Bệnh đèn đỏ là gì

Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng nhưng đàn ông/ con trai có tới tháng không? Ngày đèn đỏ của đàn ông diễn ra thế nào? Con trai đến tháng ra gì? Khi đàn ông tới tháng cần làm những gì?

Thực tế là đàn ông cũng tới tháng. Tuy nhiên, chu kỳ sinh lý của đàn ông khác phụ nữ thế nào. Mời bạn cùng tìm hiểu những kiến thức xoay quanh ngày đèn đỏ của đàn ông!

Con trai có tới tháng không?

Giống như phụ nữ, đàn ông cũng trải qua sự thay đổi về nội tiết tố. Mỗi ngày, một người đàn ông có nồng độ testosterone tăng vào buổi sáng và giảm dần vào buổi chiều tối, mức testosterone thậm chí có thể thay đổi theo từng ngày. Sự thay đổi nội tiết tố này có thể gây ra các dấu hiệu giống như dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt [PMS] ở phụ nữ bao gồm trầm cảm, mệt mỏi và thay đổi tâm trạng.

Con trai có tới tháng không? Nhà tâm lý trị liệu Jed Diamond đã đặt ra thuật ngữ Hội chứng khó chịu ở nam giới [IMS] trong cuốn sách cùng tên của mình, để mô tả những biến động nội tiết tố và các dấu hiệu trong nghiên cứu. Ông tin rằng ngày đàn ông/ con trai đến tháng là những ngày đàn ông trải qua chu kỳ thay đổi hormone như phụ nữ.

Tiến sĩ, nhà trị liệu tình dục Janet Brito cho biết, chu kỳ kinh ở phụ nữ và sự thay đổi nội tiết tố là kết quả của chu kỳ sinh sản tự nhiên để chuẩn bị thụ thai. Nam giới có mức testosterone có thể khác nhau và một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến nồng độ testosterone có thể gây ra những dấu hiệu có điểm tương đồng với các dấu hiệu của PMS.

Con trai tới tháng hay ngày đèn đỏ của con trai thường bị ảnh hưởng bới các yếu tố:

  • Bệnh lý
  • Thiếu ngủ
  • Căng thẳng
  • Rối loạn ăn uống
  • Thay đổi chế độ ăn uống hoặc cân nặng
  • Tuổi tác [mức độ testosterone của đàn ông bắt đầu giảm sớm nhất là ở tuổi 30].

Các dấu hiệu của IMS ở đàn ông tuy tương đối giống với dấu hiệu PMS ở phụ nữ nhưng lại không theo bất kỳ mô hình sinh lý nào giống như chu kỳ sinh sản ở phụ nữ. Điều này có nghĩa là những dấu hiệu ngày đèn đỏ của đàn ông không xảy ra thường xuyên và định kỳ.

Các dấu hiệu của Hội chứng khó chịu ở nam giới [IMS] hay đàn ông đến tháng thường có những biểu hiện như:

  • Tự ti
  • Lo lắng
  • Mệt mỏi
  • Chán nản
  • Nhạy cảm
  • Tâm lý nóng nảy
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Nhầm lẫn hoặc rối loạn tâm thần

Những dấu hiệu IMS có thể bắt nguồn từ tình trạng thiếu hụt hormone testosterone. Nếu các dấu hiệu này vẫn xảy ra thường xuyên, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và được điều trị.

Các dấu hiệu ngày đèn đèn đỏ của đàn ông có thể thường xuyên xảy ra khi mức testosterone tự nhiên trong cơ thể bắt đầu giảm. Tình trạng này thông thường được gọi là andropological, hay còn được gọi là mãn kinh nam.

