Bệnh tay chân miệng nên vô bệnh viên nào năm 2024

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), chỉ trong 1 tuần (ngày 3 đến 9-7), thành phố ghi nhận 1.614 ca tay chân miệng, tăng gấp hơn 2 lần trước đó. Các bác sĩ đánh giá bệnh tay chân miệng đang tiến sát đỉnh dịch và các bệnh viện cũng đã chuẩn bị các phương án dự phòng để tránh quá tải.

Bệnh tay chân miệng nên vô bệnh viên nào năm 2024

Các bác sĩ tại Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) liên tục tăng ca để đáp ứng điều trị khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhập viện tăng.

Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM), các bác sĩ tất bật vì số trẻ nhập viện ngày càng tăng, từ khoảng 50 bệnh nhân/ngày nay tăng gần gấp 3-4 lần.

Bệnh tay chân miệng nên vô bệnh viên nào năm 2024

Bác sĩ thăm khám cho trẻ mắc tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM)

BS CK2 Dư Tuấn Quy, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết trước đây, mỗi đêm trực chỉ có 2 bác sĩ và 5 điều dưỡng. Tuy nhiên, hiện phải tăng lên 4 bác sĩ và 6 điều dưỡng. Đặc biệt còn có 16 bác sĩ tăng cường là bác sĩ thực hành ở khoa khác cũng dồn về khoa hỗ trợ. Các y bác sĩ phải tăng ca mới đáp ứng điều trị.

Số ca mắc bệnh tay chân miệng tăng gấp đôi, bác sĩ căng mình điều trị

Theo bác sĩ Quy, tại khu vực ngoại trú có 8 phòng khám cho trẻ bị tay chân miệng với khoảng 400 lượt/ngày. Khu vực nội trú số trẻ nhập viện cũng tăng nhanh nên khoa phải mở rộng thêm một tầng lầu. Hiện tại khoa đang điều trị cho hơn 140 ca, trong đó có 8 ca nặng cần theo dõi sát.

Còn tại Khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện, mỗi ngày, số ca nặng cũng tăng liên tục. Khoa này đã sẵn sàng dành 20 trong tổng số 30 giường bệnh phục vụ riêng các bé mắc tay chân miệng nặng và rất nặng. Đáng chú ý, khoa đang điều trị 14 trẻ nặng, trong đó 11 ca phải thở máy, cao nhất kể từ đầu năm đến nay.

Lượng bệnh tăng cao và dồn ứ, tình trạng quá tải cục bộ cũng đã diễn ra khiến cả cha mẹ cũng mệt mỏi.

Trong thời gian chờ chuyển phòng nhập viện, chị Đ.T.Q (35 tuổi, ngụ TP HCM) cho biết sau 5 ngày điều trị ở phòng hồi sức, nay bé đỡ nên được chuyển ra phòng thường.

Trước đó, con chị bị sốt, nổi nốt trong miệng nên đưa con đến bệnh viện khám. Bé được chẩn đoán tay chân miệng độ 1 nên được về nhà theo dõi. Tuy nhiên, chỉ trong vài tiếng, bé có biểu hiện sốt cao, giật mình liên tục nên chị đưa con đến bệnh viện cấp cứu trong đêm.

"Ngay khi nhập viện, sau thăm khám, bé phải chuyển nằm hồi sức. Tôi cũng không ngờ tình trạng chuyển độ nặng nhanh như vậy. Hiện sức khoẻ bé đã bình ổn hơn nhưng tôi vẫn chưa yên tâm" - chị Quyên nói.

Theo bác sĩ Quy, trẻ mắc bệnh tay chân miệng quan trọng nhất là kịp thời phát hiện các triệu chứng. Bởi trẻ có thể đột ngột chuyển nặng, suy hô hấp, nguy kịch chỉ trong vài giờ. Do đó, khi nghi ngờ trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ nên cho con đi khám ở cơ sở y tế gần nhất để xác định bệnh, theo dõi sát tình hình.

Mặc dù không được chủ quan nhưng các bậc cha mẹ cũng không nên lo lắng quá mức, không vượt đường xa từ tỉnh lên TP HCM khám bệnh làm ảnh hưởng trẻ. Trẻ nên khám và điều trị ở cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc tốt nhất.

"Hiện ở các bệnh viện tuyến tỉnh, thuốc điều trị tay chân miệng đã được cung cấp đầy đủ, kinh nghiệm y bác sĩ cũng đã được tập huấn, đào tạo xử trí. Nếu đón chuyến xe dài lên TP HCM khám sẽ nguy hiểm cho trẻ. Bởi quá trình di chuyển trên đường, trẻ có thể sốt cao co giật, không biết hạ sốt, sữa cũng không đảm bảo cho trẻ khiến trẻ trở nặng và hạ đường huyết" – bác sĩ Quy nhấn mạnh.

Bác sĩ Dư Tuấn Quy, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM), khuyến cáo các dấu hiệu nặng cần nhập viện ngay để cấp cứu kịp thời gồm: sốt cao khó hạ, sốt trên 39 độ, sốt hơn hai ngày; trẻ giật mình chới với, run chi, đi đứng loạng choạng, yếu chi; nôn ói nhiều; lừ đừ, lơ mơ; thở nhanh, thở bất thường; tay chân lạnh, vã mồ hôi, da nổi bông tím. Trẻ nhỏ thường quấy khóc, giật mình, không thể rời xa mẹ…

Số ca tay chân miệng nặng từ các tỉnh chuyển lên các bệnh viện TP.HCM vẫn tiếp tục tăng. Hiện nhiều tỉnh, thành đã hết thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng.

