Bé đi tướt bao lâu thì mọc răng

Giai đoạn trẻ sơ sinh đi tướt, mọc răng thường có các triệu chứng đặc trưng như sốt, quấy khóc, ho. Và đặc biệt là “đi tướt”. Trẻ đi tướt mọc răng khiến nhiều mẹ lo lắng nhưng đây lại là một hiện tượng bình thường với một số trẻ. Hiểu rõ nguyên nhân cũng như dấu hiệu và các mẹo đơn giản khi trẻ sơ sinh đi tướt mọc răng để giúp các mẹ chăm sóc cho bé nhé!

1. Đi tướt mọc răng là gì?

Đi tướt hay còn gọi là đi ngoài ở trẻ là tình trạng thường xuất hiện khi trẻ mọc răng

Đi tướt hay còn gọi là đi ngoài ở trẻ là tình trạng thường xuất hiện khi trẻ mọc răng. Đây là hiện tượng khá bình thường, là phản ứng của cơ thể đánh dấu sự phát triển mới của trẻ.

Tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ mà đi tướt có thể nhiều lần một ngày. Đối với những trẻ có sức khỏe yếu, mỗi ngày trẻ có thể đi tướt mọc răng tới từ 5 – 7 lần, Tuy nhiên với những trẻ bình thường thì số lần này ít hơn từ 2 đến 3 lần.

2. Trẻ sơ sinh đi tướt mọc răng có nguy hiểm không?

Mọc răng trẻ thường bị sốt và tiêu chảy khiến bé mệt mỏi, mất nước

Bất kỳ tình trạng bất thường nào ở trẻ nhỏ mà không được theo dõi kịp thời. Sẽ gây ra những hậu quả rất lớn vì sức đề kháng của trẻ còn non yếu.

Khi trẻ bị đi tướt mọc răng mà các mẹ không biết xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con. Do đó, mẹ cần lưu ý quan sát và theo dõi, nếu trẻ đi tướt nhiều, mùi khó chịu, có nhầy/máu. Điều đó đồng nghĩa trẻ đang bị rối loạn về tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy. Cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa kịp thời.

3. Dấu hiệu trẻ bị đi tướt khi mọc răng

Biểu hiện trẻ mọc răng bị đi ngoài như thế nào cũng là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm

Biểu hiện trẻ đi tướt mọc răng như thế nào cũng là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm. Vì nhiều người lầm tưởng vấn đề trẻ em đi tướt mọc răng với tiêu chảy. Nên thường khá lo lắng khi bé nhà đại tiện một ngày quá nhiều. Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu bé bị đi tướt khi mọc răng:

  • Bé sẽ đi tướt nhiều lần trong ngày từ 4 – 5 lần
  • Phân sẽ lỏng, nhầy, có màu vàng, hơi xanh
  • Ngoài ra bé còn có các biểu hiện như chảy nước miếng nhiều, hay cắn, đau nhức nướu, sốt nhẹ

Nhưng không giống với tiêu chảy, khi bé bị đi tướt vẫn ăn uống, chơi như bình thường, không quấy khóc và khó chịu nhiều. Và khi thấy bé bị đi tướt nhiều, phân bị sống, có mùi hôi và sốt cao thì bố mẹ nên đưa bé đi khám để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

4. Bé đi tướt mọc răng bao lâu thì khỏi?

Nhiều mẹ băn khoản trẻ mọc răng đi tướt mấy ngày? Trẻ đi tướt mọc răng là điều bình thường. Nhiều trẻ khi không mọc răng cũng có thể gặp tình trạng này. Và khi bị tướt do mọc răng thì chúng sẽ chỉ kéo dài trong khoảng thời gian từ 2 – 3 ngày trước và sau khi chiếc răng đó nhú lên.

Nếu tình trạng đi tướt kéo dài đến 1 tuần thì bạn cần đưa bé đi khám ngay. Vì lúc này nó không chỉ đơn giản là do mọc răng nữa. Việc đi khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị sẽ giúp đảm bảo sức khỏe của bé một cách tốt nhất.

