Các kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông

Giáo dục hướng nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng giúp các em học sinh chọn được nghề nghiệp phù hợp với đam mê và năng lực cá nhân, từ đó xây dựng nền tảng bền vững cho thành công bền vững trong tương lai. Để định hướng cho trẻ chọn đúng cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, đặc biệt là cần thực hiện sớm từ bậc trung học. Mời ba mẹ hãy cùng VAS tìm hiểu cụ thể về các phương pháp hướng nghiệp cho trẻ tại các trường trung học quốc tế qua những thông tin dưới đây nhé.

Theo thống kê trong những năm gần đây cho thấy:

- 70% sinh viên đã tốt nghiệp chưa có định hướng cụ thể về nghề nghiệp.

- Hơn 60% cử nhân, kỹ sư các trường đại học ở Việt Nam chấp nhận làm những công việc trái ngành hoặc thấp hơn trình độ đào tạo.

- 75% học sinh trung học tại TP.HCM mơ hồ về việc chọn ngành học.

Những con số này phản ánh thực trạng học sinh, sinh viên chưa hiểu rõ khả năng của bản thân cũng như chưa được định hướng nghề nghiệp cụ thể dẫn đến việc chọn sai ngành và không thấu hiểu nhu cầu xã hội.

Đứng trước kết quả trên, trường trung học quốc tế Việt Úc - VAS đã trở thành ngôi trường tiên phong trong việc tổ chức hướng nghiệp chuyên sâu cho học sinh tTrung học xuyên suốt từ lớp 8 đến lớp 12. Chương trình này nhằm giúp học sinh khám phá bản thân, tìm hiểu về nghề nghiệp để chọn đúng trường và đúng ngành, nghề tại các bậc học cao hơn.

Hướng nghiệp cho học sinh THPT là một điều cần thiết

2. Các tiêu chí để hướng nghiệp cho học sinh Trung học

Hiện nay, có không ít học sinh lựa chọn nghề nghiệp chủ yếu dựa trên xu hướng chung hoặc mong muốn của gia đình chứ chưa thực sự nắm được khả năng mình có phù hợp và yêu thích nghề nghiệp đó hay không, dẫn đến tình trạng nhiều bạn trẻ không tìm được việc làm sau khi ra trường, làm lãng phí nguồn nhân lực trẻ.

Vì vậy, trước khi đưa ra quyết định lựa chọn ngành nghề, học sinh cần xác định:

Niềm đam mê, yêu thích của bản thân: vì chỉ có đam mê các em mới dành mọi sức lực và tâm huyết theo đuổi ngành nghề mà mình lựa chọn.

Điểm mạnh, điểm yếu và năng lực cá nhân: nắm vững những mặt hạn chế và điểm mạnh cá nhân sẽ giúp học sinh chọn lựa ngành nghề phù hợp hơn.

Tìm hiểu nhu cầu của thị trường lao động và các cơ hội nghề nghiệp trong tương lai: giúp học sinh có cái nhìn bao quát về nghề nghiệp và định hướng chuyên nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mang đến cơ hội cạnh tranh cho các em sau này.

VASers thảo luận về ngành nghề tương lai

3. Làm thế nào để hướng nghiệp cho học sinh Trung học

Phụ huynh và nhà trường cần phối hợp chặt chẽ để giúp các em hiểu rõ sở thích và bản thân mong muốn làm những công việc như thế nào. Không nên gượng ép học sinh đi theo những ngành nghề “thời thượng” hoặc đang “hot” hoặc truyền thống gia đình nếu không phù hợp. Vì việc cố theo đuổi những công việc mà bản thân không yêu thích sẽ khiến các em dễ nản chí và bỏ cuộc giữa chừng.

Bên cạnh đó, người lớn cũng cần quan sát các em thiên về hướng nội hay hướng ngoại:

- Hướng nội: có khuynh hướng thích yên tĩnh, trầm tính, ít nói và thường làm việc 1 mình rất tốt. Tuy nhiên, trẻ sẽ cần phát triển thêm về các kỹ năng giao tiếp, phối hợp làm việc nhóm

- Hướng ngoại: làm việc tốt trong môi trường tập thể, thích kết bạn, quan tâm đến các sự kiện diễn ra xung quanh và mạnh dạn bày tỏ ý kiến cá nhân nhưng cần rèn luyện thêm về khả năng tập trung, tự nghiên cứu.

