Bị thủy đậu có nên tiêm không

Dịch thuỷ đậu đang vào mùa, vốn là bệnh lành tính nhưng nếu không biết chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây biến chứng viêm phổi, nhiễm trùng huyết.

Bị thủy đậu có nên tiêm không
Bệnh nhân bị thuỷ đậu có thể để lại sẹo, biến chứng khác,

Tiêm rồi vẫn bị thuỷ đậu

Chị Hà Thị Mai Trang trú tại phố Hai Bà Trưng, Hà Nội lo lắng vì con trai 4 tuổi của chị đã được tiêm ngừa thuỷ đậu khi 15 tháng nhưng cháu vẫn bị thuỷ đậu. Ban đầu chị Trang còn tưởng muỗi đốt vì thấy những nốt đỏ, nghĩ con đã tiêm phòng nên chị không tin con bị thuỷ đậu.

Đến chiều, chị đang đi làm thì cô giáo của con gọi cho chị thông báo cháu bị lên các nốt ở mặt, bụng nhìn giống thuỷ đậu. Chị Trang đi về đón con và cho con đi khám bác sĩ thì đúng là bị thuỷ đậu thật. Chị ngỡ ngàng nói: “Con tôi đã tiêm ngừa thuỷ đậu và hầu như tất cả các loại vắc xin đang có ở tiêm chủng dịch vụ nhưng hầu như dịch bệnh nào cháu cũng mắc phải”.

Cùng hoàn cảnh với chị Trang, bé Ngô Ngân Hà 18 tháng trú tại Kim Ngưu, Hà Nội cũng bị lên thuỷ đậu dù trước đó bé vừa tiêm phòng thuỷ đậu xong. Mẹ của bé Hà cho rằng có thể đợt tiêm thuỷ đậu đó, cháu đang mọc răng nên không có tác dụng với kháng thế. Nhìn con chằng chịt các nốt ban thuỷ đậu, chị buồn bã không biết ngừa bằng cách nào.

Tiêm rồi vẫn có thể bị

Trao đổi với chúng tôi, PGS TS Trần Như Dương – Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Varicella Zoster gây ra. Bệnh rất dễ lây lan thành dịch. 

Bệnh lây truyền chủ yếu qua việc tiếp xúc với chất dịch nốt thủy đậu của người bệnh từ da, quần áo, hoặc qua đường hô hấp khi giao tiếp, nói chuyện với người mắc bệnh. Dịch bệnh thường xảy ra vào mùa đông – xuân, số mắc tăng cao vào giai đoạn từ cuối năm dương lịch cho đến tháng 3, tháng 4 hàng năm. 

Mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh thủy đậu nếu chưa có miễn dịch, tuy nhiên bệnh hay gặp nhất là ở trẻ dưới 10 tuổi và biểu hiện bệnh nặng cũng thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. 

Triệu chứng chính của bệnh thủy đậu bao gồm khởi phát đột ngột với sốt, người mệt mỏi, chán ăn, đau nhức mình mẩy, sau đó trên da xuất hiện các mụn bóng nước, trong vòng 24 – 48 giờ mụn nước có thể nổi toàn thân. 

Trường hợp người bệnh có sức đề kháng tốt, số mụn nước sẽ nổi ít hơn, tình trạng bệnh ít trầm trọng. Ngược lại, nếu người bệnh có thể trạng không tốt, bị suy giảm miễn dịch, cơ thể suy yếu, số lượng mụn nước có thể tăng lên rất nhiều, dễ nhiễm trùng da và có biến chứng. 

Những trường hợp biến chứng nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm não-màng não rất nguy hiểm. Khi thủy đậu bị nhiễm trùng da có thể để lại sẹo xấu rất ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

“Vắc xin thủy đậu cũng giống như các vắc xin khác dù tốt đến đâu thì sau khi tiêm chủng cũng chỉ có khoảng 90% số người được tiêm tạo được miễn dịch bảo vệ phòng bệnh. Như vậy vẫn còn tới 10% số người dù đã được tiêm chủng nhưng không tạo được miễn dịch bảo vệ do cơ thể không đáp ứng với vắc xin và vẫn có khả năng bị mắc bệnh.

Chính vì vậy trên thực tế chúng ta mới thấy một số người mặc dù đã được tiêm vắc xin rồi nhưng vẫn bị mắc bệnh mà nguyên nhân chủ yếu ở đây là do cơ thể không đáp ứng với vắc xin như đã nói ở trên chứ thường không phải do chất lượng vắc xin hay do chất lượng tiêm chủng gây nên” – PGS Dương nói. 

Hiện nay, bệnh thuỷ đậu đang vào mùa, PGS Dương nhẫn mạnh biện pháp phòng bệnh thủy đậu quan trọng và hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh. Cả người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên nếu chưa được tiêm vắc xin và chưa bị mắc bệnh trước đó thì đều cần được tiêm chủng. Lịch tiêm vắc xin cụ thể như sau:

Trẻ từ 1 tuổi (từ 12 tháng tuổi) tới 12 tuổi: tiêm một liều càng sớm càng tốt.

Thiếu niên từ 13 tuổi trở lên hoặc người lớn: tiêm 2 liều cách nhau 4-8 tuần. 

Không tiêm vắc xin thủy đậu cho phụ nữ có thai. Trường hợp phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nên tiêm vắc xin phòng thủy đậu ít nhất 3 tháng trước khi dự định có thai.

Nguồn http://infonet.vn/tiem-thuy-dau-roi-van-mac-benh-loi-do-dau-post194295.info

Tag: thủy đậu, vắc xin, tiêm phòng thủy đậu

Thủy đậu (còn được gọi là bệnh trái rạ) do vi rút Varicella Zoster (VZV) gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất.

Thời gian ủ bệnh trung bình từ 14 – 16 ngày (một số người có thể phát bệnh sớm hơn – khoảng 10 ngày, hoặc muộn hơn – khoảng trên 20 ngày). Bệnh thủy đậu lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp (nói chuyện, ho, hắt hơi…) khi tiếp xúc với người bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng sinh hoạt của bệnh nhân như quần áo, khăn, ga trải giường…

Thời gian đầu nhiễm bệnh, người bệnh sẽ có những biểu hiện như sốt, đau đầu hay đau cơ, mệt mỏi hoặc chán ăn. Sau đó, bệnh nhân sẽ xuất hiện những nốt tròn đỏ (nốt rạ) trong khoảng 12-24 giờ. Những nốt rạ sẽ dần tiến triển thành các mụn nước có chứa dịch trong, có thể mọc toàn thân hoặc rải rác khắp cơ thể, trung bình từ 100 – 500 nốt.

Bị thủy đậu có nên tiêm không

Trong trường hợp bình thường, bệnh thủy đậu sẽ kéo dài từ 5 – 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước thì có thể để lại sẹo.

Bệnh thủy đậu có thể gây các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan, viêm phổi… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.

Cho đến nay, cách phòng bệnh thủy đậu tốt nhất vẫn là tiêm ngừa bằng vắc xin.

Vắc-xin thủy đậu được tiêm lúc nào?

Tiêm vắc-xin thủy đậu cho trẻ em có khả năng phòng bệnh lên tới 97%.

  • Với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: tiêm mũi đầu tiên lúc 12 tháng, mũi thứ hai tiêm khoảng từ 4-6 tuổi.

  • Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn tiêm hai mũi và mũi thứ hai cách mũi thứ nhất từ 4-8 tuần. Riêng với phụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai tối thiểu 3 tháng.

Vắc-xin thủy đậu sau khi đưa vào cơ thể cần từ 1-2 tuần để phát huy tác dụng. Tại Việt Nam, mùa bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào tháng 2-6 hàng năm.

2.2 Vắc-xin thủy đậu có tác dụng trong bao lâu?

Sau khi đưa vào cơ thể, vắc xin thủy đậu cần 1 – 2 tuần để phát huy tác dụng. Vì vậy, phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm phòng thủy đậu trước mùa dịch tối thiểu 1 tháng. Hiện tại chưa xác định được vắc xin thủy đậu có tắc dụng trong bao lâu sau khi tiêm, nhưng theo một số nghiên cứu thì đối với người đã tiêm phòng thì vắc xin thủy đậu có tác dụng trong khoảng từ 10 - 20 năm.. Sau khoảng thời gian này, chúng ta có thể tiêm nhắc lại để phòng ngừa thủy đậu hiệu quả hơn.

2.3 Lưu ý khi tiêm vắc-xin thủy đậu

  • Không tiêm vắc xin thủy đậu cho bé bị dị ứng với vắc xin hoặc bất kỳ thành phần nào của vắc xin, bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh, ung thư, nhiễm HIV, có bất thường về máu, đang hóa trị liệu,... Khi đưa trẻ đi tiêm vacxin thủy đậu, phụ huynh nên nói rõ cho cán bộ tiêm chủng về tiền sử dị ứng và các bệnh của con mình.

  • Hoãn tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, trẻ đang bị sốt cao, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, viêm da có mủ, mắc bệnh mãn tính đang tiến triển (lao phổi, viêm thận,...) hoặc trẻ mới khỏi bệnh nặng, đang trong thời kỳ hồi phục sức khỏe.

  • Không sử dụng vacxin thủy đậu cho các đối tượng đang bị suy dinh dưỡng, bị bệnh tim mạch cấp, rối loạn chức năng gan thận, có tiền sử co giật, có thai hoặc 2 tháng trước khi dự định có thai, đã tiêm phòng các vacxin sống khác (vắc xin sởi, bại liệt, rubella, quai bị,...) trong vòng 1 tháng gần đây.

Không sử dụng vắc-xin thủy đậu cho các đối tượng đang bị suy dinh dưỡng