Bệnh tay chân miệng nên vô bệnh viên nào năm 2024

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Liên Hương khảo sát công tác phòng chống dịch bệnh tại Trường mầm non TP - Ảnh: THÙY DƯƠNG

Chiều 22-6, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương - trưởng đoàn Bộ Y tế - đã giám sát công tác phòng chống dịch tại TP.HCM, khảo sát Trường mầm non TP, một cụm khu dân cư, và Bệnh viện Nhi đồng 1.

Số ca nặng tăng 2,5 lần

Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, báo cáo với thứ trưởng, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết gần đây số ca tay chân miệng nặng từ các tỉnh chuyển lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và các bệnh viện nhi đồng TP gia tăng.

Theo TS.BS Nguyễn Thanh Hùng - giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1, số bệnh nhân tay chân miệng nặng chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ và đã có 4 ca tử vong đều từ các tỉnh chuyển đến.

Số ca tay chân miệng nặng nhập viện tăng cao nhưng bệnh viện hiện có nguy cơ thiếu thuốc Immuno Globulin - thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng. Nếu điều trị theo đúng phác đồ, bệnh viện có thể thiếu thuốc trong 1-2 tuần tới.

Ông Hùng cũng cho biết một số tỉnh đã hết thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng nên phải chuyển viện.

Trước nguy cơ thiếu thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng cao, ông Hùng đề xuất nên tính đến loại thuốc thay thế hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng. Đồng thời dự báo cao điểm bệnh tay chân miệng năm nay sẽ đến sớm hơn.

Bệnh tay chân miệng nên vô bệnh viên nào năm 2024

Thứ trưởng Bộ Y tế thăm một bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng nặng được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 - Ảnh: T.DƯƠNG

Ca nặng cứ chuyển về, TP.HCM sẽ quá tải

PGS.TS Nguyễn Vũ Trung - viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM - cho biết qua 100 mẫu xét nghiệm các ca tay chân miệng từ đầu năm đến nay, có đến 50% các mẫu là vi rút Enterovirus 71. Trong thời gian tới bệnh tay chân miệng có thể sẽ diễn biến phức tạp.

Theo TS Vương Ánh Dương - cục phó Cục Quản lý khám chữa bệnh, nếu tất cả bệnh nhân tay chân miệng nặng từ các tỉnh đều chuyển về TP. HCM thì các bệnh viện TP sẽ quá tải. Vì thế phải tăng cường năng lực điều trị bệnh tay chân miệng của các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh.

Phó cục trưởng Cục Quản lý dược Nguyễn Thành Lâm cho rằng tình trạng dịch là đặc thù, dự trù nhu cầu về thuốc rất khó. Dù vậy, các đơn vị vẫn phải có dự báo nhu cầu về thuốc để cục chỉ đạo tiến hành nhập thuốc về.

Có thể hết tuần này sẽ có thêm 4.000 lọ thuốc Immunoglobulin cho phía Nam để hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng.

"Các sở y tế tỉnh, thành phố, các cơ sở y tế cần dự kiến các nhu cầu về số lượng thuốc, dù khó nhưng vẫn phải làm. Nếu không có dự kiến với thuốc hiếm, thuốc điều trị các bệnh truyền nhiễm bệnh có thể nổi lên sẽ bị động", thứ trưởng Bộ Y tế lưu ý thêm.

Ngày mai 23-6, đoàn công tác Bộ Y tế sẽ làm việc với UBND TP.HCM và 20 tỉnh thành phía Nam để chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh.

Khi nào nên đi khám tay chân miệng?

Dấu hiệu cảnh báo tay chân miệng cần nhập viện Tuy nhiên, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám ngay khi trẻ có những dấu hiệu sau: Trẻ sốt cao khó hạ hoặc sốt liên tục trên 2 ngày. Trẻ nôn ói nhiều (1 tiếng nôn ói trên 3 lần). Run tay chân, đi đứng loạng choạng (dấu hiệu tổn thương thần kinh).

Làm thế nào để nhận biết bệnh tay chân miệng?

Các dấu hiệu của bệnh tay - chân - miệng ở trẻ rất dễ nhận biết, bao gồm:.

Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao. ... .

Tổn thương ở da: Rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối....

Một số trẻ có thể đau miệng, bỏ ăn, nôn, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy, mệt mỏi, quấy khóc....

Nên cho bé ăn gì khi bị tay chân miệng?

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn những loại thực phẩm như cháo hoặc súp để dễ hấp thu cũng như tiêu hóa tốt hơn, không bị đau rát trong miệng. Ngoài ra, để giúp bé hấp thu đầy đủ dưỡng chất, mẹ nên kết hợp với nhiều loại củ, quả khác nhau như cháo lươn đậu xanh, cháo sườn nấu đậu, cháo tôm cà rốt,…

Bệnh tay chân miệng nên bôi thuốc gì?

Một số loại thuốc bôi tay chân miệng thường được sử dụng:.

Thuốc bôi Xanh methylen..

Povidine / Betadine 10%.

Glycerin borat..

Thuốc tím..

Gel bôi Kin baby..

Gel bôi Kamistad..

Gel bôi su bạc..