Các lỗi phạt gián tiếp trong bóng đá năm 2024

Quả phạt gián tiếp trong thi đấu bóng đá được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Thu Hoài. Hiện nay, mùa WorldCup đang diễn ra và tôi có nhiều thắc mắc về giải đấu này cũng như những giải đấu bóng đá trong nước, đặc biệt là những quy định về thi đấu bóng đá. Ban biên tập cho tôi hỏi: Quả phạt gián tiếp trong thi đấu bóng đá được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! [thuhoai***@gmail.com]

Quả phạt gián tiếp trong thi đấu bóng đá được quy định tại Điểm c Luật XII. Lỗi và hành vi khiếm nhã do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành kèm theo Quyết định 982-QĐ/UBTDTT năm 2007 như sau:

Thủ môn trong khu phạt đền của đội mình phạm một trong 5 lỗi sau đây sẽ bị phạt quả gián tiếp:

- Giữ bóng trong tay lâu quá 6 giây trước khi đưa bóng vào cuộc.

- Chạm hoặc bắt bóng trở lại sau khi đã đưa bóng vào cuộc, nếu bóng chưa chạm bất kỳ một cầu thủ nào khác.

- Chạm hoặc bắt bóng bằng tay khi đồng đội cố tình chuyền về bằng bàn chân.

- Chạm hay bắt bóng từ quả ném biên về của đồng đội

Theo nhận định của trọng tài, cầu thủ phạm một trong 4 lỗi sau đây sẽ bị phạt quả gián tiếp:

- Chơi bóng một cách nguy hiểm.

- Ngăn cản đường tiến của đối phương.

- Ngăn cản thủ môn đưa bóng vào cuộc.

- Vi phạm bất kỳ lỗi nào không đề cập trong luật 12 mà bị cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu.

Quả phạt gián tiếp sẽ được thực hiện tại nơi xảy ra lỗi.

Trên đây là nội dung quy định về quả phạt gián tiếp trong thi đấu bóng đá. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 982-QĐ/UBTDTT năm 2007.

Đá phạt trong bóng đá được quy định trong điều 13 của luật bóng đá. Trong luật quy định, đạt phạt gồm 2 loại đá là đá phạt trực tiếp và đá phạt gián tiếp, quả đá phạt giành cho đội còn lại khi một trong hai đội có cầu thủ phạm lỗi.

Các loại đá phạt trong bóng đá

Đối với quả phạt trực tiếp, bàn thắng được công nhận khi bóng đi thẳng vào trong cầu môn. Quả phạt trực tiếp bóng chạm chân cầu thủ đối phương đi hết đường biên ngang thì đội đối phương được hưởng quả phạt góc.

Đối với quả phạt gián tiếp, bóng trước khi đi vào cầu môn phải chạm vào một cầu thủ khác thì bàn thắng mới được công nhận.

Nếu bóng trực tiếp đi vào cầu môn thì đội đối phương được quyền phát bóng lên. Nếu quả phạt gián tiếp bóng đi vào cầu môn đội đá phạt thì đội đối phương được hưởng phạt góc.

Về vị trí đá phạt, tất cả cầu thủ đối phương phải cách bóng ít nhất 9,15m và phải đứng ngoài khu vực phạt đền cho tới khi cầu thủ thực hiện sút phạt. Bóng được coi là bóng trong cuộc khi đã được đá và di chuyển.

Khi thực hiện đá phạt, nếu một cầu thủ đối phương đứng gần hơn khoảng cách quy định thì quả phạt sẽ được thực hiện lại. Quả phạt cũng phải thực hiện lại nếu đội đối phương thực hiện quả phạt trong khu phạt đền của đội mình và không trực tiếp đá bóng khỏi khu vực phạt đền.

Đá phạt trực tiếp Đá phạt trực tiếp là cách khởi động lại trấn bóng và được trao cho đội còn lại khi đội kia có cầu thủ phạm lỗi trên sân.

Trong khi đá phạt trực tiếp, đội được đá phạt có quyền đá bóng từ vị trị phạm lỗi và các cầu thủ đối phương phải đứng cách xa bóng 9,15m. Nếu cầu thủ ghi bàn từ quả đá phạt trực tiếp thì bán thắng đó sẽ được công nhận.

