Sau khi dùng đũa thủy tinh khuấy đều, nước trong cốc có màu tím.

+ Ở cốc 2: Khi thả từng chút thuốc tím xuống cốc nước, chỉ những chỗ có thuốc tím có màu tím, nhưng để một thời gian thì cốc nước cũng có màu tím.

- Giải thích:

+ Ở cốc 1 do khi khuấy thì các phân tử nước chuyển động mang theo các phân tử thuốc tím làm cốc nước có màu tím.

+ Ở cốc 2 là do khi để yên thì các phân tử nước chuyển động chậm nên phải chờ lâu nên cốc nước mới có màu tím.

Cách 2: Bản tường trình thí nghiệm sự lan tỏa của chất

Mô tả những gì quan sát được ở mỗi thí nghiệm và giải thích.

Thí nghiệm 1:

Giấy quỳ tím ẩm sau một thời gian ngắn thì nó chuển sang màu xanh. Tại vì do amoniac có sự lan toả khí. Lúc đầu amoniac có sự lan toả khí ít sau đó amniac có sự lan toả khí nhanh dần cho nên làm cho giấy quỳ tím ẩm dần chuyển sang màu xanh.

Thí nghiệm 2:

– Ở cốc 1: thuốc tím tan nhanh, chất lảng có màu tím.

– Ở cốc 2: thuốc tím tan từ từ, tan chậm. Nước dần dần chuyển sang màu tím.

Giải thích:

– Cốc 1: thuốc tím lan toả nhanh vì ở trạng thái lỏng các hạt nguyên tử ở gần sát nhau và chuyển động truợt lên nhau cho nên khi ta khuất đều thi thuốc tím và phân tử của nước nằm xen kẽ nhau với một thời gian nhanh và nó chuyển sang màu tím cũng rát nhanh.

– Ở cốc 2: thì các nguên tử của thuốc tím không được khuấy hay chạm vào nên nguên tử thuốc tím phải từ từ len lõi qua kẽ hỡ của phân tử nuớc.

Trên là kết quả bài 7 bài thực hành 2 sự lan tỏa của chất chương 1 hóa học lớp 8. Nhận biết được phân tử là hạt hợp thành của hợp chất và đơn chất phi kim. Rèn kỹ năng sử dụng 1 số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

  • B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : HS cần biết được mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm sau:

-Pha chế dung dịch (đường, natri clorua) có nồng độ xác định.

-Pha loãng 2 dung dịch trên để thu được dung dịch có nồng độ xác định.

2. Kĩ năng :

-Tính toán được lượng hóa chất cần dùng.

-Cân, đo được lượng dung môi, dung dịch, chất tan để pha chế được một khối lượng hoặc thể tích dung dịch cần thiết.

-Viết tường trình thí nghiệm.

3. Thái độ : cẩn thận, kiên trì, có tính làm việc tập thể

4. Năng lực cần hướng tới

- Năng lực thực hành

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học

II. TRỌNG TÂM:

Biết pha chế hoặc pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước.

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên :

+ Hoá chất: đường, (C12H22O11), NaCl, nước

+ Dụng cụ: Cân, ống đong, cốc thuỷ tinh dung tích 100mi, 250ml, đũa thuỷ tinh, giá thí nghiệm

2. Học sinh : máy tính, bảng tường trình ghi sẵn các bước tiến hành

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định trật tự, kiểm tra bài cũ

Bỏ qua kiểm tra bài cũ

2. Tiến trình thực hành :

GIÁO VIÊN HỌC SINH

Thí nghiệm 1 : Pha chế 50g dung dịch đường có nồng độ 15%.

? Muốn pha chế một dung dịch chúng ta cần có các yếu tố nào?

? Hãy nêu cách tính mct và mdmôi từ dung dịch có C% ?

? Hãy tính mđường và mnước ? nêu cách pha chế ?

? Dùng dụng cụ và hoá chất pha chế dung dịch trên ?

Thí nghiệm 2 : Pha chế 100ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,2M?

? Hãy nêu công thức tính nồng độ CM ?

? Muốn pha chế dd có nồng độ M thì cần các yếu tố nào

? Tìm mNaCl theo yêu cầu thí nghiệm ?

? Dùng dụng cụ và hoá chất pha chế dung dịch trên ?

Thí nghiệm 3: Pha chế 50g dung dịch đường 5% từ dung dịch đường có nồng độ 15% ở trên ?

? Khi pha loãng thì khối lượng chất tan như thế nào ?

? Từ số liệu trên, hãy tính mdd đường 15% ? Hãy tính mnước phải thêm vào để thu được 50g dung dịch ?

? Dùng dụng cụ và hoá chất pha chế dung dịch trên ?

Thí nghiệm 4 : Pha chế 50ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,1M từ dung dịch NaCl có nồng độ 0,2M ở trên ?

? từ các số liệu trên hãy tính số mol của chất tan? Từ đó tính thể tích dung dịch NaCl 0,2M

? Dùng dụng cụ và hoá chất pha chế dung dịch trên ?

