Các loại hình nào áp dụng quảng cáo tivi năm 2024

Quảng cáo là một nhu cầu bức thiết của tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Nhằm giúp cho khách hàng tiếp cận được dễ dàng hơn với sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Khi bạn xem một bộ phim trên Tivi, xem video trên facebook , youtube. Hay là các ứng dụng mạng xã hội khác chắc chắn bất chợt trong một khoảnh khắc nào đó bạn sẽ nhìn thấy sự xuất hiện một quảng cáo. Đó có phải là điều thường xuyên diễn ra mà bạn bắt gặp. Hơn nữa, hiện nay với sự phát triển thần tốc của hàng loạt những công nghệ hiện đại chưa bao giờ quảng cáo lại bùng nổ và chiếm sóng ngập tràn trên các phương tiện truyền thông, Internet như bây giờ.

Có rất nhiều cách để phát tán TVC quảng cáo như tờ rơi, pano, áp phích, truyền hình, Internet,… Tuy nhiên chúng ta có thể chia thành ba nhóm lớn, cụ thể như sau:

Truyền hình

Từ xưa cho đến nay, phát sóng trên truyền hình là hình thức có thâm niên“lâu đời” và phổ biến nhất trong các hình thức TVC quảng cáo. TVC quảng cáo xuất hiện đầu tiên trên kênh 4 của Đài truyền hình NBC. Mở đầu cho trào lưu TVC quảng cáo sau này.

Do đây là hình thức được coi là “lão làng” trong các hình thức quảng cáo. Nên các đặc điểm của hình thức TVC quảng cáo phát sóng trên truyền hình cũng khá là “khác biệt”:

– Thường được các thương hiệu lớn ưu ái hơn

– Phủ sóng được rộng khắp mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn. Các thành phố lớn, đến vùng hải đảo xa xôi.

– Đáp ứng đúng tâm lý của người Việt Nam. Người Việt Nam thường có mức độ tin tưởng các quảng cáo trên truyền hình nhiều hơn các hình thức quảng cáo khác.

– Chi phí quảng cáo trên truyền hình khá là đắt đỏ. Hãy xem một ví dụ khá nhỏ để cho các bạn hình dung ra được. Chi phí quảng cáo cho khung giờ từ 7h – 9h sáng. Thời lượng chỉ trong vòng 10s trên VTV đã có giá lên đến 7.500.000 đồng. Mà đây vẫn chưa phải là một khung giờ vàng cho phát sóng quảng cáo.

Như vậy, đối với hình thức TVC quảng cáo trên truyền hình phần lớn chỉ phù hợp đối với những doanh nghiệp lớn có tiềm năng mạnh về kinh tế. Còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thức này không được “ưa chuộng”.

Phát tán trên internet, các kênh social media

Những năm gần đây, chúng ta chứng kiến nhiều sự nhảy vọt trong phát triển công nghệ Internet. Các trang mạng xã hội hiện giờ được ví như một “hành tinh riêng”. Tồn tại song song với hành tinh Trái Đất của loài người.

Nắm bắt được tình hình đó, các hình thức TVC quảng cáo cũng ngày càng được “quan tâm” phát tán trên Internet và các kênh social media nhiều hơn.

Đặc điểm của loại hình này bao gồm:

– Tốc độ và mức độ phủ sóng [nếu đạt được hiệu quả tích cực] tăng đột biến và phủ sóng rộng rãi. Chúng ta chắc hẳn vẫn bị ám ảnh bởi câu nói: “Bảo Anh ơi, xong chưa?” trong TVC quảng cáo của Shopee trong năm vừa qua. Đây được đánh giá là một trong những chiến dịch quảng cáo Viral nhất trong quý 3 năm 2018. Sàn mua bán Shopee lần đầu tiên đạt số lượng truy cập Website trung bình cao nhất cả nước.

Đáng chú ý hơn, xu hướng này không những chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn phủ sóng ở nhiều các Website Đông Nam Á. Từ Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, mang lại hiệu ứng đáng kinh ngạc.

– Kết hợp được đa dạng và phong phú về hình ảnh, màu sắc, âm thanh,.. mang lại hiệu quả tốt nhất cho người xem

– Có nhiều mức chi phí cho các doanh nghiệp lựa chọn

Như vậy, ở hình thức này doanh nghiệp / tổ chức dù lớn hay nhỏ đều có thể tạo ra được những chiến dịch Viral nếu biết nắm bắt đúng thị hiếu của khách hàng.

Quảng cáo trên màn hình Led

Nhận thấy quỹ thời gian tiêu tốn của khách hàng ở các nơi công cộng như trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, trạm chờ xe buýt,.. khá là lớn. Theo những khảo sát thực tế về số lượng người qua lại mỗi ngày. Tiềm năng quảng cáo có thể đạt được từ đây.

Hiện nay, tỷ lệ các doanh nghiệp lựa chọn quảng bá bằng phương pháp này chiếm tới hơn 47% thị phần của ngành. Ngược lại, quảng cáo truyền hình có xu hướng giảm, chỉ còn xấp xỉ 10-13%.

Vậy những đặc điểm của loại hình quảng cáo này là gì?

– Chi phí thấp nhưng mang lại những hiệu quả truyền thông “không tưởng”

– Tiếp cận và thu hút được nhiều khách hàng hơn vào những khoảng thời gian tiêu tốn “vô ích” của họ. Giúp tiết kiệm được thời gian.

– Tạo ra sự thân quen đối với khách hàng, đi sâu vào tâm trí của khách hàng.

– Tạo ra tần suất phát sóng nhiều hơn, lặp đi lặp lại nhiều lần

Trên đây là ba hình thức phủ sóng TVC đặc trưng nhất hiện nay. Hy vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

TVC đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực quảng cáo. Thông qua TVC, doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình tới khách hàng một cách rõ ràng, sinh động hơn. Đồng thời, TVC còn giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng mạnh với khách hàng, nâng cao nhận thức về sản phẩm, dịch vụ của mình, từ đó tăng doanh thu.

TVC là gì?

TVC là viết tắt của "Television Commercial", có nghĩa là quảng cáo trên truyền hình. Đây là một loại hình quảng cáo được phát sóng trên các kênh truyền hình để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc các thông điệp quảng cáo khác đến khán giả. Thông thường, TVC có độ dài ngắn, từ 15 giây đến 60 giây, và được tạo ra bằng cách kết hợp hình ảnh, âm thanh và văn bản để thu hút sự chú ý của người xem và truyền đạt thông điệp quảng cáo một cách hiệu quả.

Một TVC thường sẽ được xen kẽ vào trước, giữa hoặc sau một chương trình nào đó đang công chiếu. Đây được xem là hình thức truyền thông có tính hiệu quả cao, tuy nhiên chi phí cho chúng lại khá tốn kém.

Mục tiêu của TVC quảng cáo

Mục tiêu của TVC quảng cáo [Television Commercial] là tạo ra một quảng cáo truyền hình hiệu quả nhằm thu hút sự chú ý của khán giả và thúc đẩy họ thực hiện hành động mong muốn từ quảng cáo đó. Một số mục tiêu của một TVC quảng cáo có thể bao gồm:

Tăng nhận diện thương hiệu: TVC là một hình thức quảng cáo rất quan trọng trong lĩnh vực quảng cáo. Nhờ TVC, doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng một cách thuyết phục và hiệu quả hơn. Việc thực hiện một TVC thuyết phục đòi hỏi phải chú ý đến các yếu tố cơ bản như hình ảnh, âm thanh, nội dung, thông điệp và cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của TVC.

Chủ Đề