Bệnh ho gà chữa như thế nào

04/10/2021 Tác giả: 807 lượt xem

Ho gà bệnh học có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau nhưng phổ biến và gây những biến chứng nguy hiểm nhất là ở trẻ sơ sinh và các bé dưới 2 tuổi. Căn bệnh này có khả năng lây truyền cấp tính qua đường hô hấp nên cần phải phát hiện sớm và tìm ra phương pháp xử lý kịp thời để ngăn chặn mức độ nguy hiểm.

  • 1. Đôi nét về ho gà bệnh học
  • 2. Những triệu chứng thường gặp của ho gà bệnh học ở trẻ nhỏ
  • 3. Ho gà bệnh học ở trẻ nhỏ lây lan như thế nào?
  • 4. Những trẻ nào có nguy cơ cao mắc bệnh ho gà
  • 5. Cách điều trị bệnh ho gà hiệu quả nhất ở trẻ nhỏ là gì?

1. Đôi nét về ho gà bệnh học

Ho gà bệnh học ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn ho gà gây ra khi xâm nhập vào trong đường hô hấp. Căn bệnh này thường kéo dài từ hàng tuần cho tới hàng tháng.

Bệnh ho gà thường xuất hiện những biểu hiện ban đầu như cảm lạnh thông thường kèm theo hắt hơi, sổ mũi hoặc sốt nhẹ.

Sau khoảng 1 – 2 tuần, triệu chứng ho sẽ bắt đầu trở nặng hơn. Ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, ho gà có thể gây ra chứng khó thở, thậm chí có thể gây tử vong.

Bệnh ho gà chữa như thế nào

Rất nhiều trẻ mắc phải ho gà bệnh học

2. Những triệu chứng thường gặp của ho gà bệnh học ở trẻ nhỏ

Bệnh ho gà ở trẻ nhỏ thường xuất hiện những triệu chứng không cụ thể nên rất khó để bác sĩ chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, khi tiếng ho của bé nghe hổn hển giống như đang cố hít không khí vào bên trong thì có lẽ trẻ có nguy cơ mắc bệnh ho gà.

Trong trường hợp bé không xuất hiện dấu hiệu này thì sẽ rất khó để phát hiện ra bệnh vì những triệu chứng còn lại rất chung chung.

Ở giai đoạn đầu của bệnh ho gà, trẻ sẽ xuất hiện những triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường như hắt hơi, ho nhẹ, sốt nhẹ, chảy nước mũi, tiêu chảy. Hơn nữa, sau 7 – 10 ngày, cơn ho sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và tạo cảm giác giống như bé đang cố gắng hít không khí vào phổi.

Cơn ho gà là những cơn ho khan và không tạo ra đờm, có thể kéo dài tới 1 phút, đôi khi còn có thể khiến cho khuôn mặt của trẻ trở nên đỏ tía. Tuy nhiên, vẫn có một số trẻ nhỏ không gặp phải những triệu chứng kể trên.

3. Ho gà bệnh học ở trẻ nhỏ lây lan như thế nào?

Vi khuẩn gây ra bệnh ho gà có thể lây lan qua việc tiếp xúc với dịch tiết của đường họng, mũi,… Khi trẻ mắc bệnh ho gà cười, hắt hơi hoặc ho thì những giọt nước bọt li ti chứa vi khuẩn gây bệnh có thể bắn ra bên ngoài không khí và lây cho những người hít phải.

Khi các vi khuẩn gây bệnh ho gà xâm nhập vào trong đường hô hấp, chúng sẽ bám vào sợi lông bé li ti trên niêm mạc đường hô hấp gây viêm đường thở. Từ đó, dẫn tới ho khan kéo dài và đi kèm với những biểu hiện tương tự như cảm lạnh thông thường.

Dù trẻ nhỏ ở độ tuổi nào đi chăng nữa thì vẫn có thể mắc ho gà và căn bệnh này thường kéo dài khoảng 3 – 6 tuần. Đôi khi, trẻ vẫn có thể bị nhiễm bệnh mặc dù đã tiêm phòng nhưng những trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

Bệnh ho gà chữa như thế nào

Bệnh ho gà có thể lây lan qua việc tiếp xúc với dịch tiết của đường họng, mũi

4. Những trẻ nào có nguy cơ cao mắc bệnh ho gà

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc phải ho gà nhất và có nguy cơ tổn thương cao nhất vì những biến chứng của căn bệnh này. Trên thực tế, phần lớn những trường hợp tử vong do ho gà ở các quốc gia trên thế giới hàng năm thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Bởi vì những trẻ này chưa đủ tháng tuổi để tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Nếu trẻ dưới 18 tháng tuổi được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh ho gà thì bố mẹ phải luôn trông chừng con vì cơn ho có thể gây ngừng thở vào bất cứ lúc nào. Trong những trường hợp chuyển nặng, bố mẹ phải nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần phải đảm bảo rằng, những người trưởng thành ở xung quanh bé đã tiêm phòng vắc xin phòng bệnh ho gà đầy đủ để không lây bệnh cho con. Hơn nữa, bố mẹ cần phải lưu ý một điều rằng, cơn ho gà thường xuất hiện triệu chứng ở trẻ sơ sinh nhưng có thể có dấu hiệu khó thở, thở hổn hển và nôn ói trong vài trường hợp.

5. Cách điều trị bệnh ho gà hiệu quả nhất ở trẻ nhỏ là gì?

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu không phát hiện và điều trị bệnh ho gà kịp thời, đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bố mẹ cần phải chữa bệnh ho gà cho con càng sớm càng tốt.

Đối với những trẻ dưới 6 tuổi, bố mẹ cần phải đưa con vào bệnh viện để được bác sĩ theo dõi và điều trị nội trú. Đối với những trẻ lớn hơn và chưa có biến chứng gì, bố mẹ có thể điều trị cho con bằng thuốc kháng sinh đặc hiệu từ 10 – 14 ngày theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bố mẹ tuyệt đối không tự ý cho con sử dụng thuốc giảm ho, thuốc an thần và long đờm,… vi có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Bệnh ho gà chữa như thế nào

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ Nhi nếu nghi ngờ bị ho gà

Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng bố mẹ đã có cái nhìn tổng quan nhất về ho gà bệnh học ở trẻ nhỏ. Tốt nhất, ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường, bố mẹ cần nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để được bác sĩ Nhi thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.