Các chân lý chúa giêsu đã dạy là gì năm 2024

Chân lý là lẽ thật vốn có một cách khách quan. Người ta phải nhìn nhận nó, không tùy thuộc vào sở thích hay ý muốn cá nhân.

Theo triết học, chân lý là thực tại trong nhận thức của con người đúng như chúng tồn tại nơi thực tế khách quan. Như thánh Thomas de Aquino nói: “Chân lý là sự tương hợp giữa sự vật và trí khôn” [Veritas est adaequatio rei et intellectus].

Chân lý là một nhân đức, cốt tại việc con người tỏ ra mình thành thật trong các hành vi và lời nói; tránh xa lối sống hai mặt, dối trá và đạo đức giả [x. GLHTCG 2505].

Nguồn gốc của chân lý chính là Thiên Chúa, những lời của Ngài không thể sai lầm [x. 2 Sm 7,28]: “Căn nguyên Lời Ngài là chân lý, mọi quyết định công minh của Ngài tồn tại muôn năm” [Tv 119,160].

Thiên Chúa sai Con của Ngài đến thế gian là để “làm chứng cho sự thật” [Ga 18,37]. Chính Chúa Giêsu đã xưng mình: “Chính Thầy là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” [x. Ga 14,6]. Người mặc khải về Thiên Chúa Cha: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” [Ga 14.9].

Chúa Thánh Thần được gọi là Thần Chân Lý, vì Ngài làm chứng cho Đức Kitô và dẫn đưa các môn đồ đến chỗ hiểu biết trọn vẹn giáo lý của Đức Kitô [x. Ga 14,26; 15,26-27; 16,12-13].

Hằng năm, trong buổi cử hành phụng vụ vào ngày thứ 6 tuần thánh, chúng ta nghe đọc Phúc âm theo thánh Gioan thuật lại cuộc tử nạn của Chúa Giêsu. Trong cuộc thẩm vấn Chúa Giêsu, tổng trấn Philatô đặt câu hỏi: “Chân lý là gì”? Nhưng Chúa Giêsu không đáp. Tại sao Chúa Giêsu lại làm thinh trước một câu hỏi quan trọng như vậy?

Tôi không rõ ông Philatô đã đặt câu hỏi cho Chúa Giêsu bằng tiếng Hy-lạp hay bằng tiếng Do thái. Nhưng mà giả như câu hỏi được đặt bằng tiếng Việt thì ta có thể hình dung hai giọng điệu khác nhau, với những chủ ý khác nhau. Trước tiên, chúng ta có thể tưởng tượng giọng điệu của một người rất thành thực muốn đi tìm chân lý, vì thế nên mới hỏi: “Thưa Ngài, xin vui lòng giải thích cho tôi rõ thế nào là chân lý? Tìm đâu ra chân lý?” Trong trường hợp này, thật là tiếc vì câu hỏi đó không được giải đáp! - Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể hình dung một giọng điệu mỉa mai, hoàn toàn ngờ vực mỗi khi nghe nói chân lý: “Chân lý là cái quái gì? Thời buổi này mà còn lảm nhảm chân với lý?” Thế rồi ông ta lắc đầu, quay sang chuyện khác, không để cho người kia kịp mở miệng. - Dù cho ý định và giọng điệu của Philatô thế nào đi nữa, trên thực tế thì Chúa Giêsu không có trả lời. Chúng ta cũng nên lưu ý là trong bốn thánh sử, chỉ có thánh Gioan thuật lại cuộc đối chất về chân lý giữa Philatô và Chúa Giêsu. May thay, các nhà chú giải Kinh thánh đã nêu bật rằng trong toàn thể Tân ước, không có tác giả nào nói nhiều về chân lý như là thánh Gioan. Do đó độc giả không nên thất vọng khi thấy Chúa Giêsu không trả lời cho câu hỏi của Philatô: chỉ cần bình tĩnh đọc lại Phúc âm của Gioan ngay từ chương đầu thì sẽ tìm thấy câu giải đáp.

Thánh Gioan nói tới chân lý bao nhiêu lần trong các tác phẩm của ngài?