Trong trường hợp có cầu thủ phạm lỗi trực tiếp nhưng trong vòng cấm 16,5m thì đội bên kia sẽ được hưởng một quả đá phạt đền.

Đá phạt đền cũng nằm trong các kiểu đá phạt trong bóng đá được liên đoàn bóng đá quy định. Đá phạt đền là hình thức đặc biệt của đá phạt trực tiếp. Đây là quả đá phạt chỉ có một cầu thủ được đá vào cầu môn đối phương và chỉ có thủ môn bảo vệ cầu môn.

Đá phạt gián tiếp Đá phạt gián tiếp là một trong các loại đá phạt trong bóng đá, quả phạt trực tiếp giành cho đội còn lại khi đội kia phạm một trong số các loại vi phạm kỹ thuật theo quy định của Luật bóng đá.

Đội thực hiện quả đá phạt gián tiếp cho quyền đá bóng từ vị trí phạm lỗi hoặc từ vị trí quả bóng đá nằm trên sân khi trận đấu được tạm dừng. Các cầu thủ đội bị phạt phải đứng cách xa bóng 9,15m.

Nếu có bàn thắng được ghi từ quả đá phạt gián tiếp thì bàn thắng đó không được công nhận. Trong đá phạt gián tiếp, bàn thắng chỉ được công nhận khi quả bóng có chạm vào một cầu thủ khác bất kỳ trên sân của hai đội. Hiện nay, phạt việt vị là một trong những quả đá phạt gián tiếp hay được gặp nhất.

Các hành động được tính là phạm lỗi trong bóng đá đã được nghiên cứu và chỉnh sửa thành bộ luật bởi liên đoàn bóng đá thế giới FIFA. Những quy định này đã trở nên phổ biến với người chơi bóng đá lâu năm. Bài viết sau đây giúp các bạn nắm rõ hơn về các lỗi phạt trong bóng đá

Trong bộ môn thể thao đòi hỏi sự cạnh tranh và va chạm nhiều như bóng đá, có rất nhiều hành động có thể được tính là phạm lỗi. Những hành vi được coi là phạm lỗi đã được đề cập trong Luật 12 của Luật bóng đá. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các lỗi phạt được quy định trong môn thể thao hấp dẫn nhất hành tinh này nhé.

Lỗi phạt trong bóng đá, lỗi phạt trực tiếp

Cầu thủ bị phạt trực tiếp khi nào

Nếu nhìn ra thì trọng tài sẽ bắt lỗi phạt trực tiếp

Đa số những hành vi dẫn tới phạt trực tiếp liên quan đến sự va chạm giữa những cầu thủ 2 bên với nhau. Mặc dù không thể tránh được những tình huống va chạm, nhưng bóng đá hiện đại cấm hầu hết những hành động va chạm mạnh và trái phép. Tức là trong một pha tranh chấp bóng, cầu thủ 2 bên phải hướng vào trái bóng chứ không phải để triệt hạ cầu thủ bên kia.

Cụ thể FIFA nghiêm cấm những hành động tác động đến đối thủ như lao vào, nhảy vào, xổ đẩy, đá, tấn công, sử dụng vũ lực quá mức hoặc có ý đồ thực hiện những hành động trên. Vì thế, trong một vài tình huống, mặc dù sau va chạm cầu thủ đối phương đã ngã, nhưng cầu thủ chủ động va chạm vẫn không bị phạt lỗi, bởi anh đã chạm bóng trước khi va chạm với cầu thủ đối phương. Ngược lại, nếu như sau va chạm không ai ngã, nhưng cầu thủ va chạm có í định triệt hạ đối phương thì chắc chắn sẽ có tình huống phạm lỗi và thổi phạt, thậm chỉ là xử phạt rất nặng.

Chạm tay khi chơi bóng cũng là một lỗi thường gặp. Các cầu thủ trên sân ngoài thủ môn [được dùng tay ở phần khung thành của mình] chỉ được dùng tay chơi bóng trong những pha ném biên. Trong trường hợp tay khép sát người hoặc bóng đập người trước xong đập tay thì sẽ không bị xử phạt. Tuy nhiên nếu có "chủ đích" dang tay ra để cản pha bóng nguy hiểm thì sẽ bị xử phạt nặng.

