Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào

Trung tâm luyện thi, gia sư – dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu phần TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Đang xem: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

I. Tốc độ phản ứng hóa học

– Thí nghiệm: Cho H2SO4 đồng thời vào 2 ống nghiệm:

+ Ống nghiệm 1: chứa 2 ml dung dịch Na2S2O3

+ Ống nghiệm 2: chứa 2 ml dung dịch BaCl2

– Hiện tượng: Ống nghiệm 1 có kết tủa chậm hơn so với ống 2.

– Phương trình hóa học:

Na2S2O3 + H2SO4→ Na2SO4 + S + SO2 + H2O

BaCl2 + H2SO4→ BaSO4 + 2HCl

* Nhận xét:Đểso sánh mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hóa học, người ta dùng đại lượng tốc độ phản ứng hóa học, gọi tắt là tốc độ phản ứng.

1. Khái niệm về tốc độ phản ứng

– Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm ứng trong một đơn vị thời gian.

– Theo quy ước:

+ Nồng độ được tính bằng mol/l

+ Thời gian lf giây [s], phút [ph], giờ [h]…

2. Tốc độ trung bình của phản ứng

a. Xét phản ứng: A → B

Ở thời điểm t1: CAlà C1mol/l

Ở thời điểm t2: CAlà C2mol/l [C1> C2]

– Tốc độ của phản ứng tính theo A trong khoảng thời gian t1→ t2thì:

v = [C1- C2]/[t2 – t1] = -[C2 – C1]/[t2 – t1]

= -ΔC / Δt

– Tốc độ của phản ứng tính theo sản phẩm B thì:

Ở thời điểm t1: CBlà C1mol/l

Ở thời điểm t2: CBlà C2mol/l [C2> C1]

v = [C2- C1]/[t2- t1]

= ΔC / Δt

* Kết luận: công thức tổng quát tính tốc độ phản ứng trong khoảng thời gian từ t1đến t2là:

v= +[-]ΔC / [x.Δt]

v: tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian từ t1đến t2.

+∆C : biến thiên nồng độ chất sản phẩm.-∆C : biến thiên nồng độ chất tham gia phản ứng [chất tạo thành]. x : hệ số cân bằng của chất tham gia hoặc sản phẩm.

b.Với phản ứng: xA + yB → sản phẩm thì:

v = k.x.

Xem thêm: Hóa Chất Hf Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết, Giải Thích Hiện Tượng

y

II. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

1. Yếu tố nhiệt độ

– Nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng và ngược lại vì khi tăng nhiệt độ, tốc độ chuyển động nhiệt của các phân tử tăng →các phân tử va chạm với nhau nhiều hơn và mạnh hơn →phản ứng xảy ra nhanh hơn. Thông thường khi nhiệt độ tăng lên 100C thì tốc độ phản ứng tăng từ 2 đến 4 lần.

READ:  Please Wait - Cu + H2So4 + Kno3

– Nếu tăng nhiệt độ phản ứng lên t0C thì tốc độ phản ứng tăng αt/10[vớiαlà hệ số nhiệt độ – số lần tăng tốc độ khi nhiệt độ tăng lên 100C].

2. Yếu tố nồng độ

– Nồng độ chất tham gia phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng [điều này được thấy rõ theo biểu thức [2] vì khi nồng độ chất tham gia phản ứng tăng thì va chạm giữa các phân tử chất tăng→ va chạm hiệu quả tăng.

3. Yếu tố áp suất

– Áp suất chỉ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng có mặt của chất khí.

– Nếu áp suất tăng [nồng độ chất tham gia phản ứng tăng] thì tốc độ phản ứng tăng.

4. Yếu tố diện tích tiếp xúc

– Diện tích tiếp xúc bề mặt tăng thì tốc độ phản ứng tăng

– Diện tích tiếp xúc tỷ lệ nghịch với kích thước của chất rắn.

5. Yếu tố xúc tác

– Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng. Chất kìm hãm làm giảm tốc độ phản ứng.

