Cá môi trề tên khao học là gì năm 2024

Cá mối vện, tên khoa học Synodus variegatus, là một loài cá trong họ Synodontidae, được tìm thấy ở Ấn Độ Dương và tây Thái Bình Dương, ở độ sâu 3–121m, thông thường 5-60m. Nó có thể dài đến 40 cm.

Synodus variegatus phổ biến rộng trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Nó có thể được tìm thấy từ ngoài khơi Đông Phi, gồm cả Hồng Hải, tới Hawaii, cũng như ven các đảo Marquesas và Ducie, về phía bắc tới quần đảo Lưu Cầu, về phía nam tới các đảo Lord Howe, Kermadec và Rapa. Ngoài ra, S. variegatus cũng được ghi nhận có ở New Zealand.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cá mối vện ở Dahab, Biển Đỏ

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • Russell B., Smith-Vaniz W. F. & Lawrence A. (2016). “Synodus variegatus”. The IUCN Red List of Threatened Species. 2016: e.T67856085A67871730. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T67856085A67871730.en. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2019.
  • Thái Thanh Dương (chủ biên), Các loài cá thường gặp ở Việt Nam, Bộ Thủy sản, Hà Nội, 2007. Tr.12.
  • Mundy B. C., 2005. Checklist of the fishes of the Hawaiian Archipelago. Bishop Museum Bulletins in Zoology 6: 1-704.
  • Froese Rainer, và Daniel Pauly (chủ biên) (2019). Synodus variegatus trong FishBase. Phiên bản tháng 2 2019.
  • Russell B. C., 1999. Synodontidae: lizardfishes (also bombay ducks, sauries). Trong Carpenter K. E. & Niem V. H. (chủ biên). FAO species identification guide for fishery purposes. The living marine resources of the Western Central Pacific. Quyển 3. Batoid fishes, chimaeras and bony fishes. Part 1 (Elopidae to Linophrynidae), tr. 1928-1945. FAO, Roma.
  • Myers R. F., 1989. Micronesian Reef Fishes: A practical Guide to the identification of the Coral Reef Fishes of the Tropical Central and Western Pacific. Coral Graphics, Barrigada, Guam. Paulin C., Stewart A., Roberts C. & McMillan P., 1989. New Zealand fish: a complete guide. Te Papa Press.

"Kẻ trụy lạc Xanh", một loài cá màu xanh bạc rất hung dữ và khó bắt, nổi tiếng với hành vi ngậm chặt môi của đối thủ để tranh giành lãnh thổ.

Tìm ra loài cá chuyên đi cưỡng hôn đối thủ

Theo Jeff Johnson, quản lý ở Bảo tàng Queensland ở Brisbane, Australia, tên tiếng Latinh của loài cá là Plectorhinchus caeruleonothus. "Careleo có nghĩa là màu xanh. Nothus là trụy lạc", Johnson giải thích.

Cá môi trề tên khao học là gì năm 2024
Cá Blue Bastard có đôi môi rất dày.(Ảnh: Westoz).

Kẻ trụy lạc Xanh (Blue Bastard) là một thành viên thuộc họ cá kẽm (sweetlip) với đặc điểm chung là đôi môi dày trề ra phía trước.

Blue Bastard sinh sống dọc phía bắc Australia từ Cape York, Queensland đến dải đá ngầm Ningaloo ngoài khơi bang Western Australia và ăn các động vật giáp xác nhỏ như ấu trùng tôm và cua.

Cá môi trề tên khao học là gì năm 2024
Hai con cá đực đang tấn công đối thủ bằng cách mút chặt môi nhau. (Ảnh: Mashable).

Cá Blue Bastard nổi tiếng với hành vi "hôn" đối thủ. Đây là một cách chiến đấu độc đáo để tranh giành lãnh thổ giữa những con đực. Hai con cá sẽ mút chặt môi nhau cho đến khi một con phải chịu thua.

Blue Bastard sinh ra với những vạch sọc và các vạch này mờ dần cho đến khi biến mất hoàn toàn lúc chúng trưởng thành. Một con cá trưởng thành có thể dài khoảng một mét.

Cứ ngỡ “vua cá lóc” phải là một ngư ông nhuốm màu sông nước và phảng phất nét hung tợn của Thủy thần. Nhưng không, ngồi trước mặt tôi trên bộ trường kỷ trong căn nhà sàn xinh xinh bên bờ kinh Đồng Tiến chỉ là một ông nông dân cao lớn, minh mẫn, quắc thước, mái tóc đen mượt...