Tình huống cố tình dùng tay "xấu" nổi tiếng của Suarez

Có thể gói gọn những hành vi phạm lỗi được hưởng đá phạt trực tiếp cụ thể như sau:

- Người chơi đá hoặc có ý định đá vào người đối phương - Người chơi ngáng hoặc có ý định ngáng vào chân đối phương - Người chơi nhảy vào đối phương - Người chơi chèn vào đối phương - Người chơi đánh hoặc có í định đánh đối phương. - Người chơi dùng tay xô đẩy đối phương. - Người chơi xoạc bóng lấy bóng nhưng va chạm với đối phương trước rồi mới chạm bóng, hoặc có ý định triệt hạ đối phương. - Người chơi khạc nhổ nước bọt, lăng mạ đối phương. - Người chơi cố ý sử dụng tay chơi bóng khi không được phép.

Cách thực hiện đá phạt trực tiếp

Bóng sẽ được đặt ngay vị trí phạm lỗi. Nếu như vị trí phạm lỗi ngoài vòng 16m50 thì sẽ có hàng rào, hàng rào phải đứng cách vị trí đặt bóng 1 khoảng cách tối thiểu là 9,15m. Nếu vị trí phạm lỗi nằm trong vòng 16m50 thì đó sẽ là quả phạt đền, bóng được đặt về chấm 11 mét, sẽ là tình uống đối mặt thủ môn, rất dễ ghi bàn.

Quả bóng sau khi rời chân người sút, nếu đi vào khung thành sẽ được tính là bàn thắng [không kể có chạm vào ai hay không].

Có một vài trường hợp sẽ xuất hiện đá phạt nhanh. Khi trọng tài vừa thổi phạt, các cầu thủ đội bóng bị phạm lỗi thấy có thể tận dụng thời cơ và đưa ra một phá đá phạt nhanh để gây bất ngờ, tạo lợi thế cho pha tấn công.

Lỗi phạt trong bóng đá, lỗi phạt gián tiếp

Cầu thủ bị phạt gián tiếp khi nào

Các lỗi phạt gián tiếp hầu hết là dành cho thủ môn, chỉ có vài hành động dẫn đến lỗi gián tiếp của các cầu thủ phía trên

- Cố ý chạm bóng khi bóng đã được phát lên nhưng chưa chạm bất cừ cầu thủ nào trên sân. - Cố ý giữ bóng quá lâu và không chịu đưa bóng vào cuộc. - Bắt bóng trực tiếp từ pha ném biên của đồng đội. - Dùng tay bắt bóng khi đồng đội cố ý truyền về bằng chân. - Thả bóng xuống sân để đá lên nhưng lại không đá và nhặt lại bóng lên tay. - Một tình huống việt vị diễn ra. - Cầu thủ ngăn cản đường tấn công 1 cách thô bạo. - Chơi bóng lăn xả nguy hiểm. - Có ý ngăn thủ môn đưa bóng vào sân tiếp tục trận đấu.

Cách thực hiện đá phạt gián tiếp

Tương tự đá phạt trực tiếp, bóng sẽ được đặt ở nơi xảy ra lỗi, cũng sẽ có hàng rào. Nếu vi phạm trong khu vực vòng cấm thì thay vì 1 quả phạt đền, bóng vẫn được đặt ở vị trí phạm lỗi.

Đây là một tình huống phạt gián tiếp trong khu vực 16m50

Điểm khác biệt với đá phạt trực tiếp nữa đó là, nếu như bóng đi thằng vào khung thành mà không chạm bất cứ ai ngoài người sút, bàn thắng sẽ không được công nhận.

Ngoài ra cũng có thẻ đỏ và thẻ vàng cho các tình huống phạm lỗi, 2 thẻ vàng sẽ thành 1 thẻ đỏ, và cầu thủ nào nhận thẻ đỏ sẽ bị truất quyền thi đấu, đuổi khỏi sân. Có nhiều quy định về thẻ đỏ và thẻ vàng, thieunien.vn sẽ giới thiệu đến các bạn trong những bài viết tiếp theo, mong bạn đọc theo dõi và ủng hộ

Chủ Đề