5. Những mẹo đơn giản và hiệu quả khi trẻ đi tướt mọc răng

5.1. Mẹ nên giữ vệ sinh cho trẻ

Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cẩn thận cho trẻ mọc răng bị đi ngoài

Bạn có thể tưởng tượng những chiếc răng nhỏ bé sẽ phải bon chen dưới nướu để vươn mình ra ngoài. Chắc chắn điều này sẽ làm trẻ rất đau và khó chịu.

Để xoa dịu sự kích ứng nướu, trẻ luôn đưa đồ vật vào miệng để nhai. Đây thực sự là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng.

Lúc này, các mẹ cần vệ sinh sạch sẽ những đồ vậy mà trẻ thường xuyên đưa vào miệng. Tốt nhất, mẹ hãy chuẩn bị cho trẻ núm vú chuyên dụng. Và vệ sinh sạch cho trẻ đưa vào miệng giúp xoa dịu đau ngứa nướu.

Đồng thời, có thể massage nướu và vệ sinh nướu cho trẻ bằng bông gạc lạnh. Đặc biệt, vệ sinh mông cho trẻ sạch khi con đi ngoài, tránh nguy cơ nhiễm trùng tuyệt đối.

5.2. Mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn của bé

Bé đi tướt khi mọc răng ở độ tuổi chưa thể ăn dặm. Thì mẹ nên bổ sung các chất dinh dưỡng và cho con bú. Không nên ép trẻ ăn dặm trước tuổi. Như vậy là cách tốt nhất để giúp bé chữa khỏi bệnh tướt.

Còn nếu trẻ đã đến tuổi ăn dặm là từ 7 tháng trở lên thì mẹ nên nấu một số món ăn loãng, nhừ, nước ép hoa quả cho bé. Dưới đây là một số gợi ý món ăn khi trẻ bị tướt:

  • Khoai lang nấu nhừ
  • Nước ép cà rốt
  • Bí đỏ nấu nát
  • Chuối nghiền
  • Các thực phẩm từ yến mạch như: cháo yến mạch, bột yến mạch, sữa tươi yến mạch hoặc sữa chua có thành phần yến mạch. Yến mạch sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bé tốt hơn
  • Các món ăn có chứa nhiều protein và canxi như trứng, cá, thịt bò, thịt lợn. Khi nấu những món này mẹ nên xay nhiễm để bé được dễ nuốt hơn
  • Các loại rau xanh có chứa nhiều vitamin. Và khoáng chất tốt cho hệ tiêu hóa như cải bó xôi, súp lơ, cải chíp, khoai tây…
  • Nước dừa là thực phẩm chữa trẻ đi tướt mọc răng mà các mẹ không nên bỏ qua. Để tăng điện giải cho bé. Các mẹ có thể cho thêm một chút muối nhưng không nên lạm dụng quá nhiều. Tốt nhất là cho bé uống vào buổi sáng, không quá 2 quả 1 ngày

Trên là những chia sẻ về những dấu hiệu nhận biết trẻ bị tướt mọc răng và cách trị đi tướt khi trẻ mọc răng hiệu quả giúp bé nhanh khỏi, phục hồi sức khỏe nhanh. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho bố mẹ trong quá trình chăm sóc bé tốt hơn.

Xem thêm:

Giúp cha mẹ trả lời câu hỏi “trẻ em mấy tháng mọc răng?”

Trẻ chậm mọc răng mẹ phải làm sao?

Tác giả:Nguyễn Thị Thu Hà Tham vấn y khoa:Dược sĩ Vũ Thị Hậu

Đi tướt mọc răng là hiện tượng khá bình thường, đánh dấu 1 giai đoạn phát triển mới của các bé, tuy nhiên  mẹ cũng cần phải hết sức lưu ý để tránh trường hợp để trẻ gặp phải những biến chứng không đáng có. Để giúp các mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như các phương pháp giúp trẻ nhanh khỏi tiêu chảy trong quá trình mọc răng, chúng tôi sẽ có những chia sẻ vô cùng hữu ích ngay sau đây

I. Hiện tượng đi tướt mọc răng ở trẻ em là gì?

Đi tướt mọc răng là tình trạng khá phổ biến khi trẻ đang bắt đầu có sự phát triển, đây được xem là phản ứng thông thường, đánh dấu một giai đoạn mới cho cơ thể của bé.