Sau khi hiểu rõ về sở thích, đam mê và năng lực cá nhân của trẻ, ba mẹ và nhà trường có thể cùng trẻ tìm hiểu về các ngành nghề khác nhau được các chuyên gia khuyến nghị. Đồng thời, trẻ nên được trải nghiệm các nghề nghiệp thông qua các hoạt động tham quan doanh nghiệp, các khóa huấn luyện ngắn hạn hoặc trao đổi với chuyên gia.

Tại các trường trung học quốc tế như VAS, chương trình Tư vấn hướng nghiệp được cá nhân hoá cho mỗi học sinh và bắt đầu ngay từ bậc trung học cơ sở thông qua các hoạt động định kỳ và liên tục bao gồm:

- Khảo sát về tính cách nghề nghiệp, thiên hướng ngành nghề

- Tư vấn trực tiếp với chuyên gia tư vấn

- Báo cáo tư vấn hướng nghiệp cho từng học sinh

- Lập kế hoạch học tập phù hợp với định hướng nghề nghiệp

- Tham gia các hội thảo, triển lãm giáo dục, tọa đàm về du học; tìm hiểu sâu về các trường đại học, cao đẳng phù hợp với định hướng nghề nghiệp

- Chọn trường và hoàn thiện hồ sơ nhập học

Đồng thời, học sinh sẽ được tiếp cận sớm với các ngành nghề và trang bị trang bị cho các em những kỹ năng để có thể tham gia vào thị trường việc làm thông qua các môn học tự chọn có tính thực tiễn cao thuộc chương trình IGCSE, AS và A Level như:

Viễn cảnh toàn cầu - Global Perspective:

Học sinh được tìm hiểu về sự thay đổi nhân khẩu học, nghiên cứu chế độ luật pháp và chính sách xã hội của một đất nước, đề xuất giải pháp cho các tranh chấp trong cộng đồng là những hoạt động điển hình trong giờ học Viễn cảnh toàn cầu, dành cho học sinh lớp 6-8.

Kinh tế - Economics:

Dành cho học sinh từ khối 9 đến 12 với các lý thuyết cơ bản như: mối liên hệ cung cầu, chi phí cơ hội, nền kinh tế thị trường hay chính sách tài khóa.

Kinh doanh - Business Studies:

Giúp học sinh lớp 9-12 có thể khởi nghiệp khi được học về tất cả các hoạt động chính trong một doanh nghiệp như nhân sự, marketing, tài chính và vận hành từ cơ bản đến nâng cao.

Đặc biệt học sinh còn được thực hành, đóng vai những nhà khởi nghiệp, thuyết phục các nhà đầu tư khác rót vốn vào công ty của mình hay tự xây dựng cho mình một mô hình doanh nghiệp dựa trên ý tưởng của các bạn. Không dừng lại ở đó những buổi ngoại khóa, dã ngoại đến những doanh nghiệp, viện khoa học, nông trường hay các làng nghề truyền thống còn giúp các em khám phá thêm những công việc thú vị, khơi gợi và kích thích niềm đam mê trong mỗi cá nhân.

Với chương trình học này, mỗi năm VAS đều có học sinh nhận được học bổng với tổng giá trị hơn 2 triệu USD từ các trường Đại học danh tiếng như Anh, Mỹ, Úc, Thụy Sĩ, Nhật bản, Canada.

Tư vấn hướng nghiệp Hoa Kỳ tại VAS

Ngoài ra, các chương trình tư vấn hướng nghiệp do nhà trường phối hợp tổ chức với các cơ quan tổ chức nước ngoài còn tạo điều kiện cho các em gặp gỡ các chuyên gia, tiếp xúc, lắng nghe và trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp của họ cũng là một hoạt động rất đáng chú ý.

Với những thông tin trên, VAS hy vọng đã hỗ trợ ba mẹ hiểu hơn về các phương pháp hướng nghiệp cho học sinh trung học và tạo điều kiện 

giúp các em trở thành những công dân ưu tú trong tương lai, chọn đúng ngành nghề và cống hiến sức trẻ cho sự phát triển của đất nước.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các lộ trình học tập, chương trình hướng nghiệp tại VAS, ba mẹ có thể liên hệ: www.vas.edu.vn - ☎ 0911 26 77 55

>>> Xem thêm: Có nên xây dựng chương trình hướng nghiệp cho học sinh tiểu học?

Chia sẻ

Các em học sinh thân mến. Nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng quyết định đến tương lai của mỗi cá nhân. Vài năm trở lại đây, mỗi mùa thi Đại học đến có tới hơn hai phần ba các thí sinh đăng lý lựa chọn học các khối ngành kinh tế, trong khi đó nhân lực khối ngành xã hội và kỹ thuật chất lượng cao lại đang thiếu hụt .Sự mất cân bằng trong phân bổ nguồn nhân lực như hiện nay một phần là do định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT còn rất hạn chế và yếu kém dẫn đến việc các em học sinh không có được định hướng tốt nhất cho tương lai của mình.