Trong trường hợp ở đàn ông có máu được tìm thấy trong nước tiểu hoặc phân, đây không phải là dấu hiệu kinh nguyệt như ở phụ nữ mà thường là do ký sinh trùng hoặc nhiễm trùng. Bất kể tình trạng nào gặp phải, bạn cũng cần gặp bác sĩ để có kế hoạch chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Cách kiểm soát ngày đèn đỏ của đàn ông

Việc thực hiện các cách giúp duy trì hormone testosterone ở mức độ ổn định là mục tiêu chính để kiểm soát dấu hiệu ngày đèn đỏ ở đàn ông. Các phương pháp có thể bao gồm:

  • Tập luyện thể dục đều đặn
  • Nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ giấc
  • Hạn chế căng thẳng, tránh ôm đồm công việc
  • Ăn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin D
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng bao gồm protein, chất béo tốt và carbohydrate

Nếu các dấu hiệu của ngày đèn đỏ của đàn ông gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Trong trường hợp nguyên nhân do thiếu testosterone, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng liệu pháp thay thế testosterone.

Có thể bạn quan tâm: 12 cách tăng testosterone tự nhiên cho đàn ông hồi xuân

Vậy là bạn đã biết con trai có tới tháng không! Ngày đèn đỏ của đàn ông không gây ra quá nhiều sự thay đổi như phụ nữ, nhưng có thể là dấu hiệu cảnh báo sự suy giảm hormone testosterone. Vì thế, bạn hãy duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ để giúp hormone này luôn được kiểm soát ở mức ổn định.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Phụ nữ mê shopping hơn khi đang trong kỳ kinh nguyệt, đàn ông mê mùi hương tự nhiên của cơ thể của phái đẹp khi họ đang trong thời kỳ rụng trứng… Còn rất nhiều điều bất ngờ về “ngày đèn đỏ” mà giới khoa học vừa công bố.

Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp bạn biết thời gian rụng trứng, mất kinh hoặc chảy máu kinh nguyệt ngoài ý muốn. Ngoài ra, kỳ kinh nguyệt của phụ nữ còn tiết lộ nhiều sự thật thú vị về sức khỏe giới tính, ham muốn tình dục và nhiều điều bất ngờ khác.

Dưới đây là một số thông tin hữu ích về chu kỳ kinh nguyệt, kỳ hành kinh mà bạn nên biết.

1. Kỳ kinh nguyệt là gì hay tới tháng là gì?

Tới tháng là gì hay đến tháng là gì hay con gái tới tháng là sao? “Tới tháng” hay “đến tháng” là cách gọi dân gian thay thế cho kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Kỳ kinh nguyệt là giai đoạn máu kinh thoát ra ngoài cùng với niêm mạc tử cung, sau khi trứng rụng nhưng không được thụ tinh. Quá trình này sẽ gây chảy máu qua âm đạo, thường kéo dài khoảng 3-5 ngày và khác nhau ở mỗi người phụ nữ.

Chu kỳ kinh nguyệt cung cấp một loại hóa chất quan trọng giữ cho cơ thể khỏe mạnh được gọi là hormone. Thời gian hành kinh cũng là bước chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình thụ tinh, mang thai ở mỗi chu kỳ. Sự dao động của nồng độ hormone trong cơ thể có vai trò kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt.

Vậy chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt như thế nào? Thời gian hành kinh không nhất thiết phải cùng một ngày mỗi tháng vì một chu kỳ được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh trước cho đến ngày cuối cùng liền kề của ngày xuất hiện kinh nguyệt đầu tiên của kỳ tiếp theo. Nhiều người thường thắc mắc chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày hay chu kỳ bao nhiêu ngày là bình thường? Thật ra, chu kỳ kinh nguyệt trung bình là 28 ngày. Chu kỳ dao động khoảng 21-35 ngày ở phụ nữ trưởng thành và 21-45 ngày ở thanh thiếu niên trẻ. Có những người có chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày nhưng cũng có nhiều người có chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày.

2. Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

Kinh nguyệt là một tình trạng sức khỏe bình thường mà mọi người phụ nữ đều sẽ trải qua do ảnh hưởng nội tiết tố. Trong nửa đầu của chu kỳ, nồng độ hormone nữ estrogen bắt đầu tăng.

Estrogen đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là giúp xương chắc khỏe đến khi bạn già đi. Estrogen cũng làm cho niêm mạc tử cung [dạ con] phát triển và dày lên.

