Bị mụn trên trán là bệnh gì năm 2024

Mụn cám làm da sần sùi, xỉn màu… ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Mụn cám ở trán lại phổ biến ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, phòng ngừa mụn cám ở trán như thế nào? Bài viết dưới đây được thạc sĩ bác sĩ CKI Phạm Trường An, khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM sẽ giải đáp những thắc mắc về mụn cám ở trán cho bạn.

Mụn cám ở trán là gì?

Mụn cám ở trán là những nốt nhỏ li ti xuất hiện khi nang lông bị bít tắc làm da sần sùi. Mụn cám thường mọc ở vùng mũi, cằm, má, vai, lưng, ngực,… đặc biệt là vùng trán. Mụn cám có nhân màu trắng, vàng đục hoặc hơi ngả màu đen và không gây viêm, sưng hay đau nhức.

Cả nam và nữ đều có thể nổi mụn cám ở trán, đặc biệt người bệnh trong độ tuổi dậy thì. Ngoài ra, phụ nữ mang thai thường thay đổi nội tiết tố nên dễ nổi mụn cám. [1]

Nguyên nhân gây mụn cám ở trán

Một số nguyên nhân gây mụn cám ở trán, bao gồm:

1. Thay đổi hormone

Sự thay đổi nồng độ hormone ở người đang dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt không đều, căng thẳng kéo dài, mang thai, tiền mãn kinh kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, nang lông bị bít tắc dẫn đến nổi mụn cám ở trán. [2]

2. Vệ sinh da không sạch sẽ

Da không sạch sẽ góp phần gây nổi mụn cám ở trán. Dưới tác động của môi trường và sinh hoạt hàng ngày, da không được vệ sinh sạch sẽ, bụi bẩn, dầu thừa, vi khuẩn sẽ tích tụ khiến nang lông bít tắc và nổi mụn.

3. Chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, món ăn cay nóng,… khiến tình trạng nang lông bị tắc nghẽn nghiêm trọng hơn và nổi mụn cám.

4. Dùng mỹ phẩm không phù hợp

Dùng mỹ phẩm như sữa rửa mặt, serum, kem dưỡng,… không phù hợp với loại da cũng khiến tuyến bã nhờn hoạt động không ổn định, quá trình bài tiết của nang lông cũng bị ảnh hưởng, gây nổi mụn cám ở trán. Hơn nữa, một số người dùng kem trộn làm da mỏng và yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây ra mụn.

5. Chế độ sinh hoạt không khoa học

Khi bạn lo lắng, căng thẳng kéo dài, thức khuya, rối loạn giấc ngủ,… khiến nhịp sinh học của cơ thể đảo lộn, gây nổi mụn cám.

Dấu hiệu nhận biết mụn cám ở trán

Người bệnh có thể nhận biết mụn cám ở trán thông qua một số dấu hiệu đơn giản như:

  • Mụn màu trắng đục hoặc ngả màu đen.
  • Mụn nổi li ti làm da sần sùi và lỗ chân lông to.
  • Không gây sưng, đỏ hay đau.
    Mụn cám ở trán là những nốt nhỏ li ti xuất hiện khi nang lông bít tắc làm da sần sùi

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu mụn cám ở trán kéo dài không hết, hãy đi gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da để được điều trị phù hợp với tình trạng da người bệnh. Bác sĩ có thể khám, cũng như đánh giá và lên phác đồ điều trị đúng với tình trạng mụn. Hơn nữa, bác sĩ cũng có thể hỗ trợ lấy nhân mụn trên da và hạn chế tình trạng mụn tái phát.

Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM có các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm giúp việc tư vấn và đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng người bệnh. Ngoài ra, bệnh viện đầu tư đầy đủ máy móc, trang thiết bị tân tiến nhất như máy phân tích da A-one Simple, điện di Apollo Duet +EL, Laser Pico, Laser CO2 Fractional, IPL, HIFU, Sofwave Superb, máy hút khói, súng nitơ lỏng, cây lăn, bút lăn… nhập từ các nước như châu Âu, Mỹ, Hàn, Israel… để hỗ trợ cho việc điều trị da của người bệnh tốt nhất.

