Caách xử lý co2 sau khi xử lý aerotank

Bể Aerotank và bể Lắng đóng vai trò quan trọng trong quy trình XLNT. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành sẽ có những sự cố xảy ra ảnh hưởng đến hệ thống. Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra, cách xử lý hiệu quả cho hai bể này.

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Caách xử lý co2 sau khi xử lý aerotank

Vị trí bể aerotank và bể lắng trong quy trình xử lý nước thải sinh hoạt. 

- Bể Aerotank bị nổi bọt và bùn nổi ở bể lắng là một trong những sự cố thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải. Vậy nguyên nhân do đâu và làm thế nào để khắc phục hiệu quả. Bài viết này Công ty TNHH Môi trường HSE sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

1. Bể Aerotank bị nổi bọt màu trắng.

Hiện tượng: Bọt nổi nhiều trên bề mặt, mảng bọt to và có bùn trên bề mặt bọt. 

Caách xử lý co2 sau khi xử lý aerotank

Bể Aerotank nổi bọt khí trắng

Nguyên nhân: 

Có nhiều nguyên nhân khiến bể Aerotank bị nổi bọt gồm:

  • Trong giai đoạn đầu nuôi cấy vi sinh là do sốc tải, cần điều chỉnh lưu lượng nước thải bơm vào.

  • Lượng vi sinh hoạt tính trong bể xử lý quá ít (dưới 10% tương đương MLSS < 1000mg/ lít)

  • Sự có mặt của những chất hoạt động bề mặt không phân hủy sinh học

  • Do nồng độ chất hữu cơ trong bể xử lý sinh học hiếu khí cao (giá trị COD trong bể vi sinh hoạt tính vượt quá khả năng xử lý của vi sinh vật hiếu khí rất nhiều lần (COD > 1200mg/ lít).

  • Chế độ xả bùn không hợp lý dẫn đến nồng độ vi sinh trong bể thấp, xảy ra hiện tượng quá tải

Cách xử lý:

  • Tiến hành đo SV30, pH, DO để kiểm tra nồng độ vi sinh. Nếu bùn vẫn lắng bình thường, SV không tăng hoặc giảm thì có thể do nước thải vào có nhiều chất hoạt động bề mặt. Lúc đó, chúng ta sục khí, khuấy đều 30 phút – 1h thì bọt sẽ giảm dần rồi hết, thường thì pH của nước thải cao >= 8. Nếu SV30 thấp hơn 150, bạn cần bổ sung thêm vi sinh cho bể hiếu khí bằng cách bổ sung thêm men vi sinh. Ngoài ra, bạn có thể giảm lưu lượng nước thải bơm vào để vi sinh có thể sinh thường và phục hồi.

  • Nếu MLSS quá thấp, P/M lớn thì giảm bùn thải để tăng MLSS, giảm F/M. Nếu do sự có mặt của những chất hoạt động bề mặt không phân hủy sinh học thì cần giám sát dòng thải có thể chứa các chất đó từ đó xử lý.

2. Bể Aerotank bị nổi bọt màu vàng nâu.

Hiện tượng: Bể Aerotank bị nổi bọt có màu vàng nâu, bọt dễ vỡ và chứa các hạt mịn của bùn hoạt tính, nên không tích tụ nghiêm trọng trong một thời gian ngắn và gây ra một lượng chất thải lớn. Có sự xuất hiện của vi khuẩn dạng sợi.

Caách xử lý co2 sau khi xử lý aerotank

Bể aerotank nổi bọt khí màu vàng nâu.

Nguyên nhân:

  • Vi sinh chết tiết ra chất nồng, có mùi hôi tạo thành bọt khí trên bề mặt nước, dẫn đến bùn bị bí khí, chết rồi bám vào các bọt khí. 

  • Do chất béo, dầu mỡ nên bọt có màu vàng nâu, nhớt và có mùi.

Cách xử lý: Tiến hành sục khí, vớt bọt để xử lý tức thời. Để xử lý lâu dài cần kiểm soát lượng dầu mỡ, bổ sung vi sinh. Tiến hành sục khí 30 phút rồi lắng, bơm nhiều lần. 

3. Bể Aerotank bị nổi bọt có màu đen xám.

Hiện tượng: Bọt có màu đen xám và dễ vỡ. Có sự hiện diện của vi khuẩn tạo bọt, F/M thấp và tuổi bùn già.

Caách xử lý co2 sau khi xử lý aerotank

Bể aerotank nổi bọt đen xám.