Sau một lúc ngờ ngợ, tôi bạo gan hỏi “vua”: “Thưa, năm nay bác được bao nhiêu tuổi ạ? ”. “Vua” không trả lời, nhìn tôi hồi lâu rồi hỏi ngược:

- Vậy chớ năm nay chú bao nhiêu tuổi?

- Thưa, cháu 38.

“Vua” chợt cười lớn: “Chú nhỏ hơn qua tới 39 tuổi mà sao đầu gần bạc trắng vậy?”. Câu chuyện giữa tôi và “ vua cá lóc” đã khởi đầu như vậy.

“Bẻ nạng chống trời”...

Nhưng chuyện đầu tiên mà “ vua cá lóc” muốn kể cho tôi nghe hoàn toàn không dính dáng gì đến nghề nuôi cá mà là những kỷ niệm mới rượi của ông khi được ra Hà Nội dự Hội nghị Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi toàn quốc hồi tháng 9-2002. “Vua cá lóc” không giấu vẻ mãn nguyện khi được Chủ tịch nước Trần Đức Lương mời dự họp mặt và tặng quà, được Thủ tướng Phan Văn Khải tặng Bằng khen, được Bộ Thủy sản, Bộ NN và PTNT mời cơm... Tất cả những chuyện “trọng đại” đó đều được “vua cá lóc” xem là niềm tự hào không gì sánh được đối với một anh nông dân chân lấm tay bùn tận miệt bưng biền giữa ruột Đồng Tháp Mười.

“Nói chính xác thì qua vào sống bên bờ kinh Đồng Tiến này từ hồi năm 1961. Hồi đó vùng này nghèo mạt từ đường, khắp nơi chỉ là bưng phèn ngập tràn năng, lác, lau sậy và cỏ dại”, hớp một ngụm trà thấm giọng, mắt nhìn xa xăm ra phía dòng kinh còn cuồn cuộn nước lũ, “vua cá lóc” bồi hồi giở lại những hồi ức. “Đâu khoảng năm 1992, nhiều lúc kiếm con cá lóc đồng nấu canh chua đỏ con mắt mà không có, qua tức mình nằm đêm suy nghĩ: “Với đà thâm canh tăng vụ sản xuất lúa ngày càng mạnh, phân hóa học, thuốc trừ sâu đầy đồng thì con cá sẽ ngày càng khan hiếm. Vậy tại sao mình không... nuôi cá lóc?”.

Nghĩ sao làm vậy, tháng 4 âm lịch năm đó “vua cá lóc” lội đồng tìm vớt từng bầy ròng ròng (cá lóc non mới nở) về ương trong ao, đìa quanh nhà. Một lần nữa, những người hay chuyện lại râm ran: “Ông già bẻ nạng chống trời, cá lóc đầy đồng không ăn bày đặt nuôi với nấng” nhưng ông cứ lẳng lặng làm. Không biết con cá lóc non ăn gì để sống, ông ngày ngày nấu cháo trộn với cám rải xuống ao cho cá ăn. Nhưng cháo cứ nấu mà cá chết cứ chết, hết bầy này qua bầy khác. Suy nghĩ nát nước, mày mò đủ thứ thức ăn nhưng vẫn không thành công, cuối cùng ông đánh liều bắt ốc sống về bằm ra rải xuống ao. Tới lúc này thì con cá lóc non bắt đầu chịu ăn mồi và ông cũng nghiệm ra một lẽ thường tình: “Con cá tự nhiên phải ăn mồi có sẵn ngoài thiên nhiên để sinh tồn chứ đâu phải con heo mà ăn cháo với cám”. Vậy là năm sau ( 1993) ông sắm cối xay, bắt ốc, đặt nò, giăng lưới lấy cá tạp về xay nhuyễn để bắt đầu “chinh phục” nghề nuôi cá lóc. Năm đó, ông thả nuôi 17.000 con cá lóc trong 700 m2 mặt nước, sau gần 1 năm vét hầm thu được hơn 5 tấn cá lóc thương phẩm, lãi ròng 30 triệu đồng và 2 cái máy dầu.

