Bị ho đi khám ở đâu

Điều trị theo nguyên nhân.

Có rất ít bằng chứng ủng hộ việc sử dụng thuốc chống ho hoặc thuốc long đờm. Ho là một cơ chế quan trọng để làm sạch các chất bài tiết từ đường thở và có thể hỗ trợ phục hồi sau nhiễm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Do đó, mặc dù bệnh nhân thường mong muốn hoặc yêu cầu dùng các thuốc giảm ho, nhưng cần thận trọng và chỉ dùng đối với bệnh nhân có nhiễm trùng hô hấp trên, bệnh nhân đã được điều trị theo nguyên nhân nhưng vẫn ho quá nhiều, gây khó chịu cho người bệnh. Thuốc chống ho có thể chỉ định cho một số bệnh nhân ho mạn tính do phản xạ hoặc do yếu tố tâm lý hoặc những bệnh nhân ho nhiều gây thương tổn niêm mạc phế quản.

Thuốc giảm ho gây ức chế trung tâm ho ở hành não [dextromethorphan và codeine] hoặc gây tê các thụ thể bề mặt của các sợi thần kinh trong phế quản và phế nang [benzonatat]. Dextromethorphan, một dẫn chất opioid levorphanol, dạng viên hoặc xi rô có hiệu quả giảm ho với liều 15 đến 30 mg uống 1 đến 4 lần/ngày đối với người lớn hoặc 0,25 mg/kg uống 4 lần/ngày đối với trẻ em. Codeine có tác dụng giảm ho, giảm đau và an thần, nhưng tiềm ẩn nguy cơ phụ thuộc codein, và buồn nôn, nôn mửa, táo bón và nhờn thuốc là những tác dụng không mong muốn thường gặp. Liều thông thường đối với người lớn: 10-20mg/lần, uống mỗi 4-6h khi cần và liều đối với trẻ em 0,25-0,5 mg/kg, uống 4 lần/ngày. Các opioid khác [hydrocodone, hydromorphone, methadone, morphine] có đặc tính chống ho nhưng tránh dùng vì có nguy cơ cao gây lạm dụng và phụ thuộc thuốc. Benzonatat, một tiền chất tetracaine có sẵn trong viên nang chứa chất lỏng, có hiệu quả ở liều 100-200 mg uống 3 lần mỗi ngày.

Thuốc long đờm được cho là làm giảm độ quánh của đờm và tạo thuận lợi cho bệnh nhân khạc đờm [ho khạc], mặc dù có những hạn chế, tuy nhiên thuốc long đờm mang lại lợi ích trong hầu hết các trường hợp. Guaifenesin [dạng xi-rô hoặc dạng viên 200 đến 400 mg uống mỗi 4 giờ] thường được sử dụng do không có tác dụng phụ nghiêm trọng, nhưng có nhiều thuốc long đờm, bao gồm bromhexine, ipecac và dung dịch bão hòa kali iodide [SSKI]. Các thuốc long đờm dạng khí dung như N-acetylcystein, DNase và dung dịch muối ưu trương thường được dùng để điều trị ho ở bệnh nhân ở bệnh nhân giãn phế quản hoặc bệnh xơ nang. Đảm bảo cơ thể người bệnh đủ nước và làm ẩm khí thở sẽ giúp bệnh nhân ho khạc đờm dễ dàng hơn, mặc dù không có kỹ thuật nào được kiểm tra nghiêm ngặt.

Điều trị tại chỗ, chẳng hạn như thảo dược từ cây keo, cam thảo, glycerin, mật ong, dung dịch ho hoặc xi-rô cherry [demulcents], có thể làm dịu cơn ho, nhưng không có bằng khoa học.

Thuốc kích thích ho [Protussives], được chỉ định trong bệnh xơ nang và giãn phế quản, đối với những bệnh nhân này có rất nhiều đờm và việc kích thích ho đờm có ý nghĩa quan trọng đối với việc làm sạch đường thở và bảo tồn chức năng phổi. DNase hoặc nước muối ưu trương kết hợp với liệu pháp vật lý trị liệu và dẫn lưu tư thế để thúc đẩy ho khạc dẫn lưu đờm đễ dàng. Cách tiếp cận này giúp ích cho bệnh nhân xơ nang nhưng không áp dụng được với hầu hết các nguyên nhân khác của ho mạn tính.

Thuốc giãn phế quản, albuterol và ipratropium hoặc corticosteroid hít, có thể có hiệu quả cho bệnh nhân ho sau nhiễm trùng hô hấp trên và hen phế quản thể ho.

  • File đính kèm: Biểu mẫu báo giá

    Đọc thêm

  • Đó là Remdisivir, một loại thuốc kháng vi-rút vừa được FDA [Mỹ] cho phép sử …

    Đọc thêm

  • Bệnh Viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh là Bệnh viện chuyên khoa Hạng …

    Đọc thêm

Video liên quan

Chủ Đề