Các vị trí thường “nổi mụn cám” có thể bạn quan tâm: Mụn cám ở cằm, mụn cám ở mũi, mụn cám quanh mép miệng

Phương pháp chẩn đoán tình trạng mụn cám ở trán

Bác sĩ chẩn đoán tình trạng mụn cám ở trán bằng cách khám trực tiếp, quan sát và kiểm tra loại mụn. Ngoài ra, bác sĩ còn xem xét thêm yếu tố tuổi tác, thói quen sinh hoạt và hoàn cảnh sống của người bệnh để chẩn đoán tình trạng mụn. Một số xét nghiệm có thể cần thực hiện tùy vào tình trạng mụn như: soi da, xét nghiệm máu,…

Cách điều trị mụn cám ở trán hiệu quả

Một số cách chữa trị mụn cám ở trán đạt hiệu quả cao, bao gồm:

1. Trị mụn cám bằng các phương pháp dân gian

Điều trị mụn cám với các phương pháp dân gian như trà xanh, nha đam, mật ong, chanh,… thường được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, các phương pháp dân gian này không mang lại hiệu quả cao, thậm chí còn khiến tình trạng mụn cám trầm trọng hơn, gây viêm và sưng. Vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM để được thăm khám và điều trị mụn cám phù hợp với tình trạng da.

2. Trị mụn cám bằng thuốc bôi

Một số loại thuốc bôi chứa một số thành phần hỗ trợ điều trị mụn cám ở trán, bao gồm:

  • Retinoids: Hoạt chất này thường hỗ trợ điều trị mụn cám từ nhẹ đến trung bình bởi công dụng thúc đẩy quá trình thay mới tế bào sừng, giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, giảm tiết bã nhờn. Lưu ý, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên dùng sản phẩm chứa Retinoids.
  • Benzoyl peroxide: Hỗ trợ điều trị mụn cám thông qua tác dụng kháng khuẩn, góp phần làm thông thoáng lỗ chân lông. Benzoyl peroxide có thể được sử dụng để điều trị những trường hợp mụn cám nhẹ đến trung bình. []
    TS.BS. Đặng Thị Ngọc Bích đang điện di đưa tinh chất vào sâu trong da, điều trị mụn cám ở trán cho khách hàng

3. Trị mụn cám bằng thuốc uống

Trong trường hợp mụn cám kết hợp với mụn viêm, bác sĩ có thể dùng một số loại thuốc uống giúp điều trị mụn như: thuốc kháng sinh, spironolactone, isotretinoin,…. Tùy vào tình trạng da và cơ địa của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ có liệu trình điều trị mụn cám khác nhau. Vì vậy, bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với bản thân.

Biện pháp ngăn ngừa mụn cám trên trán

Một số biện pháp giúp bạn ngừa mụn cám trên trán, bao gồm:

  • Dùng sữa rửa mặt phù hợp với da đều đặn 1-2 lần/ngày;
  • Chăm sóc da đúng cách theo bác sĩ đã hướng dẫn;
  • Dùng kem dưỡng ẩm đáp ứng được với loại da;
  • Hạn chế chạm tay vào da mặt;
  • Hạn chế trang điểm;
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ, giảm dầu mỡ, chất bột đường và thức ăn cay nóng;
  • Uống nhiều nước;
  • Hạn chế thức khuya;
  • Hạn chế căng thẳng, lo lắng. [4]
    Điều trị mụn cám bằng các phương pháp dân gian không mang lại hiệu quả cao, thậm chí còn khiến tình trạng mụn cám trầm trọng hơn, gây viêm và sưng

Tùy vào tình trạng mụn cám ở trán của mỗi người mà bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp điều trị mụn khác nhau. Đặc biệt, thuốc bôi hoặc thuốc uống cần theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da. Điều này giúp người bệnh tránh trường hợp dùng không đúng loại thuốc khiến mụn nổi nhiều hơn và điều trị khó khăn hơn. Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM có các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm giúp việc tư vấn và đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng người bệnh.

Mụn cám ở trán thường lành tính nhưng gây mất thẩm mỹ nên ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Thông qua bài viết này, mong rằng người bệnh sẽ hiểu hơn về mụn cám ở trán và biết cách chăm sóc da đúng cách để ngừa mụn và giữ da luôn mịn màng tươi trẻ. Nếu người bệnh nhận thấy mình có dấu hiệu nghi mụn cám ở trán, đừng ngần ngại, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM để được khám và lên phác đồ điều trị sớm, hạn chế để lại sẹo thâm và nhiều biến chứng khác trên da.

Chủ Đề