Xem thêm: Headhunter tuyển dụng như thế nào?. 8 Lợi ích khi tìm việc qua headhunter

Để chọn nghề nghiệp đúng, Các học sinh trung học phổ thông muốn có được định hướng nghề nghiệp tốt phải hội tụ đủ ba yếu tố:


Thứ nhất là đam mê, yêu thích, muốn  được dành  mọi sức lực và tâm huyết để theo đuổi ngành nghề đó.
Thứ hai là năng lực, khả năng và thế mạnh của bản thân, mỗi cá nhân phải nắm được điểm mạnh ,điểm yếu của bản thân để có sự chuẩn bị cũng như chọn lựa nghề nghiệp sao cho phù hợp với năng lực của bản thân .
Thứ ba là cơ hội nghề nghiệp của ngành mình lựa chọn, là sự hiểu biết về nhu cầu thị trường lao động và định hướng chuyên nghiệp ngay từ khi còn học đại học hoặc trường dạy nghề, ngành nghề đó liệu có đem lại cơ hội cạnh tranh cho các em học sinh trong quá trình tim kiếm việc làm sau này hay không.


Xem thêm: Hướng dẫn cách Định hướng nghề nghiệp cho tương lai

Hiện nay, các học sinh phổ thông lựa chọn nghề nghiệp chủ yếu dựa trên sở thích và lời khuyên của gia đình, chứ chưa thực sự nắm được khả năng của mình có phù hợp với nghề nghiệp hay không. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều bạn trẻ không tìm được việc làm sau khi ra trường, làm lãng phí nguồn đào tạo của xã hội và lãng phí nhân lực trẻ.

Việc giáo dục hướng nghiệp hiện nay không chỉ là vấn đề của riêng ngành giáo dục mà là vấn đề chung của toàn xã hội bởi học sinh THPT chính là nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Là yếu tố quan trọng trong định hình nền kinh tế xã hội trong tương lai.

5 bước cơ bản trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông

Bước 1: Thầy cô cha mẹ nên định hướng cho học sinh hiểu bản thân các em muốn lam công việc gì, muốn làm việc như thế nào. Không nên cố ép các em học sinh phải đi theo hướng nghề nghiệp đang “hot” vì quan niệm rằng nghề này sau này sẽ có cơ hội hơn các nghề nghiệp khác, hoặc bắt ép con em mình phải chọn lựa nghề nghiệp theo truyền thống gia đình. Trên hết nghề nghiệp mà một cá nhân theo đuổi phải phù hợp với năng lực, sở thích và khả năng đáp ứng của một cá nhân bởi lẽ công việc là tương lại là định hướng suốt cả cuộc đời của một con người. Chúng ta chỉ có thể coi công việc như là niềm vui chỉ khi có đam mê và lòng nhiệt tình. Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông nên dựa trên sở thích sau đó là tính cách, khả năng, năng khiếu và điều kiện gia đình của mỗi học sinh. Sau đó các em học sinh có thể chọn ra một số nghề nghiệp thích hợp để khoanh vùng và nghiên cứu. Sau đó chọn ra một ngành phù hợp nhất để học hỏi, theo đuổi.

Bước 2: Các em học sinh cần xác định năng lực học tập và điều kiện hiện tại của mình có hợp với nghề không. Căn cứ vào điểm học tập, nhất là các môn thi tuyển sinh đầu vào của ngành mà các em định theo học hoặc các năng khiếu mà mình có [như múa,vẽ ,ca hát] để có hướng đi phù hợp cho bản thân . Ngoài ra phải xem xét đến điều kiện hiện tại của các em có phù hợp với nghề sẽ chọn không [Ví dụ như điều kiện kinh tế của gia đình, ngoại hình, sức khỏe có phù hợp ngành nghề hay không ]...Các em cũng có thể nhờ cậy đến các chuyên gia hướng nghiệp tư vấn để xem năng lực của bản thân có thực sự phù hợp với ngành nghề mà mình đã lựa chọn hay không. Nhận được lời khuyên từ những chuyên gia là một phương thức hữu hiệu trong  việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông vốn còn nhiều bỡ ngỡ .Hiện nay có khá nhiều trung tâm tư vấn hướng nghiệp có đội ngũ chuyên gia giỏi có thể đưa ra lời khuyên hữu ích cho các em học sinh .


