Caách tránh chim chào mào bị tật lỗi

Kỹ thuật nuôi chim chào mào không hề dễ. Do đó, để chào mào nhanh có lửa thì trước nhất người hướng dẫn phải tạo cho chim một tinh thần thật thoải mái kết hợp với nhiều chế độ tập dợt và tập thể lực cho chim. Đôi khi cần một chút sự khéo léo trong cách nuôi, nguồn dinh dưỡng ổn định hay cách phòng chống bệnh tật cho chim luôn khỏe mạnh. Đây là những kinh nghiệm không phải ai cũng có thể dễ dàng làm được.

Thức ăn là yếu tố đầu tiên để chim chào mào nhanh ra lửa, bạn cần phải cung cấp năng lượng cho chim để chim hoạt động thường ngày. Ngoài thức ăn công nghiệp ra phải cung cấp thêm hoa quả để tăng vitamin cho chim.

Kỹ thuật nuôi chim chào mào tương đối khó. Ảnh minh họa

Việc tắm cho chim cũng rất quan trọng. Nước tắm cho chim phải sạch sẽ và lông óng mượt, các vi khuẩn trên lông chim sẽ bị tiêu diệt không có cơ hội gây bệnh cho chim. Sau khi tắm xong cần đem chim chào mào ra tắm nắng. Việc tăm nắng cho chim còn giúp chim hấp thu vitamin D một cách triệt để. Chim sẽ nhanh lên căng lửa.

Với những chế độ ăn uống, tập luyện và nghĩ dưỡng ở trên tin rằng chim chào mào sẽ nhanh ra căng lửa. Tuy nhiên khi nuôi chim chào mào khá phức tạp ở chỗ chúng có rất nhiều tật xấu khiến người nuôi nhiều khi thấy bực mình và nản. Nhưng với những cách khắc phục dưới đây phần nào giúp người nuôi dễ dàng chăm sóc chim chào mào hơn.

Tật ngoái cổ ở chim chào mào

Tật ngoái cổ được xem là phổ biến hơn cả. Nguyên nhân chính gây ra là do lồng nuôi chật hẹp cũng có thể do tính mà sinh ra. Nhưng dù nguyên nhân nào thì cần phải can thiệp ngay nếu phát hiện. Bạn cần chuyển chim sang một chiếc lồng rộng, thoáng mát hơn.

Tật hay lộn mèo ở chim chào mào

Chim chào mào rất nghịch ngợm nên nếu khi nuôi trong một chiếc lồng quá rộng chúng sẽ quậy suốt ngày bằng cách lộn mèo. Tật này sẽ khiến chim hay bị thương vì chúng hoạt động thường xuyên không may va chạm vào lồng. Khắc phục tật này của chim bằng cách đơn giản là tạo ra một cầu lộn bằng giây ngang qua lồng chim. Cũng có thể đeo vật nặng ở chân chim để chúng bớt nhảy nhót.

Tật tự cắn mình ở chào mào

Nuôi chim chào mào nếu không để ý thường xuyên sẽ rất nguy hiểm cho chim bởi chúng hay có tật cắn đuôi, lông và chân. Nếu thấy trường hợp này ở chim chào mào cần cho chim tắm, phơi nắng sẽ hết, lồng vệ sinh sạch sẽ.

Kỹ thuật nuôi chim chào mào phải tinh ý nhận ra các tật xấu của chúng để kịp thời chặn. Ảnh minh họa

Tật cái gì cũng sợ của chim chào mào

Thường bị tật này rơi vào nuôi từ chim non, chim tơ lên, thỉnh thoảng vẫn gặp ở chim bổi. Những tật này chữa được nhưng đòi hỏi phải kiên trì. Cần tập cho chim quen dần với môi trường sống mới bằng cách khi cho chim ăn nên ngồi đó ngắm ngía, vuốt ve và nói chuyện cùng chim, dần dần chim sẽ nhận ra chủ. Sau đó cần phải cho chim tiếp xúc với nhiều người hơn là treo lồng chim nơi thoáng nhất, nhiều người quan sát được nhất.