Xem thêm: Các Ý Tưởng Cải Tiến Trong Công Việc, Tổng Hợp Các Ý Tưởng Cải Tiến Công Việc

– Ngoài các yếu tố trên thì có nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như: môi trường thực hiện phản ứng; tốc độ khuấy trộn…

Trung tâm luyện thi, gia sư – dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

READ:  Cách Sử Dụng Would Like « Amec, Would You Like

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT

ĐÀO TẠO NTIC

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Hóa học

I- TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC

1. Khái niệm về tốc độ phản ứng

a] Tốc độ phản ứng

- Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩmứng trong một đơn vị thời gian,

* Công thức tính :   = \[\frac{{\left| {\Delta C} \right|}}{{\Delta t}}\]   [mol/l.giây]     

- Đối với chất tham gia [nồng độ giảm dần]   :

\[\Delta C\] = Cđầu  –  Csau

- Đối với chất sản phẩm [nồng độ tăng dần]  : 

\[\Delta C\] = Csau –  Cđầu

* Đối với phản ứng tổng quát dạng  :  

a A   +   bB  cC   +   dD            

  =  \[\frac{{\left| {\Delta {C_A}} \right|}}{{a\Delta t}}\]= \[\frac{{\left| {\Delta {C_B}} \right|}}{{b\Delta t}}\]= \[\frac{{\left| {\Delta {C_C}} \right|}}{{c\Delta t}}\] = \[\frac{{\left| {\Delta {C_D}} \right|}}{{d\Delta t}}\]

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

a] Ảnh hưởng của nồng độ

Khi nồng độ chất phản ứng tăng, tốc độ phản ứng tăng.

b] Ảnh hưởng của nhiệt độ

- Khi nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng tăng.

- Giải thích: khi nhiệt độ phản ứng tăng dẫn đến hai hệ quả sau:

   + Tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các chất phản ứng tăng.

   + Tần số va chạm có hiệu quả giữa các chất phản ứng tăng nhanh. Đây là yếu tố chính làm cho tốc độ phản ứng tăng nhanh khi tăng nhiệt độ.

c] Ảnh hưởng của áp suất

- Đối với phản ứng có chất khi tham gia, khi áp suất tăng [nồng độ chất khí tăng], tốc độ phản ứng tăng.

- Khi tăng áp suất, khoảng cách giữa các phân tử càng nhỏ, nên sự va chạm càng dễ có hiệu quả hơn, phản ứng xảy ra nhanh hơn.

d] Ảnh hưởng của diện tích bề mặt

Đối với phản ứng có chất rắn tham gia, khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng.

e] Ảnh hưởng của chất xúc tác

- Chất xúc tác là chất có tác dụng làm biến đổi mãnh liệt tốc độ của phản ứng nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.

- Những chất xúc tác xúc tiến cho quá trình xảy ra nhanh hơn là chất xúc tác dương. Trong kĩ thuật hiện đại xúc tác dương được sử dụng rộng rãi.

Ví dụ trong quá trình tổng hợp NH3, sản xuất H2SO4, HNO3, cao su nhân tạo, chất dẻo,..v..v..

- Những chất xúc tác làm cho quá trình xảy ra chậm được gọi là chất xúc tác âm.

Ví dụ: Quá trình oxi hóa Na2SO3 trong dung dịch thành Na2SO4 xảy ra chậm khi cho thêm glixerin.

Sơ đồ tư duy: Tốc độ phản ứng hóa học

Loigiaihay.com

Bài 49: Tốc độ phản ứng hóa học – Bài 5 trang 202 SGK Hóa học 10 Nâng cao. Hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và ảnh hưởng như thế nào? Giải thích [nếu có thể].

Hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và ảnh hưởng như thế nào? Giải thích [nếu có thể].

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:

a] Ảnh hưởng của nồng độ: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Điều kiện để các chất phản ứng với nhau là chúng phải va chạm vào nhau, tần số va chạm càng lớn thì tốc độ phản ứng càng lớn. Khi nồng độ các chất phản ứng tăng, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.

b] Ảnh hưởng của áp suất: Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Khi áp suất tăng, nồng độ các chất khí tăng tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.

c] Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.

Quảng cáo

Giải thích: Khi nhiệt độ tăng dần dẫn đến hai hậu quả sau:

– Tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các phân tử chất phản ứng tăng.

– Tần số va chạm có hiệu quả giữa các phân tử chất phản ứng tăng nhanh.

d] Ảnh hưởng của diện tích bề mặt: Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

Giải thích: Chất rắn với kích thước hạt nhỏ, có tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với chất phản ứng lớn hơn so với chất rắn có kích thước lớn hơn và cùng khối lượng, nên tốc độ phản ứng lớn hơn.

e] Ảnh hưởng của chất xúc tác: Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.

Giải thích: Chất xúc tác làm yếu liên kết giữa các nguyên tử của các phân tử tham gia phản ứng làm biến đổi cơ chế phản ứng nên làm tăng tốc độ phản ứng.

Video liên quan

Chủ Đề