Trong Phúc âm, người ta đếm tới 25 lần; và 20 lần trong ba bức thư; tổng cộng là 45 lần; trong khi mà trong toàn thể Tân ước, danh từ ”chân lý” xuất hiện 109 lần. Vị chi là non một nửa nằm trong các tác phẩm của thánh Gioan. Đó là mới nói tới danh từ; nếu chúng ta bước sang các tính từ thì tỉ lệ ấy còn cao hơn nữa. Dù sao, chúng ta cũng nên lưu ý về ngôn ngữ. Một từ veritas trong La-tinh có thể dịch ra hai từ trong tiếng Việt: “chân lý”, hay là “sự thực”. Trong ngôn ngữ hằng ngày, chúng ta dùng tiếng “thực” ít là vào bốn phạm vi khác nhau.

[a] Trước hết, khi áp dụng vào một sự vật hay sự kiện, thì “thực” đối lại với “giả” [đồ thực, đồ giả; chuyện có thực, chuyện bịa đặt].

[b] Thứ hai, khi áp dụng vào tư tưởng và sự nhận thức, thì “thực” có nghĩa là “đúng” khi nhận thức phù hợp với thực tại [ý kiến trung thực, khách quan]; đối lại với “sai, trật, lầm” [chân lý đối lại với tà thuyết].

[c] Thứ ba, khi áp dụng vào lời nói, thì thực có nghĩa là thành thực đối lại với dối trá [nói thực, nói dối]. Đôi khi nói “thực” cũng có nghĩa là nói thẳng, nói toạc ra, chứ không úp mở che đậy nữa!

[d] Sau cùng, thứ bốn, khi áp dụng vào cách sống, thì thực có nghĩa là “chân thành” [con người thành thực, chân thực, thực lòng, trung thực], đối lại với hạng người gian trá, xảo quyệt, chuyên lường gạt thiên hạ.

Thánh Gioan đâu có viết Phúc âm bằng tiếng Việt đâu mà mình phải phân biệt lắm thứ “thực”, lôi thôi như vậy?

Đành rằng thánh Gioan viết Phúc âm bằng tiếng Hy-lạp, nhưng ngài lại mang một tâm thức Do thái, rất gần với tâm thức của người Đông phương chúng ta hơn là dựa theo lối suy tư trừu tượng theo kiểu các triết gia Hy-lạp. Một thí dụ: khi nói tới Thiên Chúa là chân lý [là sự thực], thì các triết gia Hy-lạp sẽ lập luận rằng duy có Thiên Chúa mới là Hữu thể tuyệt đối; còn các tạo vật phải dựa trên Ngài thì mới tồn tại hiện hữu được. Nhưng mà đối với người Do thái thì khác: mỗi khi tuyên xưng Thiên Chúa là chân lý, thì họ nghĩ ngay tới sự trung tín của Thiên Chúa đối với giao ước: Chúa tín trung trong mọi lời đã hứa, và không bao giờ rút lại lời thề! Thí dụ như trong thánh vịnh 117 [thánh vịnh ngắn nhất], trước đây dịch sát với bản Vulgata “veritas Domini manet in aeternum” chúng ta thường đọc là: “chân lý của Chúa tồn tại muôn năm”, nhưng nay thì đã được sửa lại thành: “lòng thành tín của Chúa bền vững muôn năm”. Vì thế mà trong Phúc âm, ta sẽ thấy thánh Gioan nói tới chân lý không phải chỉ như là một ý niệm trừu tượng trong đầu óc, nhưng còn như là cái gì phải mang ra thực hành, thậm chí Gioan nói tới: phải “làm chân lý” ở chương 3, câu 21.

Có lẽ để dễ hiểu hơn, chúng ta hãy rảo qua một lần Phúc âm từ đầu tới cuối, xem thánh Gioan hiểu chân lý như thế nào. Được không?

Đồng ý; vì như vậy sẽ có thứ tự mạch lạc hơn. Tiếng ”chân lý” xuất hiện ở Phúc âm thánh Gioan ngay từ chương 1, ở câu 14. Thánh Gioan mô tả mạc khải của Đức Kitô [Ngôi Lời] như là “đầy ân sủng và chân lý”. Điều đó có nghĩa là gì? Có nhiều cách giải thích khác nhau. [1] Có học giả cho rằng ở đây Gioan chỉ muốn đối chiếu giữa mặc khải của Môsê với mặc khải của Chúa Kitô. Môsê chỉ công bố Luật; còn mặc khải của đức Kitô thì sung mãn hơn gấp bội, bởi vì mang lại ân sủng và chân lý. Sự đối chiếu còn được lặp lại ở câu 17 kế tiếp. [2] Tuy nhiên có học giả khác thì cho rằng đức Kitô là Ngôi Lời Thiên Chúa đã nhập thể và mang lại cho chúng ta ân sủng dồi dào của tình Chúa thương ta: đức Kitô là Chân lý bởi vì Ngài là Thiên Chúa, như chúng ta đọc thấy lời tuyên bố ở chương 14,6: Đức Kitô là Đường, là chân lý, là sự sống. Ngài là đường dẫn tới chân lý sự sống, tức là Thiên Chúa.

