Bột bánh in là bột gì

Thông thường mọi người khi làm bánh dẻo Trung Thu đều cần đến bột bánh dẻo. Vậy bột bánh dẻo là bột gì, bạn đã biết chưa? Nếu không có bột bánh dẻo thì có thể thay thế bằng bột gạo nếp sống được không nhỉ? Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu thông tin chi tiết sau đây nhé.

Bột bánh dẻo là một loại bột khá đặc biệt. Bột còn có tên gọi khác là bột nếp chín, nên khi làm bánh sẽ không cần trải qua bước xử lý bằng nhiệt độ và có thể sử dụng ngay khi đã được đóng bánh. Đây chính là loại bột nếp làm từ bỏng nếp sau khi đã rang chín, người ta nghiền thành bột mịn, có màu trắng và thơm mùi gạo nếp đặc trưng.

Bột bánh dẻo được làm từ gạo nếp.

Làm bánh trung thu dẻo bằng bột gì thơm ngon và chuẩn vị?

Cơ bản bột làm bánh trung thu dẻo vẫn là loại bột nếp, đây là bột khá đặc biệt không cần qua lò nướng hay bất kỳ công đoạn xử lý nhiệt nào mà vẫn có thể dùng ngay khi đóng khuôn bánh. Việc này cũng là do bột nếp được làm từ gạo nếp rang chín, sau đó nghiền mịn để tạo thành bột. Loại bột để làm nên những chiếc bánh trung thu dẻo thường là bột mịn, có màu trắng và vị thơm mùi nếp rang. Tuy nghe đến từ bột nếp và qua lời giới thiệu ta thấy nó khá đơn giản nhưng để làm được bột làm bánh trung thu dẻo là một quá trình phức tạp.

Các loại bột bánh dẻo là bột gì?

Bột truyền thống: Khi được hỏi làm bánh trung thu dẻo bằng bột gì có lẽ bột truyền thống sẽ là câu trả lời đầu tiên. Đây là loại bột truyền thống ở miền Bắc, loại bột này thơm ngon mùi nếp ràng mà không cần dùng đến mùi hoa bưởi. Bột này khi làm bánh thường mùi thơm đặc biệt hấp dẫn và đậm đà hương vị truyền thống của chiếc bánh miền Bắc. Nhưng bột này có màu hươi ngả đục.

Bột dẻo miền Nam: Đây là bột bánh trung thu dẻo từ miền Nam, có màu trắng đẹp mắt. Thích hợp làm bánh biếu. Nhưng khi làm bánh không thơm ngon như bột bánh dẻo miền Bắc nên sẽ thơm nhiều hương hoa bưởi.

Bột dẻo sên nhân: Được xem là bột nếp dẻo được rang chín nhưng không sử dụng làm bột bánh mà để sên loại nhân cho bánh trung thu giúp nhân ráo bớt lượng dầu đồng thời không bị xuống lớp dầu trong quá trình đóng bánh.

Cách làm bánh dẻo bằng bột nếp sống

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Bột gạo nếp: 300g

  • Bột mì đa dụng: 60g
  • Bột gạo tẻ: 200g
  • Đường trắng: 300g
  • 200gr đậu xanh
  • Nước: 800 ml
  • 4 thìa bơ mềm
  • Vài giọt tinh dầu hoa bưởi 

Hướng dẫn cách làm bánh dẻo bằng bột nếp sống

Sau khi đã tìm hiểu về bột bánh dẻo là bột gì cũng như chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu làm bánh trung thu dẻo thì cùng bắt tay vào làm theo công thức sau nhé

Bước 1: Làm vỏ bánh trung thu dẻo

Trước tiên bạn đem bột nếp, bột mì đa dụng và bột gạo rẻ qua rây cho mịn đều với nhau. Thường trong bột có chỗ bị vón cục do tiếp xúc nhiều với không khí hoặc lâu ngày. Vì vậy đây là công đoạn giúp bánh không bị sống và sượng sau khi hoàn tất.

Cách làm bột bánh dẻo từ gạo nếp

Sau khi rây xong, cho bột nếp, bột mì, gạo tẻ, đường trắng kèm 1 chút tinh dầu hoa bưởi vào thau trộn thật đều lên. Tiếp theo cho nước vào dùng muỗng trộn đều vào lấy tay nhào bột cho thật kỹ và đều. Tiếp tục cho bơ vào nhào mạnh tay để hỗn hợp đều. Sau đó cho bột nghỉ thời gian 10 - 15 phút.

Bước 2: Nấu chín bột

Bởi vì sử dụng bột nếp sống nên sau khi bột nghỉ xong cho vào lò vi sóng nấu khoảng 20 - 25 phút giúp bột chín đều và dẻo mịn, lưu ý kiểm tra bột chín đều chưa trước khi lấy ra.

Bột bánh dẻo là bột gì

Khi bột chín bạn để hơi nguội rồi nhào bột bằng bao tay cách nhiệt thật mạnh để bột đều mịn. Nếu thấy bột chắc tay là đã xong công đoạn này. Bọc thực phẩm và cho vào ngăn mát khoảng 30 - 40 phút. Sau đó chia bột thành các viên bằng nhau. Có thể áp dụng cách làm bánh dẻo bằng bột nếp sống này với những chiếc bánh trung thu dẻo nhân thập cẩm.

Bước 3: Làm nhân bánh trung thu dẻo

Đầu tiên ngâm đậu xanh trong nước khoảng 15 - 20 phút. Khi đậu đã nở mềm, lấy ra hấp cách thủy cho chín. Tiếp theo giã bằng chày cối hoặc máy xay cho thật mịn. Tiếp tục sên hỗn hợp đậu với lửa nhỏ, cho 1 ít nước và 150g đường bột, có thể ít hơn tùy khẩu vị. Lưu ý cho nước vừa đủ để đậu không bị cháy hoặc quá khô. Sên đến khi đậu đặc và dẻo quánh lại thì nhấc xuống để nguội rồi vo thành từng viên tròn đều.

Bước 4: Đóng khuôn bánh

Ép các viên bột hơi dẹp rồi cho nhân đậu vào bọc kín. Tiếp tục ấn nhẹ bánh vào khuôn để tạo hình. Lưu ý nên rắc 1 lớp bột vào lòng khuôn để bánh không bị dính.

Lấy bánh ra khỏi khuôn là bạn đã hoàn thành chiếc bánh trung thu dẻo bằng bột nếp thơm ngon đúng điệu.

Tham khảo thêm cách làm bột bánh dẻo từ gạo nếp

Bột bánh dẻo được làm từ gạo nếp sống. Do đó nguyên liệu quan trọng nhất và duy nhất vẫn là gạo nếp.

Bước 1: Vo gạo nếp thật kỹ, đãi sạch qua nhiều nước rồi để ráo. Sau khi đã rao, cho gạo lên bếp rang với lửa nhỏ vừa đủ để chảo nóng. Đảo đều tay đến khi gạo có màu hơi vàng, cắn ăn sẽ giòn giòn nhưng vẫn hơi cứng. 

Bước 2: Đến công đoạn xay bột, cần có sự trợ giúp của máy xay bột chuyên dụng. Nhưng nếu xay bằng máy sinh tố vẫn được nhưng bột bánh sẽ không mịn và không được ngon.

Bước 3: Trộn bột chỉ cần theo công thức đường với nước tỉ lệ 1:1. Cách trộn: nước đường và bột bánh theo tỉ lệ 2:1, 300gr nước đường nên hòa với 20ml dầu ăn và 10ml tinh dầu bưởi. Vậy lầ bạn đã hoàn thành cách làm bột bánh dẻo từ gạo nếp.

Như vậy nếu không mua được bột bánh dẻo, các bạn hoàn toàn có thể linh hoạt chế tác được những chiếc bánh dẻo trung thu thật thơm ngon từ bột nếp sống hoặc gạo nếp sống. Chúc các bạn thành công!

Nguồn: banhthuanphong.com

• Nấu nước đường: Bạn cho 200ml nước lọc cùng 500g đường trắng vào nồi rồi đun nước đường ở lửa nhỏ và khuấy đều tay để tan hết đường. Bạn đun sôi hỗn hợp đến khi thấy nước đường sệt lại, đường kéo được thành sợi chỉ thì bạn tắt bếp. Sau khi đường cát nguội bớt, bạn cho 2 thìa cà phê tinh dầu bưởi và 1/4 thìa cà phê cốt chanh vào nồi rồi trộn đều hỗn hợp.

• Làm nhân bánh: Bạn cho 200g dừa nạo vào chảo, bắc lên bếp rồi xào với lửa nhỏ để nhân dừa đậm đà và giòn tan. Bạn cho thêm 50g đường cát hoặc hơn [tùy vào độ ngọt bạn thích] và thêm một chút muối vào nấu cùng. Bạn xào cho đến khi dừa ráo hết hơi nước là được.

• Nặn bánh: Bạn dần dần cho số bột đã rang chín vào nồi nước đường rồi đổ bột từ từ và liên tục trộn bột đều tay đến khi thấy bột hòa quyện với đường. Bạn cũng đừng quên giữ lại một ít bột để làm bột áo. Sau đó, bạn nặn bột thành những viên tròn để đường và bột không bị nứt vỡ.

• Đóng khuôn bánh: Bạn dùng số bột còn thừa lại rắc đều vào khuôn bánh. Sau đó, bạn cho lớp bột đã nặn vào khuôn, rồi cán dẹp thành một lớp mỏng. Bạn tiếp tục cho nhân dừa đã xào vào và để thêm một lớp bột khác ở trên cùng. Bạn cẩn thận để bột bánh tràn đầy khuôn bánh và ấn bột để tạo hình cho bánh không bị nứt.

Bạn giữ nguyên bột trong khuôn tầm 15 – 20 phút rồi gõ nhẹ khuôn để bánh rơi ra rồi bày bánh ra đĩa và thiết đãi bạn bè cùng người thân.

Khi làm bánh in, bạn hãy chọn khuôn bánh mà mình yêu thích để tạo hình cho bánh và nên dùng bột nếp còn dư để làm bột áo giúp lấy bánh in ra dễ dàng hơn. Bạn cũng cần ép bánh thật chặt tay để bánh không bị vỡ vụn.

Nếu không dùng hết bánh in, bạn hãy dùng màng bọc bánh và bảo quản trong tủ lạnh. Bạn cũng cần chọn các loại bột và phần nhân còn mới, không chọn loại chỉ còn hạn dưới 5 ngày để bánh không bị hư. Bạn cũng cần hạn chế lượng đường cho vào bánh khi mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp, béo phì…

Sau khi trình bày bánh in ra đĩa, bạn hãy tinh ý pha thêm một tách trà để nhâm nhi món bánh cho hương vị thơm ngon hơn. Hơn thế nữa, lợi ích của trà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa để bạn và người thân không bị đầy bụng khi ăn bánh ngọt. Nếu biết cách làm bánh in, bạn không những trổ tài khéo tay vào bếp mà còn giúp ngày Tết đầm ấm hơn.

Hoa Vũ HELLO BACSI

Video liên quan

Chủ Đề