Số lần đi tướt của trẻ khi mọc răng một ngày phụ thuộc chủ yếu vào sức khỏe của từng bé. Với các bé có thể trạng khỏe mạnh bình thường thì chỉ đi từ 2-3 lần/ngày; nhưng với các bé có sức khỏe yếu thì mỗi ngày lại đi tới 5-7 lần.

Trẻ đi tướt là tình trạng phổ biến khi bước vào giai đoạn mọc răng.

Như vậy, với câu hỏi trẻ mọc răng có bị tiêu chảy không thì câu trả lời là CÓ các mẹ nhé. Tuy nhiên, mức độ đi tướt nặng hay nhẹ, thời gian đi tướt nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng bé.

II. Dấu hiệu của tình trạng tiêu chảy do mọc răng ở trẻ

Vì tiêu chảy do mọc răng có nhiều điểm tương đồng với tiêu chảy do nhiễm khuẩn, nên gây nhiều khó khăn cho bố mẹ khi nhận biết. Các dấu hiệu đi tướt khi mọc răng ở trẻ thường gồm:

+ Biểu hiện thường gặp nhất của tình trạng đi tướt mọc răng ở các bé bao gồm: Đi ngoài nhiều, phân lỏng, không có máu, nhầy. Những biểu hiện này kéo dài thường không quá 4 ngày.

+ Ngoài ra, đi ngoài khi mọc răng còn khiến trẻ thường xuyên chảy nước dãi, bạn cũng có thể thấy bé hay cho các đồ vật vào miệng hơn mọi khi. Tuy nhiên, bé sẽ không bị mất nước hay cảm thấy mệt lả.

+ Trong 1 số trường hợp, ngoài đi tướt, bé có thể kèm theo triệu chứng sốt nhẹ do nứt và sưng lợi.

Lưu ý: Trường hợp trẻ sốt cao trên 39 độ, dù đã uống hạ sốt nhưng vẫn tái sốt thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị kịp thời.

III. Trẻ đi tướt [Rối loạn tiêu hóa] do mọc răng bao lâu thì khỏi?

Nếu chị bị sốt và tiêu chảy thông thường, thì chỉ sau 1 đến 2 ngày bé sẽ chấm dứt tình trạng đi tướt mọc răng. Tuy nhiên, việc hết hẳn các triệu chứng sẽ tùy thuộc vào sức khỏe và cơ địa của các bé [có thể sẽ chậm hơn 2 đến 3 ngày].

Sau khi khỏi, bé sẽ hồi phục và tiếp tục phát triển như bình thường.

Nếu tình trạng đi tướt mọc răng ở trẻ kéo dài và bé đi liên tục trong ngày, lúc này, mẹ không nên để bé ở nhà chăm sóc  mà cần phải đưa đến bệnh viện ngay.

IV. Một số mẹo chữa đi tướt mọc răng cho trẻ

Tình trạng đi tướt mọc răng trên thực tế sẽ có nhiều cách chữa, tùy thuộc vào tình trạng của bé. Để biết chính xác việc cần uống thuốc gì và cách chữa trị khi bé bị rối loạn tiêu hóa, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo một số mẹo chữa đi tướt do mọc răng cho trẻ dưới đây: 

1. Giữ vệ sinh sạch sẽ trong thời điểm bé tiêu chảy

Giữ vệ sinh sạch sẽ trong thời điểm trẻ bị đi tướt sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và tấn công hệ tiêu hóa của trẻ. Cụ thể mẹ nên:

+ Rửa tay cho bé trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các vật bẩn.

+ Mẹ cần rửa tay sạch sẽ bằng xà bông trước khi chế biến đồ ăn hay chăm sóc bé; sau khi đi vệ sinh xong.

+ Thực hiện ăn chín, uống sôi.

+ Chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh.

+ Sử dụng nguồn nước sạch.

+ Xử lý phân của bé đúng cách.

2. Trẻ đi tướt mọc răng nên và không nên ăn gì?

Chế độ ăn uống cũng được đánh giá là rất quan trọng khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa trong giai đoạn mọc răng. Với chế độ dinh dưỡng, mẹ cần lưu ý tới 1 số vấn đề sau đây:

– Trẻ đi tướt mọc răng nên ăn gì?

