Các trường hợp không đánh giá glasgow

Thang điểm Glasgow là một thang điểm được sử dụng trong hôn mê nhằm đánh giá độ hôn mê của người bệnh bị chấn thương đầu. Cách áp dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết sau đây!

Thang điểm Glasgow được nghiên cứu ra bởi 2 giáo sư Graham Teasdale và Bryan J. Jennett vào năm 1974. Đây là một phương pháp được sử dụng để đánh giá mức độ ý thức của bệnh nhân có chấn thương não và ở những bệnh nhân hôn mê.

Đến nay, thang điểm Glasgow được ứng dụng trên toàn thế giới và được Bộ Y tế Việt Nam cho phép sử dụng trong chẩn đoán và khám chữa bệnh.

Thang điểm này đánh giá mức độ hôn mê dựa theo 3 tiêu chí: Mở mắt (E), vận động (M) và lời nói (V).

Điểm hôn mê Glasgow (GCS score) được xác định dựa trên các tiêu chí trên. Điểm cao nhất là 15 và thấp nhất là 3.

GCS score = E+M+V.

Ngoài ra, thang điểm Glasgow còn được dùng để xác định tình trạng biến chuyển của bệnh nhân sau điều trị.

Các trường hợp không đánh giá glasgow

Thang điểm Glasgow đánh giá ý thức của bệnh nhân chấn thương đầu

2. Thang điểm Glasgow ở người trưởng thành

Thang điểm đánh giá mức độ ý thức của bệnh nhân thông qua các tiêu chí sau:

2.1 Đáp ứng bằng mắt

Đánh giá đáp ứng bằng mắt dựa trên các biểu hiện và thang điểm như sau:

4: Mở mắt có ý thức (tự nhiên).

3: Mở mắt khi được gọi.

2: Mở mắt khi gây đau.

1: Không mở mắt được.

2.2 Đáp ứng bằng lời nói

Dựa trên các biểu hiện sau:

5: Trả lời có định hướng, nói chính xác được tên, ngày, địa điểm.

4: Trả lời có mạch lạc, rõ ràng nhưng các thông tin vẫn có sự lộn xộn.

3: Chỉ nói được từ đơn ngắn.

2: Chỉ nói những câu từ vô nghĩa.

1: Không nói được.

2.3 Đáp ứng bằng vận động

Tính điểm thông qua những đáp ứng sau:

6: Thực hiện được theo yêu cầu, mệnh lệnh.

5: Đáp ứng có định khu khi gây đau.

4: Đáp ứng không chính xác khi gây đau.

3: Khi gây đau bị gấp cứng.

2: Tư thế duỗi cứng khi bị đau.

1: Không có đáp ứng khi gây đau.

Nội dung thang điểm Glasgow trong hôn mê

2.4 Phân tích các điểm ghi nhận

Như vậy, đánh giá mức độ ý thức của bệnh nhân dựa trên tổng số điểm. Có thể tiên lượng theo số điểm như sau:

Điểm từ 3 – 8: Chấn thương nặng. Ở mức độ này, bệnh nhân cần được hỗ trợ về hô hấp như thở oxy, đặt nội khí quản,…

Điểm từ 9 -12: Chấn thương mức độ trung bình.

Điểm từ 13 -15: Chấn thương mức độ nhẹ.

Thang điểm còn đánh giá khả năng cải thiện tình trạng bệnh thông qua điểm Glasgow tăng giảm. Cụ thể như sau: Nếu điểm Glasgow tăng tức là bệnh nhân chuyển tốt, còn điểm Glasgow giảm có nghĩa là bệnh chuyển sang giai đoạn nguy hiểm hơn.

3. Thang điểm Glasgow ở trẻ em

Tương tự như ở thang điểm đánh giá ở người trưởng thành, đối với trẻ em cũng dựa trên 3 tiêu chí: mắt, vận động và lời nói, tuy nhiên có kèm theo yếu tố độ tuổi.

Đánh giá mức độ hôn mê ở trẻ em thông qua thang điểm Glasgow

3.1 Đáp ứng bằng mắt

Ứng với mọi lứa tuổi, thang điểm phân chia như sau:

4: Trẻ mở mắt có ý thức (tự nhiên).

3: Trẻ không mở mắt tự nhiên, chỉ khi có lệnh mới mở mắt.

2: Trẻ chỉ mở mắt khi bị gây đau.

1: Ngay cả khi có kích thích gây đau, trẻ không mở mắt.

3.2 Đáp ứng bằng lời nói

Phân chia thang điểm dựa trên đáp ứng bằng lời nói như sau:

– Với trẻ dưới 23 tháng tuổi, đánh giá như sau:

5: Trẻ còn khóc, biết đòi mẹ.

4: Trẻ khóc nhưng có thể dỗ nín được.

3: Trẻ la hét, khóc.

2: Trẻ chỉ phát ra âm thanh, không rõ từng từ.

1: Trẻ không có phản ứng gì.

– Với độ tuổi từ 2 – 5 tuổi, thang điểm được tính như sau:

5: Trẻ có thể nói được những câu và từ có nghĩa.