Tật không ngủ đúng vị trí của chào mào

Tật ngủ dơi của chào mào cũng rất hay gặp, nhất là thời gian đầu tiên khi chúng vừa mua về. Do đó trong kỹ thuật nuôi cần phải tinh í. Nếu sáng ra thấy chim ủ rũ, lông te tua thì cần kiểm tra vào ban đêm xem chúng có ngủ treo mình lên bu lồng hay không. Cách trị, tối vẫn trùm áo lồng nhưng khi treo, để lồng chim gần chổ có ánh sáng vừa, dần dần cho đến yếu, hoặc cho chim ngủ sớm.

Chim Chào Mào bổi là những chú chim đã già, chim sống ở ngoài thiên nhiên đã lâu và đã sinh sản được nhiều lứa chim non. Chim Chào Mào có giọng hót rất hay và chuẩn tuy nhiên để thuần được loài chim này không phải là điều dễ dàng. Trong bài viết dưới đây, Nuoitrong.com sẽ chia sẻ tới bạn cách thuần chim Chào Mào bổi hiệu quả và thành công nhanh chóng nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Cách chọn chim Chào Mào bổi tốt nhất

Chào Mào bổi là những chú chim đã già, đã đủ lông cánh, lên má đỏ và chim sống ngoài tự nhiên nhiều hơn một mùa. Quá trình lựa chim Chào Mào bổi tốt sẽ giúp nâng cao chất lượng chim giúp quá trình thuần chim dễ dàng hơn.

Bạn cần quan tâm đến các tiêu chí mà chúng tôi chia sẻ dưới đây để có thể chọn được một chú chim Chào Mào tốt nhất.

1.1 Màu lông chim Chào Mào bổi

Những chú chim Chào Mào bổi già thường có màu lông sẫm đen ở phần đầu, yếm và cánh chim. Khác với chim Chào Mào non khoảng 1 năm thì chim non sẽ có màu lông nhạt ở phần cổ, gáy chim có màu trắng.

Bởi vì chim Chào Mào non từ lúc sinh ra không kịp thay hết toàn bộ lông mẹ. Trong khi đó, chim Chào Mào già thì lông sẽ không bó sát vào thân, bởi vì chim hay nhảy nhiều.

1.2 Giọng hót của chim Chào Mào bổi

Tiêu chí này thì khá dễ nhận biết. Các bạn hãy để ý chim Chào Mào bổi già thường có giọng hót đanh và gắt hơn những con chim non. Giọng hót của chim có độ vang, nảy và luyến láy ở 2-3 âm cuối trước khi chim sổ giọng.

1.3 Cách chim Chào Mào đứng và nhảy

Chào Mào bổi tốt thì thường đứng dáng chữ C. Lúc chim đứng hay xòe đuôi mình ra, nhiều con còn hay nhảy theo kiểu cuộn đầu và ít khi bị va đầu vào lồng chim.

1.4 Chân của chim Chào Mào bổi

Chân của chim Chào Mào bổi thường rất đen và hay bị hóp lại ở phần ống chân. Còn khớp giữa ống chân và bàn chân của chim thì có ngấn to và khá dày.

Chuẩn bị trước khi thuần Chào Mào bổi

Chim Chào Mào bổi sau khi được mua hoặc bẫy về thường có tâm lý rất hoảng loạn và sợ hãi. Vì thế, lồng chim Chào Mào cần được trùm kín và treo ở những vị trí yên tĩnh, có ánh sáng nhẹ. Bạn không nên treo lồng chim Chào Mào ở nơi quá tối để chim có cảm giác an toàn, không bị lo sợ.

Sau khoảng 3 – 4 ngày, bạn có thể mở áo lồng ra và đặt lồng chim Chào Mào ở một góc nhỏ để chim có thể nhìn thấy cảnh vật xung quanh. Như vậy chim Chào Mào bổi sẽ bắt đầu tập làm quen với môi trường mới.

Thời gian này, bạn sẽ lên kế hoạch thuần chim Chào Mào. Bạn bắt đầu tập cho chim ăn cám, ngủ trong lồng, tắm rửa theo chế độ khoa học.

