Bệnh hội chứng ruột kích thích là gì

Triệu chứng hội chứng ruột kích thích là gì? Hơn một nửa số người bị hội chứng ruột kích thích cảm thấy mệt mỏi thường xuyên. Trong một nghiên cứu, có khoảng 160 người trưởng thành được chẩn đoán IBS cho rằng họ có khả năng chịu đựng áp lực thấp, cảm thấy yếu sức trong công việc, các hoạt động giải trí và tương tác xã hội.

Dấu hiệu hội chứng ruột kích thích ra sao? Ngoài ra, biểu hiện của hội chứng ruột kích thích còn là khó ngủ. Bệnh IBS cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ như chứng mất ngủ, khó ngủ, thức giấc thường xuyên và cảm thấy không tỉnh táo vào buổi sáng. Điều đặc biệt là ngủ không đủ giấc có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng vào ngày hôm sau.

8. Lo lắng và trầm cảm

Dấu hiệu hội chứng ruột kích thích không chỉ có thế! Lo lắng và trầm cảm cũng liên quan đến dấu hiệu hội chứng ruột kích thích. Các nhà khoa học vẫn chưa làm rõ tác động của việc căng thẳng gây ra các triệu chứng của bệnh IBS.

Trong một nghiên cứu lớn trên 94.000 nam giới và phụ nữ, có đến 50% những người mắc IBS có nguy cơ rối loạn lo âu và trên 70% có nguy cơ rối loạn tâm trạng, như trầm cảm. Hơn nữa, một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng liệu pháp giảm lo lắng có tác dụng kiểm soát các triệu chứng IBS.

Nhìn chung, các dấu hiệu hội chứng ruột kích thích xuất hiện khá rõ ràng. Căn bệnh này là nỗi ám ảnh đối với nhiều người, do đó bạn nên cẩn trọng và đi khám bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu trên.

Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh lý đường ruột thường gặp. Cùng tìm hiểu hội chứng ruột kích thích có biểu hiện gì, để có thể nhận biết sớm hơn. Từ đó, có thể xử lý tốt bằng các bài thuốc dân gian dễ thực hiện tại nhà. 

Hội chứng ruột kích thích [IBS – Irritable bowel syndrome] hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng hoặc viêm đại tràng mãn tính. Đây là hiện tượng ruột già bị rối loạn chức năng kéo theo các cơn đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy. 

Những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ cao mắc hội chứng ruột kích thích:

  • Người trẻ tuổi.
  • Có tiền sử gia đình mắc các bệnh về đường ruột.
  • Người chịu áp lực, căng thẳng kéo dài.
  • Người có lối sinh hoạt không lành mạnh.
  • Nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích ở nữ giới cao hơn nam giới. 

Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Một số dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý khác, gồm có:

Cơn đau thường xuất hiện ở vùng dưới hoặc toàn bộ bụng, đau âm ỉ hoặc đau từng cơn. Đi nặng có thể giảm bớt cơn đau nhưng không dứt điểm.

Hội chứng ruột kích thích có biểu hiện thường gặp là đau bụng

Khi được hỏi hội chứng ruột kích thích có biểu hiện gì đặc trưng? Bác sĩ sẽ chỉ ra rằng đó là sự bất thường trong thói quen đi ngoài. Một số thay đổi trong thói quen đi ngoài của người mắc hội chứng ruột kích thích gồm có:

  • Táo bón, đau khi đi đại tiện, phân cứng và nhỏ.
  • Tiêu chảy, phân lỏng và ít, đi đại tiện són và nhiều lần.
  • Mót đi ngoài sau khi ăn xong.
  • Xen kẽ hiện tượng táo bón và tiêu chảy.
  • Cảm giác đi không hết phân.

Hội chứng ruột kích thích khiến khí trong ruột được sản xuất nhiều hơn. Do đó, người bệnh thường trong trạng thái đầy hơi, chướng bụng.

Ở những người mắc hội chứng ruột kích thích, nhu động ruột hoạt động bất thường, gây ra cảm giác muốn đi ngoài ngay lập tức.

Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng khác như ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, tiểu nhiều, mệt mỏi, khó ngủ,…

Hội chứng ruột kích thích có biểu hiện thường xuyên muốn đi ngoài khẩn cấp

Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ và liên quan đến tình trạng bệnh, cụ thể như:

Những người thường xuyên ở trạng thái căng thẳng, suy nghĩ và lo âu dễ mắc các vấn đề liên quan đến đường ruột. Đối với phụ nữ có tiền sử lạm dụng tình dục hay bạo hành gia đình có thể là yếu tố nguy cơ của hội chứng ruột kích thích.

Thông thường, tỷ lệ cân bằng của hệ vi sinh đường ruột bao gồm 85% vi khuẩn có lợi và 15% vi khuẩn có hại. Nếu xảy ra tình trạng mất cân bằng, vi khuẩn có hại sinh sôi nhiều hơn lợi khuẩn sẽ gây ra hội chứng ruột kích thích.

Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng nặng hơn sau khi ăn một số loại thực phẩm như socola, trái cây, sữa, rượu bia,… 

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh xảy ra là điều không mong muốn. Một số loại gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa từ mức độ nhẹ đến nặng. Trong đó có các triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích.

Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích có thể đến từ lạm dụng thuốc kháng sinh

Nhiều chị em nhận thấy rằng các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích nặng hơn trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt. Cũng chính vì thế nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích của phụ nữ cao gấp 2 lần nam giới.

Các nghiên cứu cho thấy những người có thành viên trong gia đình mắc hội chứng kích thích có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.

Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn kiểm soát được các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích hiệu quả: 

Để hạn chế tình trạng của hội chứng ruột kích thích, bạn nên duy trì những thói quen tốt sau:

  • Không làm việc quá sức.
  • Giữ trạng thái vui vẻ, thoải mái, hạn chế cảm xúc lo âu và căng thẳng.
  • Vận động thường xuyên, lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp với cơ thể.
  • Nghỉ ngơi đúng giờ, sinh hoạt điều độ.
  • Thường xuyên dùng lòng bàn tay xoa nhẹ quanh vùng thượng vị – rốn theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột.
  • Tầm soát sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Nhằm kịp thời phát hiện những bất thường và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Thay đổi lối sống lành mạnh chính là điều đầu tiên bạn cần làm để giảm các triệu chứng ruột kích thích

Kinh nghiệm dân gian đã đúc kết ra rất nhiều mẹo chữa hội chứng ruột kích thích an toàn, tiết kiệm. Từ đó giúp người bệnh cải thiện được các triệu chứng khó chịu do hội chứng ruột kích thích gây ra.

  • Lá ổi: Lá ổi non rau khi rửa sạch, đun cùng nước sôi trong 15 – 20 phút. Sau đó uống mỗi ngày giúp cầm tiêu chảy, giảm đau bụng và đào thải độc tố hiệu quả. 
  • Lá mơ lông: Lá mơ lông sau khi rửa sạch cho vào cối giã, chắt lấy nước cốt uống mỗi ngày. Sau một thời gian, các triệu chứng tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng sẽ thuyên giảm rõ rệt.
  • Củ sen: Củ sen có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa nhu động ruột, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ cải thiện hội chứng ruột kích thích. Dùng củ sen nấu cháo với đậu ván trắng, sử dụng liên tục từ nửa tháng đến 30 ngày sẽ thu được kết quả tốt.
  • Nha đam: Lọc phần thịt bên trong lá nha đam, xay nhuyễn, lọc lấy nước rồi trộn với mật ong. Uống hỗn hợp từ 1 – 2 lần/ ngày để kháng khuẩn, tiêu viêm, cải thiện các vấn đề tiêu hóa.
  • Lá cây lược vàng: Hoạt chất trong lá cây lược vàng có tác dụng an thần, giảm co thắt nhu động ruột. Bạn có thể cải thiện các triệu chứng bằng cách nhai sống lá lược vàng trước mỗi bữa ăn. Hoặc hãm nước uống để đạt hiệu quả cao.
  • Quả sung: Rửa sạch từ khoảng 2 – 3 quả sung già chưa chín hẳn rồi nướng trên than cho hơi cháy xém. Sau đó hãm với nước sôi như trà. Có thể cho thêm mật ong hoặc đường phèn cho dễ uống. Trong quả sung chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, phát triển lợi khuẩn đường ruột.

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc tự hào là đơn vị y tế uy tín được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn để thăm khám và điều trị hội chứng ruột kích thích. Hiện tại, bệnh viện đã xây dựng Trung tâm Tiêu hóa Hồng Ngọc với nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ.

Trung tâm hiện đã áp dụng công nghệ nội soi NBI sử dụng dàn máy Olympus CV-190 tiên tiến nhất thế giới giúp phát hiện sớm và chính xác các dấu hiệu bất thường tại các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa giúp phát hiện những tổn thương dù là nhỏ nhất mà kỹ thuật nội soi thường không thể làm được. 

Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ đều có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và tận tụy với nghề. Có thể kể đến như Tiến sĩ Đặng Thị Kim Oanh – chuyên gia tiêu hóa đầu ngành với với hơn 40 năm kinh nghiệm, có thâm niên công tác tại Bệnh viện Bạch Mai cùng đội ngũ bác sĩ khác đều được đào tạo chuyên sâu về tiêu hóa tại Nhật Bản, Hàn Quốc.

Quy trình trước – trong – sau khi thực hiện các kỹ thuật nội soi đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện. 

Nếu cần được giải đáp “hội chứng ruột kích thích có biểu hiện gì” hay các vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa. Hãy liên hệ ngay với Trung tâm tiêu hóa Hồng Ngọc để được tư vấn tận tình. 

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email:

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

//www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Video liên quan

Chủ Đề