4: Trẻ nói được những câu vô nghĩa.

3: Trẻ chỉ la hét, khóc.

2: Trẻ rên nhỏ, không thành từ.

1: Trẻ không có bất kỳ phản ứng nào.

– Với trẻ trên 5 tuổi, đánh giá thang điểm như sau:

5: Trẻ có thể trả lời đúng các câu hỏi về ngày tháng, địa điểm.

4: Trẻ trả lời sai những câu hỏi về ngày tháng, địa điểm.

3: Trẻ chỉ nói được những câu từ vô nghĩa.

2: Trẻ chỉ nói được khi bị gây đau hoặc được hỏi lớn.

1: Trẻ im lặng, không có phản ứng kể cả khi bị gây đau.

3.3 Đáp ứng bằng vận động

– Với trẻ trên 1 tuổi:

5: Trẻ có thể làm đúng theo các động tác được ra lệnh.

4: Trẻ làm sai động tác đã yêu cầu, khi bị gây đau có thể gạt tay.

3: Trẻ tay chân khi bị làm đau.

2: Trẻ có thể cử động tay chân khi bị làm đau.

1: Trẻ không có phản ứng gì hoặc có đáp ứng duỗi thẳng các chi.

– Với trẻ dưới 1 tuổi:

6: Trẻ khua tay tự nhiên, có các vận động cơ bản.

5: Trẻ không có động tác tự nhiên, nhưng khi bị gây đau, vẫn gạt tay ra được.

4: Khi có kích thích bị đau, trẻ không gạt tay được, chỉ co tay chân.

3: Khi có kích thích bị đau, trẻ co tay, duỗi chân.

2: Các chi duỗi cứng khi bị đau.

1: Trẻ không có phản ứng gì.

3.4 hân tích các điểm ghi nhận

Thang điểm đánh giá trên trẻ em chia làm các mức độ:

– Nhỏ hơn 7 điểm: Trẻ trong tình trạng hôn mê.

– 8 điểm: 50% hôn mê, 50% còn ý thức.

– Trên 8 điểm: có đáp ứng tạm thời.

4. Các trường hợp không áp dụng thang điểm Glasgow

Mặc dù thang điểm Glasgow được coi là thước đo có giá trị nhất trong hôn mê, nhưng vẫn có một số điểm hạn chế và không được áp dụng trong các trường hợp sau:

– Những bệnh nhân có tổn thương về trí tuệ hoặc có tiền sử mắc các bệnh lý thần kinh.

– Bệnh nhân đang dùng thuốc an thần, hoặc có biểu hiện của rối loạn tâm thần.

– Người đang được can thiệp về hô hấp như đặt nội khí quản, thở oxy,…

– Người bị lãng tai, hoặc bị khiếm thị, khiếm thính.

– Thang điểm còn hạn chế ở việc khả năng cho điểm phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của nhân viên y tế.

5. Ý nghĩa thang điểm Glasgow trong hôn mê

Chẩn đoán hôn mê theo thang điểm Glasgow đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh

Thang điểm Glasgow được đánh giá cao trong việc theo dõi những bệnh nhân bị chấn thương ở vùng đầu và đánh giá khả năng ý thức được ở trẻ nhỏ và người trưởng thành bị hôn mê. Ngoài ra, việc sử dụng thang điểm Glasgow trong hôn mê trở thành bước tiến quan trọng đối với việc điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.

Khi não cần đánh giá Glasgow?

Thang điểm Glasgow được thiết lập lúc đầu dùng để lượng giá độ hôn mê của nạn nhân bị chấn thương đầu, sau đó thang điểm Glasgow được sử dụng để đánh giá trong những trường hợp người bệnh có tình trạng rối loạn ý thức. Thực hiện đánh giá người bệnh rối loạn ý thức/hôn mê cũng phải tuân thủ theo các bước khám bệnh.

thang điểm Glasgow bao nhiêu là bình thường?

Đánh giá về thang điểm Glasgow trong chấn thương sọ não Trong chấn thương sọ não các chuyên gia sẽ dựa trên tổng điểm: Từ 13 - 15 điểm là mức độ nhẹ. Từ 9 - 12 điểm là mức độ trung bình. Từ 8 điểm trở xuống là mức độ nghiêm trọng.

Glasgow 12 điểm là gì?

- Điểm Glasgow từ 9 - 12: Mức độ chấn thương trung bình. - Điểm Glasgow từ 13 - 15: Mức độ chấn thương nhẹ. Thông thường, các trường hợp thang điểm Glasgow thấp dưới 8 (mức nguy hiểm), bệnh nhân cần được kiểm soát hô hấp (thở oxy, theo dõi, đặt nội khí quản hỗ trợ) để đảm bảo tính mạng.

GSC trong y học là gì?

Số điểm của một bệnh nhân cụ thể được ghi một cách ngắn gọn là điểm Glasgow (tiếng Anh: Glasgow Coma Score, viết tắt GCS). Thang điểm này được giới thiệu lần đầu vào năm 1974 bởi hai giáo sư khoa thần kinh tại trường Đại học Glasgow là Graham Teasdale và Bryan J.