Trước khi tiến hành thuần chim Chào Mào bổi bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

– Chuẩn bị lồng chim Chào Mào bổi: Nên chọn cho chim Chào Mào bổi những chiếc lồng có cấu tạo 15 – 17 nan khít. Lồng chim tuyệt đối không quá hẹp và cũng không quá rộng. Các bạn nên bố trí 2 cầu trong lồng, một cầu chính và một cầu phụ để chim Chào Mào bổi có không gian hoạt động.

– Áo lồng chim Chào Mào bổi: Bạn nên chuẩn bị 2 cái áo lồng, một áo thật dày và một áo mỏng. Vì chim Chào Mào bổi mới về chuồng nên khá nhát, bạn cần trùm áo lồng kín để giúp chim ổn định tâm lý. Sau khi chùm lồng khoảng 2-3 ngày để chim Chào Mào bổi quen dần thì có thể mở áo lồng ra theo hình chữ A. Như vậy sẽ giúp chim Chào Mào bổi quen với môi trường.

– Chuẩn bị thức ăn cho chim Chào Mào bổi: Bạn nên kết hợp hoa quả, mồi tươi với cám cho chim Chào Mào bổi trong khoảng 3 tuần đầu để chim có thể ăn cám mạnh hơn. Nên cho chim ăn đa dạng để bổ sung dinh dưỡng và giúp chim làm quen dần với cám. Không cho ăn 100% cám ngay sẽ khiến chim Chào Mào bổi bị sốc cám.

Cách thuần Chào Mào bổi hiệu quả nhất

Thuần Chào Mào bổi là điều không phải ai cũng làm được đặc biệt là đối với anh em mới chơi chim Chào Mào. Bạn cần phải kiên trì, nhẹ nhàng và áp dụng theo các cách thuần Chào Mào bổi hiệu quả mà Nuoitrong.com hướng dẫn dưới đây:

3.1 Huấn luyện cho chim Chào Mào bổi ăn

Cách này khá đơn giản, phù hợp với những người mới chơi chim. Cách thực hiện như sau: Hàng ngày vào khoảng 8 giờ sáng bạn sẽ mở áo lồng chim ra và cho một ít thức ăn vào cóng cho chim Chào Mào bổi ăn. Cần tính toán lượng thức ăn vừa đủ để chim ăn hết trong vòng 45 phút.

Đến 11h30 trưa thì lúc này chim Chào Mào bổi đã đói, các bạn tiếp tục lại mở áo lồng ra cho chim thêm thức ăn và đợi chim ăn hết trong 45 phút.

Tiếp tục đến chiều khoảng 15h30 các bạn lại cho cám vào cho chim Chào Mào bổi, nhưng lần này cho chim Chào Mào bổi ăn nhiều hơn ăn trong khoảng 2 tiếng rồi tới 17h30 cho chim Chào Mào bổi đi ngủ.

Về thức ăn thì các bạn nên thay đổi thực đơn đa dạng từ trái cây như chuối, táo, cam, mướp đến mồi tươi như cào cào non, sâu gạo, sâu quy…. và cám cho Chào Mào bổi.

Với cách làm này thì chỉ sau khoảng 1 tháng khi chim Chào Mào bổi nhìn thấy mặt bạn chúng sẽ rối lên đòi ăn. Cách thuần Chào Mào bổi này giúp chim làm quen với bạn, nhận ra được chủ nhân của mình.

3.2 Dùng lồng ép chim Chào Mào bổi

Với cách này thì chim Chào Mào bổi sẽ nhanh dạn, nhanh chơi và không bị tróc đầu hoặc gãy lông trong quá trình thuần chim.

Các bạn cần phải chuẩn bị những thứ sau: Lồng ép chim Chào Mào bổi, loại 15 nan lùn. Ở trên nóc lồng và vanh phía trên cần phải làm các nan sát nhau. Mục đích để chim Chào Mào bổi sẽ không đâm đầu vào vanh lông và nóc lồng, và chim sẽ không phát sinh tật bu nóc, ngoái cổ, lộn mèo. Ngoài ra loại lồng nhỏ như này sẽ hạn chế chim Chào Mào bổi bay nhảy và nhanh dạn hơn.

Các bạn cho chim Chào Mào bổi vào lồng và phải treo ở nơi nào đông người qua lại càng tốt, nên treo ngang với đầu người. Chim Chào Mào bổi sẽ bay nhảy nhiều tuy nhiên chúng không đâm đầu vào nan lồng được. Bạn cứ để như vậy và chăm sóc chim bình thường thì chim Chào Mào bổi sẽ rất nhanh dạn và không bị tật lỗi gì.

3.3 Cách thuần Chào Mào bổi bằng chim mái

Cách này hơi bạo lực một chút từ, nhưng sẽ giúp chim Chào Mào bổi nhanh dạn hơn. Phương pháp này thường áp dụng cho chim Chào Mào bổi mới bẫy về. Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Chim Chào Mào bổi sau khi mua hoặc bẫy về các bạn nhổ mỗi bên cánh chim khoảng 4 sợi lông. Hoặc bạn có thể cắt cánh chim mỗi bên 4 sợi bằng kéo. Khi cắt bạn phải xác định nuôi hết 1 năm chim Chào Mào bổi mới thay lông mới, và nhìn chim sẽ hơi xấu. Mục đích của việc này là để chim Chào Mào bổi hạn chế bay nhảy vì lông cánh bị nhổ khiến chim mất thăng bằng khi bay.

Bước 2: Cho chim Chào Mào bổi vào lồng tre hoặc gỗ [ bạn không nên cho chim vào lồng sắt nhé].Sau đó bạn trùm kín áo lồng, treo chim Chào Mào bổi ở nơi yên tĩnh để chim nghỉ ngơi và lấy lại tinh thần tốt hơn.

Bước 3: Sau khi bẫy chim Chào Mào bổi được 3 tiếng thì các bạn cho vào lồng chim 1 trái chuối cho chim Chào Mào bổi ăn, vì lúc này chim đang đói.

Bước 4: Sau 1 ngày cho chim Chào Mào bổi nghỉ ngơi và làm quen với cuộc sống giam cầm thì lúc này chim cũng bớt hoảng loạn 1 phần. Khi này thì bạn sẽ nhốt thêm 1 con chim mái vào chung và cho cám vào nhằm giúp chim Chào Mào bổi học theo chim mái ăn cám.

Bước 5: Sau 3 ngày thì chim Chào Mào bổi sẽ biết ăn cám và bạn sẽ lấy chim mái ra. Trường hợp bạn không có chim mái thì có thể treo một chú chim Chào Mào thuần bên cạnh. Hãy treo lồng chim nơi có nhiều người qua lại, treo chim ngang đầu người.

3.4 Cho chim Chào Mào bổi tiếp xúc với người

Cách thuần Chào Mào bổi này cũng khá giống với phương pháp trên. Cách thực hiện này nhanh nhưng chim Chào Mào bổi sẽ bị xấu đi và phải đợi qua 1 mùa lông mới chơi được.

Các bước thực hiện như sau: Chim Chào Mào bổi khi mới bắt về, các bạn dùng kéo cắt cánh 2 bên của chim đi. Lưu ý là không cắt hết nhé, để chim Chào Mào bổi bay lên cầu ăn thức ăn. Sau đó bạn cho chim Chào Mào bổi vào lồng tre nhiều nan, dùng vải mùng bọc lồng lại để tránh cho chim Chào Mào bổi nhảy đâm đầu vào lồng.

Bạn sẽ mang lồng chim Chào Mào bổi ra chỗ đông người để treo lên, nhớ treo lồng chim ở chiều cao ngang đầu người, để chim làm quen với môi trường này. Sau khoảng 1-3 tháng chim sẽ dạn hơn và bắt đầu xổ bọng.

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách thuần Chào Mào bổi hiệu quả và thành công nhanh chóng mà Nuoitrong.com đã chia sẻ đến cho các bạn. Mong rằng với những thông tin hữu ích này, các bạn sẽ chọn cho mình một cách thuần Chào Mào bổi tốt nhất để sớm sở hữu một chú chim ưng ý. Chúc bạn thành công!

Chủ Đề