Khi bị đi tướt mọc răng trong giai đoạn chưa ăn dặm, mẹ cần có 1 chế độ ăn uống thực sự khoa học cho bé, điều này giúp trẻ có thể hấp thụ được dưỡng chất cần thiết từ sữa mẹ.

Nếu tình trạng đi tướt xuất hiện khi bé đã bắt đầu ăn dặm, lúc này mẹ cần chuẩn bị các loại thức ăn đã được ninh loãng, nhừ. Dưới đây là một số thức ăn, thực phẩm mẹ nên cho trẻ khi bị mọc răng do tiêu chảy:

+ Nên lựa chọn các sản phẩm từ yến mạch như: Sữa tươi yến mạch, cháo yến mạch, sữa chua có thành phần yến mạch…

+ Tăng cường cho bé ăn các thực phẩm giàu canxi và protein như: Cá, thịt bò, trứng gà, thịt lợn, tôm…

+ Các loại rau xanh có chứa nhiều khoáng chất cũng như vitamin cho trẻ như: Cải bó xôi, súp lơ,…

+ Sử dụng nước dừa cũng được xem là bài thuốc hiệu quả khi bé bị đi tướt do mọc răng, tính mát của loại quả này cũng hỗ trợ giảm sốt cho bé hiệu quả. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể thêm 1 chút muối để tăng điện giải cho trẻ. Nếu băn khoăn không biết nên làm gì khi trẻ đi tướt mọc răng thì mẹ có thể cho bé uống nước dừa xem sao nhé.

– Trẻ em mọc răng bị tiêu chảy không nên ăn gì:

Với trẻ bị đi tướt mọc răng còn đang bú sữa, trong chế độ ăn uống của mình, các mẹ cần kiêng ăn đồ ăn nhiều đường, đồ uống có ga, bia, rượu, chất kích thích.

Nếu bé đã dặm, mẹ cần kiêng cho bé ăn các thực phẩm dưới đây để tránh tình trạng đi tướt mọc răng nghiêm trọng hơn:

+ Sữa và các chế phẩm từ sữa như: Váng sữa, phô mai, [ngoại trừ sữa mẹ và sữa chua].

+ Một số loại trái cây có hàm lượng đường cao như mận, mơ, lê…

+ Nhóm thực phẩm tanh như: cua, cá, ốc…

+ Các đồ uống lạnh.

3. Các trường hợp cần đưa trẻ đến bác sĩ

Nếu trẻ bị đi tướt kèm theo các triệu chứng sau đây, các mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ chăm sóc, kiểm tra một cách kịp thời:

+ Trẻ quấy khóc nhiều, không ngủ được.

+ Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C.

+ Trẻ bỏ ăn, bỏ bú.

+ Phát ban, nổi mẩn khắp cơ thể.

+ Ho, nôn.

+ Trẻ mọc răng đi tướt kéo dài.

V. Tìm hiểu về sản phẩm giúp ổn định hệ tiêu hóa của bé

Do hệ tiêu hóa còn rất non nớt, chưa thực sự hoàn thiện, nên các bé rất dễ gặp phải các vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Chính vì vậy, các mẹ cũng tìm hiểu thêm về các dòng sản phẩm để giúp các bé tránh được các bệnh như: Tiêu chảy, táo bón,…

Hiện tại, trên thị trường đang bày bán sản phẩm men vi sinh Himita được các chuyên gia đánh giá cao, với nhiều ưu điểm như:

+ An toàn tuyệt đố với các bé do có thành phần từ các nguyên liệu tự nhiên.

+ Sở hữu nhiều dạng lợi khuẩn, phù hợp với cả ruột non và ruột già.

+ Bổ sung vi khuẩn có ích, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

+ Hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị các tình trạng liên quan tới hệ tiêu hóa như: Tiêu chảy, táo bón,…

+ Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, giúp bé ăn ngon tự nhiên, tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.

+ Bào chế dưới dạng bột, đóng gói stick tiện dụng.

+ Hương vị trái cây cực thơm ngon hấp dẫn, dễ uống.

+ Sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam nên mẹ có thể hòa toàn an tâm khi cho bé uống.

Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về hiện tượng trẻ đi tướt mọc răng, đồng thời muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm men vi sinh Himita, các mẹ có thể liên hệ ngay tới chúng tôi để được giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề