Cá diếc miền nam gọi là gì năm 2024

Thời điểm cuối thu được xem là thời điểm thích hợp để ăn cá diếc. Tuy nhiên, nhiều người lại không rõ là mình nên mua cá diếc to hay cá diếc nhỏ thì sau khi hầm canh thịt sẽ mềm và nước có có vị ngọt. Vì hiện nay, ngoài hàng quán, mọi người đều bán cùng lúc hai loại cá diếc và ít khi có sự tư vấn cho người dùng nên chọn lựa loại nào sẽ tốt hơn.

Cá diếc miền nam gọi là gì năm 2024

Việc mua cá diếc nhỏ hay cá diếc to đang là vấn đề đau đầu của nhiều người.

Nên mua cá diếc to hay nhỏ?

Hiện nay, ngoài cá diếc tự nhiên trên thị trường còn xuất hiện cá diếc lai tạo hay còn gọi là cá diếc nuôi. Tốc độ sinh trưởng của loài cá diếc này nhanh gấp 3 lần cá diếc tự nhiên thông thường và không thể tự sinh sản được. Tuy nhiên, loài cá diếc này có khả năng kháng bệnh mạnh, chịu được tình trạng thiếu oxy và nhiệt độ thấp.

Đặc biệt, cá diếc lai có thể kích thước rất lớn, có những con to gấp ba lần so với cá diếc tự nhiên thông thường. Vì vậy, khi chọn cá diếc, chúng ta không nên chọn cá diếc quá to. Vì cá diếc có trọng lượng nhỏ thường là cá diếc hoang dã, có mùi vị thơm, ngọt tự nhiên.

Cá diếc miền nam gọi là gì năm 2024

Khi mua, không nên mua cá diếc quá to và chú ý nên chọn mua cá diếc tự nhiên.

Cá diếc tự nhiên có giá rất đắt, còn cá diếc nuôi nhân tạo thì rẻ hơn nhiều. Do đó, khi chọn mua cá diếc, bạn cần lựa chọn thật kỹ nếu không sẽ bị mua nhầm, vì chúng đặc điểm khá giống nhau. Tuy nhiên, bạn nên chú ý vào phần vảy trên dây bên của cá. Cá diếc tự nhiên sẽ 28 chiếc vảy, còn vảy trên dây bên của cá diếc lai nhân tạo là 32 chiếc.

Ngoài ra, để phân biệt cá diếc là cá diếc lai hay cá diếc hoang dã, bạn chỉ cần nhìn xem trong dạ dày của chúng có trứng cá hay không. Trước hết, hãy đứng sang một bên và quan sát người khác mua cá diếc, khi thấy người giết mổ cá diếc, nếu có trứng cá trong bụng thì có nghĩa là cá hoang dã. Nếu không có trứng và có 32 vảy bên, thì đó chính là cá diếc lai nhân tạo.

Cách nấu cá diếc kho khế

Nguyên liệu chuẩn bị cho 4 người ăn:

  • Cá diếc tươi: 1 kg
  • Khế chua: 3 quả
  • Hành tím: 1 củ
  • Nghệ tươi: 1 củ
  • Gia vị: hạt nêm, tiêu xay, đường, muối, nước mắm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Cá diếc mua về làm sạch, mổ bỏ ruột, xát muối để loại bỏ mùi tanh; sau đó rửa lại bằng nước sạch, để ráo.

– Khế rửa sạch, gọt bỏ đầu và các rìa, thái lát ngang.

– Hành tím bóc vỏ, băm nhuyễn.

– Nghệ tươi cạo vỏ, rửa sạch mang đi giã nát.

Cá diếc miền nam gọi là gì năm 2024

Cá diếc kho khế được nhiều gia đình lựa chọn mỗi khi hè về.

Bước 2: Chế biến món ăn

- Làm nóng chảo rồi cho dầu ăn, hành tím vào phi thơm, sau đó cho thêm nghệ và cá vào đảo đều.

- Thêm muối, hạt nêm, nước mắm, đường, mỳ chính vào đảo cho cá ngấm gia vị, cuối cùng thả khế chua vào.

- Đổ nước xâm xấp mặt cá rồi đậy nắp lại kho thêm 15 phút hoặc đến khi cạn nước. Nêm nếm lại gia vị vừa ăn, tắt bếp.

Cuối cùng, bạn chỉ cần lấy cá bày ra đĩa và thêm một chút rau thơm lên bề mặt cá là đã có ngay một món ngon dành cho ngày hè này.

Cá diếc, cái tên nghe khá xa lạ đối với người dân miền Nam. Tuy nhiên, từ lâu con cá diếc đã quen thuộc với người miền Trung. Không chỉ là món ăn ngon trong các bữa cơm hàng ngày, cá diếc còn chữa được một số bệnh.

Khi những cơn mưa đầu mùa trút xuống, cũng là lúc mùa cá diếc bắt đầu, người dân tha hồ bắt cá bằng cách câu hoặc thả lưới. Cá diếc còn gọi là tức ngư, tên khoa học là Carassus auratus L., thân dẹt, dài khoảng 15-30cm, đầu và đuôi thuôn, miệng hướng lên trên, mắt có viền màu đỏ, lưng nhô cao, toàn thân màu bạc, sống tập trung ở các con sông quê của miền Trung. Theo Đông y, cá diếc ôn trung bổ hư, kiện tỳ, lợi tiểu,... được dùng cho những người bệnh lâu ngày, cơ thể suy nhược, gầy còm ốm yếu, khí huyết bất túc khiến ăn uống kém, ợ chua, hoặc tỳ hư phù nề, tiểu tiện khó... Tùy từng loại bệnh mà người ta kết hợp cá diếc với các nguyên liệu khác để chế biến.

Có nhiều cách chế biến cá diếc để dùng trong các bữa cơm hàng ngày, như: chiên giòn, kho tương… Ngoài ra, canh cá diếc củ cải trị đầy bụng, lạnh bụng không tiêu, ăn kém, suy nhược cơ thể; cá diếc hầm đậu đỏ dùng trong các trường hợp phù nề tay chân, phụ nữ có mang phù nề và có tác dụng an thai. Canh cá diếc sa nhân dùng trong các trường hợp tỳ vị hư nhược, đầy trướng bụng, ăn kém hoặc đau quặn bụng, tiêu chảy; cá diếc hầm sa nhân cam thảo dùng cho bệnh nhân phù thũng toàn thân; các bà mẹ đang nuôi con nhỏ dùng món cá diếc hầm chân giò sẽ khắc phục được việc ít sữa, tắc sữa; cháo cá diếc rất thích hợp cho phụ nữ có thai ba tháng đầu bị ốm nghén với triệu chứng như mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, da xanh, buồn nôn... Dễ làm và nhanh nhất có lẽ là canh cá diếc rau răm.

Cá diếc còn tươi, tốt nhất là còn sống, sau khi làm sạch, thả vào nồi nước sôi vài phút là chín. Sau đó, cho rau răm vào, nêm chút nước mắm, thêm vài trái ớt xanh, một ít tiêu xay là được món cực ngon và bổ dưỡng, ai dùng cũng tốt. Những người bị cảm, mệt mỏi, chán ăn, dùng canh cá diếc rau răm, sẽ cảm thấy tỉnh táo, khỏe hơn. Canh cá diếc rau răm có thể dùng chung với cơm hoặc bún.

Để thưởng thức những món chế biến từ cá diếc được ngon, người ta phải để nguyên vảy và đầu. Ngon nhất là khi cá mang bụng trứng, vào khoảng tháng 8, tháng 9 âm lịch. Trứng cá diếc được xem là “đặc sản”, béo thanh, không giống với bất kỳ trứng loài cá nào khác, ăn một lần là nhớ mãi. Theo những người sành ăn, cá diếc sống trong ao, bàu, vảy màu sậm, không sáng và đẹp bằng cá sống ngoài sông, nhưng thịt béo hơn. Tuy nhiên, bây giờ ao, bàu không còn nhiều như trước, nên cá diếc sống trong môi trường này cũng hiếm đi.

Cá diếc tuy nhỏ, thịt ít, xương nhiều, không cẩn thận ăn dễ bị mắc xương. Tuy nhiên, là loài cá vừa ngon, vừa chứa nhiều vị thuốc chữa bệnh, nên người ta vẫn ưa chuộng. Đến miền Trung vào mùa cá diếc, có lẽ ai cũng muốn một lần thử qua cho biết. Muốn ăn loài cá này một cách “an toàn”, phải lấy thịt từ sống lưng trở ra, thuận theo chiều của xương. Bởi vậy, ăn cá diếc phải từ tốn để thưởng thức vị ngon của nó cũng như tránh được “sự cố” do xương cá gây nên.