>>>> Xem thêm: Tất tất tần về định hướng nghề nghiệp tương lai đúng đắn

Bước 3: Sau khi đã chọn được nghề mình mong muốn theo đuổi, các em phải tận dụng các cơ hội có được làm một số việc liên quan tới nghề mình lựa chọn để xem thử năng lực, tính cách của bản thân mình có phù hợp với nghề đó hay không. Cũng như để rút ra kinh nghiệm và để xem cách mọi người xung quanh nhận xét về kết quả lao động của những công việc đó như thế nào từ đó nhận ra liệu có thực sự yêu thích và phù hợp với công việc đó hay không và nếu có mắc sai lầm cũng biết cách điều chỉnh và rút ra kinh nghiệm để hoàn thiện tốt hơn. Ví dụ: Nếu yêu thích nghề nhà báo các em có thể thử sức làm cộng tác viên cho các tạp chí dành cho tuổi học trò…Nếu  yêu thích các khối ngành xã hội hãy thử tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động từ thiện để nâng cao hiểu biết. Cha mẹ các em học sinh có thể giúp cho định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT bằng cách đưa ra các lời khuyên và gợi ý các hoạt động mà các em có thể tham gia nhằm giúp các em có bước đầu làm quen với nghề mà em có ý định lựa chọn.

Bước 4: Tìm hiểu về nghề mình sẽ chọn. Các em có thể tiếp cận kiến thức bằng nhiều cách, từ internet, từ sách vở, từ các bậc tiền bối đàn anh đàn chị đi trước, tham gia các hoạt động ngoại khóa có liên quan đến nghề nghiệp, tham khảo những lời khuyên bổ ích từ gia đình, nhà trường hoặc từ các nhà tư vấn hướng nghiệp. Những kiến thức em cần phải nắm về nghề của mình là: tên ngành học là gì, những trường nào đào tạo, đào tạo chương trình ra sao, học xong các em sẽ trở thành người như thế nào, thi khối gì, thị trường việc làm của nghề đó hiện nay…Các em có thể tìm đến các diễn đàn của trường mà mình định thi vào để tra cứu thông tin cũng như nhận được những lời chia sẻ của các sinh viên và cựu sinh viên của trường , sau đó có thể tự mình đưa ra những nhận định về thuận lợi và khó khăn của nghành nghề mà mình đang có ý định.

Bước 5: Sẵn sàng chuẩn bị phương án 2 nếu chẳng may thất bại. Rất có thể các em học sinh sẽ không thể đỗ vào trường Đại học mà mình mong muốn. Cha mẹ các em nên là người chuẩn bị sẵn tinh thần cho các em và các em học sinh cũng cần hiểu rằng  Đại học không phải là tất cả.Các em vẫn có thể thành công bằng những con đường khác. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT không chỉ đơn giản là chuẩn bị cho các em kiến thức mà còn là định hướng tâm lý cho em học sinh nếu chẳng may các em thất bại hoặc vấp ngã. Nếu có quyết tâm các em học sinh có thể tiếp tục ôn tập và thi lại vào các trường đã đặt ra mục tiêu từ đầu hoặc lựa chọn một hướng đi khác phù hợp với năng lực của mình hơn.


>>>>> Có thể bạn quan tâm: Định hướng nghề nghiệp theo tính cách

Đã từ lâu , định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông là một nhu cầu tất yếu của các em học sinh cũng như của phụ huynh các em. Đây là việc làm cần có sự chung tay góp sức của toàn xã hội, bởi việc định hướng nghề nghiệp tốt sẽ giúp phân bổ nguồn nhân lực hiệu quả cho các khối ngành nghề, giúp giảm tải tình trạng thất nghiệp như hiện nay.

Phương pháp xem tính cách để Định hướng nghề nghiệp

Để chọn một công việc phù hợp với mình, trước hết bạn cần phải xác định mình là mẫu người như thế nào qua một số tiêu chí sau:

Người hướng ngoại: Luôn có khuynh hướng tiếp cận với thế giới bên ngoài, muốn khám phá những sự kiện đang diễn ra xung quanh tích cực, năng động, có xu hướng thích mạo hiểm thường công khai bày tỏ ý kiến của mình thích tiếp xúc, dễ làm quen và cũng dễ chia tay với mọi người thích trao đổi quan điểm của mình với những người xung quanh làm việc tốt trong môi trường tập thể.