Thí nghiệm 1 :

- Tính toán: theo hướng dẫn của GV

+ mctan, mdmôi (nước )

+ mct = ; mnước = mdd – mct

+ HS tính toán và nêu cách pha chế

- Pha chế: dùng dụng cụ và hoá chất để pha chế dung dịch.

Thí nghiệm 2 :

- Tính toán: HS tính toán theo hướng dẫn GV

+ CM = n/ V

+ Khối lượng chất tan m = n.M

- Pha chế: dùng dụng cụ và hoá chất để pha chế dung dịch.

Thí nghiệm 3 :

- Tính toán: hướng dẫn theo của GV

+ không thay đổi

+ tính mct → mdd 15% = mct. 100% / C%

+ mnước = mdd – mctan

- Pha chế: dùng dụng cụ và hoá chất để pha chế dung dịch.

Thí nghiệm 4 :

- Tính toán: theo hướng dẫn của GV

+ tìm số mol chất tan , thể tích dung dịch 0,2M

- Pha chế: dùng dụng cụ và hoá chất để pha chế dung dịch.

3. Dọn vệ sinh

4. Viết tường trình :

- Thu bài tường trình.

- Nhận xét buổi thí nghiệm:

+ Sự chuẩn bị của HS

+ Ý thức và thái độ của các nhóm HS trong buổi thực hành.

+ Kết quả buổi thực hành.

BÀI TƯỜNG TRÌNH BÀI THỰC HÀNH SỐ 7

Họ và tên: .......................................

Ngày thực hành:

Lớp: 8

TT

Nội dung TN

Tính toán

Pha chế

Điểm

1 Pha chế 50g dung dịch đường có nồng độ 15%.

Khối lượng chất tan cần dùng là: m = 15.50/100 = 7,5 gam.

Khối lượng nước:

m = 50 – 7,5 = 42,5g

Cân 7,5g đường khan cho vào cốc có dung tích 100ml, khuấy đều với 42,5 g nước, được dd đường 15%

2

Pha chế 100ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,2M?

Số mol chất tan (NaCl) cần dùng là: n = 0,2.0,1 = 0,02 mol.

Khối lượng NaCl là:

0,02.58,5 = 1,17 gam

Cân 1,17g NaCl khan cho vào cốc chia độ. Rót từ từ nước vào cốc và khuấy đều cho đến vạch 100ml, được 100ml dd NaCl 0,2M

3

Pha chế 50g dung dịch đường 5% từ dung dịch đường có nồng độ 15% ở trên

Khối lượng chất tan (đường) có trong 50g dd đường 5% là m = 5.50/100 = 2,5 gam.

Khối lượng dd đường 15% có chứa 2,5g đường là

m = 100.2,5/15 = 16,7g

Khối lượng nước cần dùng là: 50 – 16,7 = 33,3 gam

Cân 16,7 g dung dịch đường 15% cho vào cốc có dung tích là 100ml. Thêm 33,3g nước (hoặc 33,3ml) vào cốc, khuấy đều, được 50g dung dịch đường 5%

4

Pha chế 50ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,1M từ dung dịch NaCl có nồng độ 0,2M ở trên

Số mol chầt tan (NaCl) có trong 5oml dung dịch 0,1M cần pha chế là:

n = 0,1. 0,05 = 0,005 mol

Thể tích dung dịch NaCl 0,2M trong đó có chứa 0,005mol NaCl là:

V = 0,005/0,2 = 0,025 lít hay 25ml

Đong 25ml dung dịch NaCl 0,2M cho vào cốc chia độ. Rót từ từ nước vào cốc đến vạch 50ml. Khuấy đều, được 50ml dung dịch NaCl 0,1M

Thang điểm :

- Tính toán đúng mỗi thí nghiệm đúng được 1,25 (điểm).4 = 5 điểm

- Trình bày cách pha chế đúng, mỗi thí nghiệm được 1( điểm).4 = 4 điểm.

- Vệ sinh, tinh thần thí nghiệm, chuẩn bị: 1 điểm

Xem thử Giáo án KHTN 8 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 8 CTST Xem thử Giáo án KHTN 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 8 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:

  • Giáo án Hóa học 8 Bài 42: Nồng độ dung dịch
  • Giáo án Hóa học 8 Bài 42: Nồng độ dung dịch (Tiết 2)
  • Giáo án Hóa học 8 Bài 43: Pha chế dung dịch
  • Giáo án Hóa học 8 Bài 43: Pha chế dung dịch (Tiết 2)
  • Giáo án Hóa học 8 Bài 44: Bài luyện tập 8
  • Bản tường trình bài thực hành 2 hóa học 8 năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti's ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Bản tường trình bài thực hành 2 hóa học 8 năm 2024

Bản tường trình bài thực hành 2 hóa học 8 năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Hóa học lớp 8 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hóa học 8 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.