Như vậy thì theo Phúc âm thánh Gioan, chân lý có nghĩa là Thiên Chúa, phải không?

Đó chỉ là một nghĩa; nhưng mà còn có nhiều nghĩa khác nữa. Khi lật qua chương 3 câu 21, chúng ta gặp thấy một kiểu nói khá độc đáo của thánh Gioan, đó là “làm chân lý” [facere veritatem]. Thế nào là “làm chân lý”? Có người giải thích rằng chân lý không phải là cái gì đã có sẵn và mình phải tìm cách học hỏi; trái lại mình phải sáng tạo ra chân lý: chân lý thành hình nên do hoạt động của con người. Tuy nhiên, chắc chắn thánh Gioan không hiểu như vậy. [1] Thiết tưởng nên hiểu “làm chân lý” như là “làm đúng, làm điều phải, làm điều tốt”; đối lại với “làm điều bậy, làm điều quấy”, nghĩa là phạm tội. Chân lý không phải chỉ giới hạn trong lãnh vực tư tưởng, nhưng còn phải diễn ra hành động, diễn ra cuộc sống nữa. [2] Có ý kiến khác thì cho rằng ở đây thánh Gioan muốn nói tới việc đón nhận đức tin: “làm chân lý” có nghĩa là tin nhận đức Kitô chân lý.

Nói như thế có nghĩa là trước sau chân lý vẫn ám chỉ về đức Kitô?

Nhiều học giả đã giải thích như vậy đó: đức Kitô là chân lý, xét theo nghĩa là Ngài mặc khải cho ta biết chân lý về Thiên Chúa, Thiên Chúa thực. Đây cũng là ý nghĩa của câu 23 chương 4 khi Chúa Giêsu nói với phụ nữ Samari về thời điểm thờ phượng Thiên Chúa “trong thần khí và chân lý”. Câu này có thể hiểu như là đã đến lúc phải thờ phượng Thiên Chúa thực mà đức Kitô đã mặc khải cho chúng ta biết, chứ không phải thờ phượng một Thiên Chúa do đầu óc chúng ta nặn ra.

Hình như thánh Gioan có một câu nói khác khá độc đáo, là “chân lý sẽ giải thoát anh em” phải không?

Câu đó nằm ở chương 8 câu 32. Tôi đã có lần lưu ý rằng chúng ta có thể dịch hai cách: “chân lý sẽ giải thoát anh em”, hoặc “chân lý sẽ làm cho anh em được tự do”. Để hiểu rõ nội dung của câu này, chúng ta cần phải lồng trong toàn thể mạch văn của chương 8, bắt đầu từ câu 12 trở đi. Chúa Giêsu đang nói tới vai trò của mình là làm chứng cho Thiên Chúa, và chứng tá của Ngài là chân thực. Tới câu 32 thì Ngài thêm rằng nếu ai chấp nhận lời Ngài thì sẽ biết chân lý; liền tiếp theo đó là những hậu quả của sự hiểu biết đó, tóm lại trong tiếng ”giải phóng”. Các học giả đã vạch ra hai khía cạnh trong tác dụng giải phóng được quảng diễn trong suốt phần còn lại của chương 8: một khía cạnh tiêu cực và một khía cạnh tích cực. Về khía cạnh tiêu cực, thì chân lý giải thoát [hay giải phóng] chúng ta khỏi ba cảnh nô lệ: a/ nô lệ của dối trá sai lầm [nhờ chân lý của lời giáo huấn: câu 44]; b/ nô lệ của tội lỗi [nhờ chân lý của ân sủng: câu 35]; c/ nô lệ của sự chết [nhờ sự sống vĩnh cửu: câu 51]. Về khía cạnh tích cực, chân lý làm cho chúng ta được tự do đích thực, khi chúng ta trở nên môn đệ của đức Kitô và làm con cái Chúa [câu 42]. Trong bối cảnh của đức tin, thánh Gioan còn dùng một từ ngữ khác ở chương 18 câu 32 khi Chúa Giêsu nói tới những người “ở trong chân lý, thuộc về chân lý”, nghĩa là những môn đệ của đức Kitô. Trước đó, trong nhà Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã cầu xin Chúa Cha hãy “thánh hóa họ trong chân lý” [chương 17, câu 17 và 19]. Ý nghĩa của lời cầu nguyện ấy là: xin cho các môn đệ được thánh hóa nhờ việc tin vào đức Kitô là chân lý; đồng thời cũng xin cho họ được thánh hiến để hoàn toàn xả thân phục vụ cho lời chân lý, và làm chứng cho chân lý giữa một thế giới gian dối.