Người hướng nội: Có khuynh hướng thu hẹp trong thế giới nội tâm riêng của mình, ít có ấn tượng trước các yếu tố bên ngoài thường gặp khó khăn khi tạo dựng những mối quan hệ mới, nên thường không có nhiều bạn bè, thích yên tĩnh, cố gắng bảo vệ mình trước tác động của những thông tin mới, có bề ngoài trầm tĩnh, thường ít nói không thích những bất ngờ làm việc tốt trong môi trường có một mình.

Tuy nhiên, qua những tiêu chí ban đầu trên, bạn không nên nghĩ rằng người hướng ngoại tốt hơn người hướng nội. Những người hướng ngoại - chính từ những tính cách mạnh mẽ của mình - cũng có những điểm yếu riêng của họ: đó là tính cách dễ bị kích động, hời hợt trong tình cảm, thường ôm đồm, bao biện… Những người hướng nội cũng có các đặc điểm như kiên định, khả năng tư duy sâu, có tình cảm và suy nghĩ sâu sắc.

Con người cũng khác nhau ở mức độ kích thích thần kinh [neurotism] - một phẩm chất xác định độ bền vững tình cảm của họ. Người có mức kích thích thần kinh cao thường dễ nổi nóng, ghen tức, rất dễ nhạy cảm, làm quen với hoàn cảnh mới khó khăn. Người có mức kích thích thần kinh thấp thường có tính trầm tĩnh, ổn định, có lòng tự trọng cao và bình tĩnh trước các tình huống gây stress. Tuy nhiên, mỗi kiểu “neurotism” này cũng có những điểm mạnh và yếu riêng. Người có mức kích thích cao thông thường có tính nhạy cảm, tốt bụng, dễ đồng cảm. Con người họ có thể so sánh như một cây vĩ cầm: chỉ cần chạm nhẹ có thể phát ra những âm thanh du dương. Còn người có mức kích thích thấp thì trong nhiều trường hợp được coi là “có da mặt dày”. Họ gợi nhớ đến hình ảnh cái trống: không cảm nhận được những lời gợi ý hay nói kháy, mà cần phải nói thẳng “vào trán” họ. Nhưng những người như vậy lại có khả năng làm việc cao, có thể đứng vững trong bất cứ tình huống nào.


Xem thêm: Hướng dẫn cách Định hướng nghề nghiệp cho tương lai

Kết hợp loại cá tính [hướng nội, hướng ngoại] và mức độ kích thích thần kinh, bạn sẽ chọn ra được cho mình một nghề phù hợp:

1. Nếu là người hướng nội và có mức kích thích thần kinh cao, bạn không nên chọn những nghề có liên quan đến những tiếp xúc thường xuyên và lâu dài với mọi người như kinh doanh, quản lý, sư phạm, bán hàng… Hãy chọn vị trí đằng sau chiếc bàn viết hay những nơi làm việc theo tính trực quan, ví như nghiên cứu, sáng tạo, thiết kế, tạo mẫu….

2. Nếu là người hướng ngoại và có mức kích thích thần kinh cao, sẽ không thỏa đáng nếu bạn chọn các nghề liên quan đến điều khiển như phi công, tài xế, điều phối viên… Khi đó bạn sẽ buồn bực vì ít được giao tiếp với mọi người và dễ gây ra những sai lầm, hỏng hóc. Bạn cũng không nên chọn những nghề liên quan đến sản xuất dây chuyền vốn mang tính đơn điệu.

3. Nếu là người hướng nội và mức kích thích thần kinh thấp, bạn nên chọn nghề liên quan đến điều khiển nhưng tránh những công việc cần tiếp xúc với nhiều người [như lãnh đạo, quản lý, sư phạm, phóng viên, hoạt động xã hội…]

4. Nếu là người hướng ngoại và mức kích thích thần kinh thấp, thì những vai trò như quản lý, lãnh đạo, sư phạm, thương gia… rất lý tưởng với bạn. Trong những lĩnh vực yêu cầu mức độ giao tiếp cao với mọi người, bạn sẽ luôn đạt được thành tích tốt.

Dù ở bất kỳ cương vị nào và có tính cách gì, bạn chỉ cần nhớ một số tiêu chí sau: đừng nên vội vàng, cũng đừng nên kìm hãm bản thân mình tìm cách giảm trạng thái căng thẳng bên trong hãy nói chậm và không nên cao giọng, không nên hồi hộp trước khi sự kiện nào đó xảy ra hãy rèn luyện sự tự tin của bản thân luôn tự đánh giá mình từ vị thế của những người xung quanh, luôn cố gắng kiểm soát được hành vi của mình. 

Xem thêm: Trang tư vấn và Việc làm Sinh viên cao cấp  


Video liên quan

Chủ Đề