“Con cá trời cho”

“Vua cá lóc” thừa nhận: “Cá lóc ngoài tự nhiên cứ tháng 4 âm lịch là sinh sôi, theo nước đi kiếm ăn khắp nơi, đến tháng chạp thì con nào con nấy bự xộn từ nửa ký trở lên. Vậy mà khi thả vô ao nuôi cho ăn đầy đủ cá bệnh vẫn bệnh, chết vẫn chết, người nuôi nhiều trận gần như muốn phá sản”. Nhưng trời không phụ lòng người, chính nhờ những con cá lóc giống lạ vô tình vớt được ngoài đồng mà “vua cá lóc” mới có được ngày hôm nay. Ông kể: “Đận đó vào mùa lũ lớn năm 1996, qua và một người bạn ra đồng tình cờ bắt gặp một bầy ròng ròng đông vô kể liền vớt về nuôi. Lúc đầu cứ nghĩ là con cá lóc đồng bình thường nhưng sau một thời gian thả nuôi thì phát hiện nhiều điều lạ: giống cá lóc này ham ăn kinh khủng, miệng rộng, ruột lớn và mùa gió trở chướng vẫn ăn bình thường chứ con cá lóc đồng hầu như rất ít ăn mồi khi trời có gió chướng”. Đặc tính tham ăn khiến bầy cá này lớn nhanh như thổi: Sau 8 tháng thả nuôi con nhỏ nhất đạt trọng lượng 2 kg, con lớn nhất nặng 3 - 4 kg. Đến lúc bắt lên thì phát hiện thêm một điều thú vị nữa: Con cá ham ăn này có cái môi dưới dài hơn môi trên một khúc dù mình mẩy, hình dạng chẳng khác gì con cá lóc đồng xưa nay thường ăn. Không ai gọi được tên giống cá này, bí quá mọi người gọi luôn là “con cá lóc môi trề”, chết danh cho tới ngày hôm nay. Dẫn tôi ra hầm cá trước nhà, “vua cá lóc” khoe: “Qua đang có 40 con cá nái, nuôi 2 năm rồi, để dành cho đẻ lấy cá con”. Khi chiếc mùng lưới mành mành chừng 2 m3 được kéo lên, tôi không khỏi kinh ngạc khi thấy bầy cá lóc khổng lồ đen trùi trũi quẫy nước văng tung tóe, mỗi con ước chừng 5 - 6 kg. “Vua cá lóc” giảng giải: “Nếu cho ăn thẳng thét, đầy đủ thì bây giờ mấy con cá này con nào cũng trên chục kg. Nhưng giống cá này lạ lắm, phải cho ăn hạn chế, đày cho nó giảm cân nó mới chịu đẻ. Cho ăn đầy đủ mập ú thì không con nào có được một bầy ròng ròng”.

“Trả lời thư người hâm mộ”

Bây giờ “vua cá lóc” có 3.000 m2 mặt nước, mỗi năm thả nuôi 300.000 con “cá lóc môi trề”, tự lo luôn khâu con giống và mức lãi ròng hàng năm từ 100 triệu đến 400 triệu đồng tùy theo giá cá lóc trên thị trường. Năm người con của “vua cá lóc” cũng nối nghiệp cha với hơn 1 ha diện tích mặt nước, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng/người. Danh tiếng “vua cá lóc” Sáu Dính (Nguyễn Văn Dính) ngày nay không còn hạn hẹp trong phạm vi tỉnh Đồng Tháp mà đã vang xa khắp xứ Nam Kỳ lục tỉnh. “Vua cá lóc” Sáu Dính khoe với tôi: “Qua lúc này ngoài chuyện tiếp khách còn kiêm luôn mục “Trả lời thư người hâm mộ”. Hầu như tuần nào cũng có vài cái thư của cô bác nông dân khắp nước gửi về thăm hỏi, tìm hiểu kinh nghiệm, trả lời mệt xỉu”.

Trước lúc chia tay, “vua cá lóc” Sáu Dính bày tỏ với tôi: “Nuôi cá lóc trong mùng lưới là giải pháp xóa đói giảm nghèo nhanh nhất đối với nông dân vì có thể nuôi đến 200 con trong 1 m3 nước mà vẫn có lời, không tốn chi phí đào hầm, ít hao hụt. Qua nói thiệt với chú em, cái nghề nuôi cá lóc này chỉ cần trì chí thì cá không phụ lòng người, bởi lẽ thả nuôi 100 con mà cho thu hoạch 90 con thì có