Bướu giáp nhân là gì

Bướu giáp đơn nhân là tình trạng tuyến giáp xuất hiện một khối u [nhân giáp]. Bướu giáp đơn nhân có thể là lành tính hoặc ung thư tuyến giáp.

Bướu giáp nhân đa phần không có biểu hiện rõ ràng, bệnh thường được phát hiện tình cờ khi khám định kỳ.

Một số bệnh nhân bướu giáp đơn nhân có thể xuất hiện triệu chứng cổ sưng to bất thường, cổ họng có cảm giác vướng víu, khó nuốt… Ngoài ra bệnh còn có thể gây sút cân bất thường, căng thẳng, nóng nảy, mất ngủ, đi ngoài lỏng kéo dài….

Cổ sưng to bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh bướu giáp nhân

Bướu giáp đơn nhân có thể là lành tính hoặc ác tính [ung thư]. Để xác định nhân giáp có phải là ung thư không, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả chọc hút tế bào bằng kim nhỏ [sinh thiết tuyến giáp].

Điều trị bướu giáp đơn nhân

Dựa theo kết quả khám bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào loại nhân giáp mà bệnh có thể điều trị nội khoa bằng thuốc, điều trị bằng i-ốt phóng xạ hoặc phẫu thuật. Nếu là ung thư tuyến giáp, phương pháp điều trị chính là phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân thường phải điều trị bằng i-ốt phóng xạ và uống hormon giáp thay thế.

Với những trường hợp bướu giáp nhân lành tính có thể điều trị nhanh chóng, hiệu quả và an toàn bằng phương pháp sóng cao tần. Đây là phương pháp điều trị bướu giáp nhân kỹ thuật cao không cần phẫu thuật.

Điều trị bướu giáp nhân bằng sóng mang lại hiệu quả cao: sau 1 tháng, thể tích bướu giáp nhân giảm đi gần một nửa, sau 1 năm, nhân giáp có thể biến mất hoàn toàn, kích thước khối bướu vùng cổ nhỏ dần, cảm giác khó nuốt, khó thở… cũng không còn.

Ngoài ra, phương pháp này còn có nhiều ưu điểm vượt trội so với phẫu thuật như không gây các biến chứng nhiễm trùng, chảy máu vết thương, mất giọng nói, không để lại sẹo…. Quy trình điều trị bướu giáp nhân bằng laser diễn ra nhanh chóng, an toàn, bệnh nhân có thể về ngay trong ngày và tiếp tục sinh hoạt, làm việc bình thường.

Điều trị bướu giáp nhân bằng Sóng cao tần

Bướu giáp đa nhân là tình trạng trong lòng tuyến giáp của người bệnh xuất hiện một số nhân [thường là 3-4 nhân]. Bướu đa nhân tuyến giáp đa số là lành tính, rất hiếm khi tiến triển là ung thư.

Phần lớn người dân thường cho rằng đã có bướu giáp là phải mổ. Tuy nhiên, mổ không phải là phương pháp điều trị tối ưu nhất đối với mọi bệnh nhân bướu giáp nhân. Trong một số trường hợp, nếu không cân nhắc kỹ, việc mổ không những không mang lại hiệu quả mà còn gây ra các biến chứng như hạ canxi, mất giọng nói, gây suy giáp…

Nếu kết quả sinh thiết là ung thư, bệnh nhân buộc phải phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.

Bướu giáp đa nhân nếu là lành tính thì tùy thuộc vào kết quả siêu âm, xét nghiệm chức năng tuyến giáp, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Nếu nhân giáp kích thước nhỏ có thể chưa cần phải điều trị hoặc uống thuốc kháng giáp.

Có nhiều trường hợp bướu giáp to rõ rệt, tuy nhiên nếu bướu không gây chèn ép và xét nghiệm thấy chức năng tuyến giáp bình thường thì chỉ cần theo dõi, không nên can thiệp gì. Còn nếu bướu quá to, gây khó nuốt hoặc khó thở thì có thể phẫu thuật cắt bớt một phần bướu giáp.

Hiện nay tại Việt Nam, ngoài uống thuốc kháng giáp và phẫu thuật, bệnh bướu giáp đa nhân có thể điều trị bằng phương pháp sóng cao tần không cần phẫu thuật. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao cùng với nhiều ưu điểm vượt trội như không gây biến chứng nặng, khả năng tái phát thấp, không để lại sẹo, thời gian điều trị nhanh chóng, bệnh nhân không phải nằm viện.

Phương pháp điều trị bướu giáp nhân bằng sóng cao tần

Bướu giáp chắc hẳn không còn là một thuật ngữ y học xa lạ đối với tất cả chúng ta. Nó được biết đến như một căn bệnh ở nữ giới khi mà tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn nam giới xấp xỉ 3 lần. Bài viết lần này với chủ đề “tất tần tật về bướu giáp nhân thùy phải”, ISOFHCARE xin gửi đến cả quý độc giả nam nữ gần xa.

Chuyên mục:

ISOFHCARE | Ngày đăng 25/08/2021 - Cập nhật 25/08/2021

Bướu nhân tuyến giáp hay còn gọi là bướu cổ, là một bệnh khá phổ biến trong các bệnh lý về tuyến giáp. Các phương pháp điều trị tình trạng này tùy thuộc vào kích thước bướu và bản chất rối loạn tuyến giáp, có thể là thuốc hoặc phẫu thuật. Liệu pháp phẫu thuật thường chỉ được chỉ định khi bướu quá to, chèn ép lên các cơ quan khác. Và phương pháp này không thể chữa khỏi được bệnh bướu nhân tuyến giáp.

Bệnh bướu nhân tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một cơ quan nằm ở vùng cổ trước, có vai trò sản xuất hormone, ảnh hưởng đến hầu hết các quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Bướu nhân tuyến giáp là một dạng tổn thương nằm khu trú trong tuyến giáp, có thể là khối dạng dịch lỏng hoặc đặc quánh. Bướu nhân có thể lành tính hoặc cũng có thể là ác tính.


Bướu nhân tuyến giáp là tình trạng phì đại của tuyến giáp

Các triệu chứng thường gặp của bệnh bướu nhân tuyến giáp

Bướu nhân tuyến giáp trong hầu hết các trường hợp thường không có biểu hiện lâm sàng cụ thể, người bệnh chỉ phát hiện ra mình bị bệnh tình cờ thông qua khám sức khỏe định kỳ, khám các bệnh lý khác.

Khi bướu nhân to lên, người bệnh có thể có các triệu chứng như: Vùng cổ to ra bất thường, có xuất hiện bướu thường phát hiện được khi soi gương hoặc người khác nhìn thấy, nuốt khó, thở khó, khản tiếng…

Nếu người bị bướu tuyến giáp có rối loạn chức năng tuyến giáp thì một số triệu chứng khác có thể là: Lo âu, gầy sút cân, run tay, hồi hộp trống ngực, mất ngủ…

Nếu bạn gặp một vài trong số các triệu chứng trên, kèm theo tiền sử trong gia đình có người bị ung thư tuyến giáp hay nhân tuyến giáp hay chiếu xạ vùng cổ, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời bệnh bướu nhân tuyến giáp.


Khàn tiếng, nuốt khó là triệu chứng của bướu nhân tuyến giáp

Nguyên nhân gây ra bệnh bướu nhân tuyến giáp là gì?

Một số yếu tố có thể gây ra tuyến giáp phì đại. Trong số đó, phổ biến nhất là:

- Thiếu i-ốt: I-ốt rất cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp, được tìm thấy chủ yếu trong nước biển và trong đất ở các khu vực ven biển. Ở các nước đang phát triển hay những người sống trong nội địa hoặc ở độ cao thường thiếu i-ốt và có thể phát triển bướu cổ.

- Bệnh Graves: Bướu cổ đôi khi có thể xảy ra khi tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp [cường giáp]. Trong bệnh Graves, các kháng thể được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch vì nhầm lẫn nên tấn công tuyến giáp, từ đó làm cho tuyến này tăng sản xuất thyroxine dư thừa.

- Bệnh Hashimoto: Bướu cổ cũng có thể là kết quả của suy giáp. Cũng giống như bệnh Graves, Hashimoto cũng là một rối loạn tự miễn. Viêm tuyến giáp Hashimoto làm cho tuyến này giảm sản xuất lượng hormone cần thiết. Chính sự suy giảm lượng hormone này làm cho tuyến yên sản xuất ra nhiều TSH để kích thích tuyến giáp, sau đó làm cho tuyến giáp to ra.

- Bướu cổ đa nhân: Trong bệnh lý này, một số chất rắn hoặc chất lỏng chứa đầy u cục phát triển ở cả hai phía của tuyến giáp, dẫn đến mở rộng tổng thể tuyến này.

- Bướu độc tuyến giáp: Trong trường hợp này, bướu giáp đơn nhân phát triển trong một phần của tuyến giáp. Hầu hết các nốt này không phải ung thư [thường lành tính] và không dẫn đến ung thư.