Nãy giờ chỉ thấy nói tới đức Kitô là chân lý. Nhưng mà hình như thánh Gioan cũng còn nói tới “Thánh Thần chân lý” nữa phải không?

Quả thật là thánh Gioan có nói tới Thánh Thần chân lý ở chương 14 câu 17. Tuy nhiên chúng ta đừng nên quan niệm rằng thánh Gioan đã đổi hướng. Như chúng ta đã thấy từ đầu tới giờ, khi nói tới chân lý, thánh Gioan không nghĩ tới những chân lý trừu tượng siêu hình hoặc thuần túy lý thuyết. Chân lý mà thánh Gioan nói tới là chân lý cứu độ, chân lý sự sống. Đức Kitô đã đến để mặc khải cho chúng ta chân lý dẫn tới sự sống. Chúng ta tiếp nhận chân lý bằng đức tin, và cần diễn tả lòng tin ấy qua cuộc sống theo chân lý. Một hậu quả khác không kém phần quan trọng là phải làm chứng cho chân lý. Chính đức Kitô được sai đến thế gian này để làm chứng cho chân lý, chân lý về Thiên Chúa tình yêu [18,37]. Đến lượt các môn đệ cũng được sai đi làm chứng cho chân lý. Nhằm giúp cho các môn đệ luôn gắn bó với chân lý-đức Kitô và để làm chứng cho chân lý, thì chính Ngài hứa sẽ sai Thánh Thần chân lý tới các môn đệ, để hướng dẫn họ tiến tới chân lý viên mãn [16,13] và cùng với họ làm chứng cho chân lý [15,26].

Vì thời giờ eo hẹp, tôi phải chấm dứt nơi đây. Qua việc khảo sát vài đoạn văn tiêu biểu của thánh Gioan, chúng ta thấy rằng câu hỏi của tổng trấn Philatô [chân lý là gì] tuy không được trả lời tại chỗ, nhưng không thiếu dữ kiện để tìm câu giải đáp. Trên đây tôi chỉ mới giới hạn vào bản văn Phúc âm theo thánh Gioan. Vấn đề chân lý trong Kitô giáo còn bao gồm nhiều khía cạnh khác nữa mà sách Giáo Lý Hội thánh Công giáo đã muốn tóm lại ở các số 2465-2474.

Ai gây ra cái chết của Chúa Giêsu?

Trước khi bị đóng đinh và bị ngọn giáo đâm, Chúa Giêsu đã bị quất bằng roi và bị đánh. Cú đánh bằng roi khủng khiếp đến nỗi xé thịt từ thân thể Ngài ra. Cú đánh ghê rợn đến nỗi mặt Ngài bị đứt và râu bị xé toạt trên mặt Ngài. Mão gai đâm vào tận xương sọ của Chúa Giêsu.

Chân lý trọng Kinh Thánh là gì?

Chân lý là một triết lý về quan hệ. Chân lý là Chúa Cứu Thế Giê-xu. Thượng Đế đã vào trần gian, mang thân xác loài người để nhân cách hóa chân lý. Phúc Âm dạy rằng Chúa Giê-xu tràn đầy ân sủng và chân lý.

Thân chân lý là gì?

Chúa Thánh Thần chính là Thần Chân Lý, Ngài được trao ban cho các Tông đồ để các ông nhớ lại những điều Chúa Giêsu loan báo. Ngài còn là Đấng Bào Chữa, Đấng An Ủi. Ngài đến để tăng sức mạnh cho các ông, khiến các ông sẵn sàng ra đi làm chứng cho Đức Kitô, làm chứng cho chân lý.

Kinh Thánh dạy chúng ta điều gì?

Kinh Thánh dạy chúng ta giáo lý chân chính về sự cứu rỗi và dạy điều gì là đúng điều gì là sai trong sinh hoạt tâm linh. Kinh Thánh bẻ trách, vạch ra những chỗ sai lầm, những giáo lý tà ngụy. Kinh Thánh sửa trị, hướng dẫn người lầm lạc trở về con đường đúng, dạy phương cách quay trở lại với chân lý.

Chủ Đề