Tử cung chính là nơi nuôi dưỡng phôi thai nếu hiện tượng thụ tinh diễn ra. Đồng thời khi lớp niêm mạc của tử cung đang phát triển, một hay nhiều trứng trong buồng trứng bắt đầu trưởng thành. Vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ kinh 28 ngày, trứng trưởng thành được phóng thích khỏi buồng trứng đi vào vòi trứng, quá trình này được gọi là sự rụng trứng.

Hãy đọc thêm: 8 dấu hiệu sắp rụng trứng rõ ràng nhất

Trứng sau khi rụng sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng đến tử cung. Nồng độ hormone tăng lên giúp nội mạc tử cung dày lên chuẩn bị cho quá trình mang thai. Bạn có nhiều khả năng thụ thai vào thời điểm rụng trứng hoặc trong 24 giờ sau thời điểm rụng trứng nếu có quan hệ tình dục mà không áp dụng các biện pháp ngừa thai. Lưu ý là tùy vào chu kỳ kinh nguyệt ngắn hoặc dài mà thời điểm rụng trứng sẽ diễn ra vào trước hay sau ngày thứ 14 của chu kỳ.

Bạn sẽ thụ thai khi trứng được thụ tinh với tinh trùng và làm tổ thành công tại thành tử cung. Nếu trứng không được thụ tinh, nồng độ hormone sẽ giảm, niêm mạc của tử cung sẽ bong ra và bị đào thải ra khỏi cơ thể cùng trứng không được thụ tinh tạo nên kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, bạn hãy nhớ rằng việc sử dụng một số phương pháp ngừa thai, chẳng hạn như thuốc tránh thai hay vòng tránh thai có thể ảnh hưởng đến “ngày đèn đỏ”. Khi gần mãn kinh, chu kỳ kinh của bạn có thể trở nên không đều đặn. Tuy nhiên, bạn nên đi khám khi nhận thấy bất kỳ điều gì bất thường để phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

3. Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt không đều?

Thật tuyệt vời nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn vẫn diễn ra đều đặn và bình thường. Tuy nhiên, một số phụ nữ sẽ gặp phải những tình trạng như máu kinh ra quá nhiều hay quá ít, kinh không đều, đau bụng kinh dữ dội hay mất kinh. Những điều này có thể là dấu hiệu cảnh báo những bất thường của kinh nguyệt và bạn cần đi khám. Chu kỳ kinh nguyệt không bình thường có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Căng thẳng, bệnh tật
  • Tuổi tác ảnh hưởng đến phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc tránh thai
  • Rối loạn ăn uống, giảm cân đột ngột hoặc tập thể dục quá sức gây rối loạn kinh
  • Đang mang thai hoặc cho con bú
  • Hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS]
  • Suy buồng trứng
  • Bệnh viêm vùng chậu [PID]
  • U xơ tử cung
  • Có các u nhỏ hoặc bị dày lên của lớp niêm mạc tử cung
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc cường giáp
  • Sẹo nặng [dính] của lớp niêm mạc của tử cung, một tình trạng gọi là hội chứng Asherman.

4. Chu kỳ kinh không đều ảnh hưởng tới khả năng thụ thai

Chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể khiến cho việc thụ thai của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn. Nếu thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ diễn ra không đều, thời điểm bạn có khả năng thụ thai cao nhất cũng sẽ không ổn định. Điều này có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc xác định thời điểm quan hệ tình dục để có thai. Ngoài nguy cơ có thể là dấu hiêu cảnh báo vô sinh, kinh nguyệt không đều cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác.

Nếu muốn tăng cơ hội thụ thai, hãy quan hệ khi bạn nhận thấy “cô bé” của mình ẩm ướt và có chất nhờn trơn trong hai hoặc nhiều ngày. Bạn có thể áp dụng một cách dễ hơn là vẫn quan hệ bình thường trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.