Nguyên nhân:

  • Chủ yếu do vi sinh thiếu dinh dưỡng , vi sinh không phát triển, bùn mịn.

Cách xử lý: Là tăng lưu lượng nước cần xử lý và bổ sung các chất hữu cơ tự nhiên cho vi sinh vật phát triển.

4. Sự cố bọt màu trắng nổi bọt to có bùn trên bề mặt các bọt nổi, bùn màu nâu đen.

Hiện tượng: hiện tượng bọt trắng nổi trên bề mặt bể, xen lẩn bọt trắn có bùn vi sinh bám trên mặt bọt, đo SV thấy có 1 lớp bùn nổi trên mặt.

Caách xử lý co2 sau khi xử lý aerotank

Nổi bọt màu trắng có bùn màu nâu đen phía trên.

Nguyên nhân:

  • Vi sinh vật bị chết, lượng vi sinh vật này tiết ra các chất nồng, hình thành các bọt khí trên bề mặt, bùn vi sinh hoạt tính bị chết sẽ bám lên các bọt khí đó.

Cách xử lý: Ngay lập tức tiến hành cứu lượng vi sinh hoạt tính còn lại trong bể sinh học hiếu khí bằng cách: tắt sục khí để lắng 1 tiếng, tiến hành bơm nước thải ra (ức chế vi sinh vật). Tiến hành bơm nước thải sạch vào bể Aerotank sục khí 30 phút và để lắng, tiếp tục bơm nước ra.

5. Sự cố bùn mịn, bùn lắng chậm, nước thải sau lắng 30 phút có màu vàng.

Hiện tượng: Bùn nổi ván màu vàng trên bề mặt bể, lắng chậm.

Caách xử lý co2 sau khi xử lý aerotank

Bùn mịn nổi trên bể lắng.

Nguyên nhân:

  • Bùn vi sinh hoạt tính bị mất hoạt tính (bùn mịn) do vi sinh vật thiếu thức ăn (chất hữu cơ). Vi sinh vật thiếu thức ăn nên bùn vi sinh không phát triển, bùn rất mịn.

Cách xử lý:

  • Tăng tải lượng (lượng thức ăn) cho vi sinh vật bằng cách:

  • Tăng lưu lượng nước cần xử lý

  • Bổ xung thêm các chất hữu cơ tự nhiên cho vi sinh vật phát triển hãy liên lạc với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về loại chất dinh dưỡng và loại chất sinh dưỡng bổ sinh cho vi sinh vật.

6. Hiện tượng bùn nổi trong bể lắng.

Hiện tượng: Bùn tại bể lắng nổi lên từng tảng hoặc nổi lên từng cục có màu đen hoặc màu nâu. Bùn nổi trôi lẫn theo dòng nước đầu ra và làm mất bùn.

Caách xử lý co2 sau khi xử lý aerotank

Bùn nổi ở bể lắng.

Nguyên nhân: Trong nước thải chứa nhiều vi sinh vật Nitrosomonat và Nitrosbacto oxy hóa Amoni thành Nitrat, khi bùn vi sinh qua bể lắng, bùn lắng dưới đáy bể lắng. Khi bùn lắng lại vi sinh vật tiêu thụ hết lượng DO trong dòng nước thải khi đó vi sinh vật bị thiếu khí.

Sẽ tiêu thụ lượng oxy trong NO3 (khử Nitrat tạo thành khí Nito trong bông bùn, lúc này bông bùn trở nên nhẹ hơn nước và nổi lên trên bề mặt bể lắng (hiện tượng bùn nổi). Các yếu tổ dẫn tới bùn bị nổi trên bề mặt bể lắng.

  • Thời gian lưu bùn lâu

  • Nitrat tồn tại nhiều trong nước thải sau bể Aerotank

  • Lượng COD sau xử lý Aerotank còn.

Cách khắc phục: Phương án khắc phục tạm thời là không để bùn nằm trong bể lắng lâu, bằng cách tăng lượng bùn tuần hoàn, hạn chế các vùng chết (bùn không được bơm về, sau đó bạn, người vận hành hãy kiểm tra tính chất của nước thải đầu vào, kiểm tra hiệu quả xử lý Nitrat (khử Nitrat) tại bể vi sinh thiếu khí (Anoxic).

Nếu có sự cố, khó khăn và thắc mắc nào không thể giải quyết. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi, Công ty TNHH Môi Trường HSE để được tư vấn đưa ra hướng xử lý, giải pháp khắc phục những khó khăn này. Hotline: 0989079007.