- Ung thư tuyến giáp: Ung thư tuyến giáp ít phổ biến hơn so với u lành tính tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp thường xuất hiện mở rộng ở một bên của tuyến giáp.

- Mang thai: Hormone mà cơ thể người phụ nữ sản xuất trong khi mang thai - chorionic gonadotropin [HCG], có thể làm tuyến giáp to ra một chút.

- Viêm tuyến giáp: Đây là một tình trạng viêm có thể gây đau và sưng ở tuyến giáp.

Điều trị bướu nhân tuyến giáp bằng phương pháp phẫu thuật có khỏi được không?

Khi nào thì người bệnh mới cần phẫu thuật và liệu phương pháp này có chữa khỏi bệnh bướu nhân tuyến giáp không, có để lại di chứng gì không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!

Phẫu thuật bướu nhân tuyến giáp được chỉ định khi nào?

Thông thường, với nhân tuyến giáp được xác định là lành tính có thể điều trị hoặc không, đặc biệt là trường hợp kích thước bướu nhân nhỏ, không ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh sẽ không cần điều trị, chỉ cần thường xuyên thăm khám theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trong một số trường hợp sau thì cần tiến hành phẫu thuật: Bướu giáp đơn thuần đa nhân hoặc đơn nhân sau điều trị nội khoa không hiệu quả; bướu phát triển nhanh, xuất huyết trong lòng bướu; bướu gây chèn ép, gây khó thở cho người bệnh; bệnh nhân lớn tuổi có khản tiếng chưa loại trừ ung thư; bướu thể nhân nhu mô vì có thể gây ung thư hóa; ung thư tuyến giáp…


Phẫu thuật không thể chữa khỏi hẳn bướu nhân tuyến giáp

Phẫu thuật bướu nhân tuyến giáp được thực hiện như thế nào, có hết hoàn toàn bướu không?

Tùy thuộc vào mức độ, loại bướu tuyến giáp như đơn nhân, đa nhân, nhân lớn hay nhỏ, lành tính hay ác tính mà bác sĩ sẽ chỉ định theo mỗi loại phẫu thuật khác nhau:

– Cắt bỏ nửa tuyến giáp [Hemithyroidectomy]: Đối với nhân lành hoặc ung thư nhỏ.

– Cắt bỏ hầu hết tuyến giáp [Subtotal Thyroidectomy]: Nhằm để lại lượng mô đủ để đáp ứng nhu cầu hormone tuyến giáp của cơ thể. Đối với nhân lành tính, bướu nhân độc thường bao gồm cả bệnh Graves hay bệnh u tuyến giáp nốt.

– Cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp [Total Thyroidectomy]: Đối với ung thư lớn hơn, nhân tuyến giáp nốt hoặc bướu tuyến giáp độc bao gồm cả bệnh Graves.

Việc phẫu thuật không phải lúc nào cũng chữa khỏi được bướu tuyến giáp, mà người bệnh có thể gặp một số rủi ro như tình trạng tái phát bướu trở lại. Mổ bướu chỉ giúp làm giảm triệu chứng do bướu to chèn ép lên các cơ quan khác ở cổ, chứ không chữa được căn nguyên gốc rễ của bệnh. Do đó, bác sĩ thường sẽ cân nhắc kĩ trước khi chỉ định cho người bệnh liệu pháp này.

Những rủi ro người bệnh có thể gặp phải khi mổ bướu nhân tuyến giáp

Khác với rủi ro của các dạng phẫu thuật khác bao gồm cả rủi ro do gây mê toàn thân, nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu; những rủi ro của phẫu thuật tuyến giáp là:

– Khản tiếng: Do chấn thương một dây thần kinh thanh quản, chấn thương này thường hiếm xảy ra và phần lớn chỉ là tạm thời.

– Khó thở: Do chấn thương cả hai dây thần kinh thanh quản, chấn thương này thường hiếm xảy ra và phần lớn cũng chỉ là tạm thời.

– Tụt canxi: Do rối loạn tuyến cận giáp kiểm soát mức canxi trong cơ thể, thường là tạm thời, hiếm khi vĩnh viễn.

Trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý tuyến giáp, việc bổ sung các thực phẩm có chứa hải tảo là xu hướng hỗ trợ điều trị mới, an toàn, hiệu quả, giúp tăng cường miễn dịch và sức khỏe của tuyến giáp. 

Video liên quan

Chủ Đề