Một số phụ nữ sử dụng bộ dụng cụ xác định rụng trứng hoặc phần mềm tính ngày rụng trứng để xác định thời gian sinh sản phù hợp nhất. Bộ dụng cụ này có khả năng tính toán được ngày đỉnh của hoàng thể tố[luteinising hormone, viết tắt là LH] – đây là một loại kích thích tố kích thích rụng trứng. Bằng việc sử dụng bộ dụng cụ này, bạn có thể tính ngày mà trứng có khả năng rụng nhất trong chu kỳ.

5. Thời điểm rụng trứng làm cho bạn trở nên hấp dẫn

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng hormone testosterone của nam giới bị ảnh hưởng bởi mùi hương tự nhiên của cơ thể phụ nữ, đặc biệt là khi phái nữ đang trong kỳ rụng trứng. Trong một thử nghiệm, nam giới được cho cảm nhận mùi hương từ áo của phụ nữ trong từng giai đoạn khác nhau của chu kỳ. Kết quả cho thấy chiếc áo của phụ nữ trong thời kỳ rụng trứng khiến đàn ông có mức kích thích tố sinh dục nam trung bình cao hơn so với những người chỉ ngửi những chiếc áo của phụ nữ ở thời điểm bình thường khác.

Hormone progesterone là hormone sinh dục nữ, giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt và giúp chuẩn bị cho cơ thể trước khi mang thai. Nồng độ progesterone tăng trong thời kỳ rụng trứng và mang thai. Do đó, bạn có thể thấy ham muốn dâng cao vào thời điểm rụng trứng.

7. Nhu cầu mua sắm tăng cao khi tới kỳ kinh

Phụ nữ thường có xu hướng sa đà vào nhu cầu mua sắm nhiều hơn vào khoảng 10 ngày trước khi kỳ kinh của họ diễn ra. Trong khảo sát với 500 phụ nữ về thói quen của bản thân khi đến kỳ kinh, gần 2/3 phụ nữ thừa nhận rằng họ đã mua rất nhiều thứ vào giai đoạn gần cuối chu kỳ. Họ xem đây là một cách xả stress để làm dịu đi hội chứng tiền kinh nguyệt.

8. Lượng máu mất do chu kỳ khoảng 30ml đến 118ml

Tổng lượng máu trung bình đã bao gồm phần máu đông cơ thể bị mất trong chu kỳ là vào khoảng 45ml. Nếu tổng lượng máu bằng 237ml hoặc nhiều hơn [biểu hiện qua việc bạn phải thay băng vệ sinh thường xuyên, trung bình khoảng 1 miếng/trong 1-2 giờ] thì đó có thể là dấu hiệu bất thường và bạn cần được đi kiểm tra ngay.

9. Bạn vẫn có khả năng thụ thai nếu quan hệ trong kỳ kinh nguyệt

Liệu kỳ kinh nguyệt và khả năng thụ thai có mối liên quan tới nhau không? Thực tế khả năng thụ thai nếu quan hệ trong kỳ kinh rất hiếm xảy ra, nhưng vẫn có khả năng vì tinh trùng có thể sống bên trong tử cung của bạn khoảng 5 ngày. Khả năng có thai cao nhất khi bạn quan hệ vào những ngày cuối của kỳ hành kinh.

10. Kỳ kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến giọng nói của bạn

Một nghiên cứu được đăng trên tờ Ethology cho rằng chỉ thông qua giọng nói mà nam giới có thể biết được phụ nữ có đang trong kỳ kinh hay không. Họ cho biết khi đang trong kỳ kinh, giọng nói của phụ nữ thường nghe dữ và gằn hơn bình thường. Việc phát ra giọng nói có mối liên quan tương đối chặt chẽ đến sinh lý. Các tế bào ở thanh quản và âm đạo tương đối giống nhau và cho ra những thụ thể hormone giống nhau.

Hãy nhớ rằng, việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và thời kỳ hành kinh có thể giúp bạn biết được đâu là dấu hiệu bình thường và bất thường của cơ thể. Nếu bạn nhận thấy mình đang phải đối mặt với những hiện tượng bất thường của “ngày đèn đỏ”, hãy đi khám sớm nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề