Cách làm ruốc tôm an bánh bèo

Ai hay ăn bánh bèo sẽ biết cảm nhận độ ngon của chiếc bánh từ mùi vị, form bánh đến màu sắc của bánh. Bánh bèo ngon  nhất phải kể đến là bánh bèo làm theo công thức của người miền Tây. Bột bánh dai, mềm mượt, mùi bánh thơm và nhân thịt tôm vàng rộm.

Trong bài viết này, Ẩm Thực Gia Đình Việt xin chia sẻ công thức bánh bèo chuẩn vị miền Tây do chị Takahara Ayumi, một người con của vùng đất miền Tây chia sẻ.

Nguyên liệu:

170g bột gạo [nên chọn bột gạo Thái thể bột dẻo]

70g bột mì

10g bột nưa [1 loại bột do người ở Trà Vinh làm. Nếu không có bột nưa, có thể dùng bột sắn dây thay thế]

15g bột năng

635ml nươc lọc sạch

1 khoanh [60g] dứa [trái thơm, trái khóm], xay nhuyễn cùng 10ml nươc, lọc lấy nước

Cách làm bánh bèo :

Bước 1:

Cho 4 loại bột bỏ vào một chiếc bát trộn to, cùng với 635ml nươc quậy lên cho tan bột. Cho thêm một muỗng cà phê muối vào bột, cùng với nước dứa vào khuấy đều thêm lần nữa.

Bước 2:

Bọc màng thực phẩm, để bát bột trong tủ lạnh. 1 ngày thay nước 3  4 lần. Đổ hết nước tẻ trong đi rồi thay lại lượng nước tương tự.

Chú ý: Chỉ tẻ nươc trong ở trên bột. Nước tẻ nên đong đo chính xac, vì nêu dư nươc bánh sẽ nhão. Thay tẻ nươc xong, nhớ quậy bột đều lên, bọc màng thực phẩm lại, và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh. Cách làm bánh nàysẽ cho bánh mềm, dai, mướt không bị cứng. Nếu có thời gian, bạn có thể tẻ bột 2 ngày. Về cơ bản, làm tẻ bột 1 ngày một đêm là bột bánh đạt chất lượng.

Bước 3:

Sau khi tẻ bột xong, đem bột ra lọc lần cuối cho sạch. Thêm 1 muỗng cà phê muối và 15ml dầu ăn, rồi đảo đều.

Cách đổ bánh bèo cũng như bánh bò. Xửng hấp nươc phải mấp mé vỉ hấp. Chờ lửa lớn nhất nươc sôi to, cho khay vào cho nóng trươc 5-6 phut, lúc này mới múc bột vào khay. Thời gian bánh chín từ 5-7 phut tuỳ vào diện tích xửng hấp và độ dày mỏng của bột. Nếu đổ lớp bột mỏng, bánh sẽ chín trong khoảng 5 phút.

Mẹo Nhỏ: Muốn bánh xoáy nòng thì đổ bột dày. Sau khi đổ bột vào khay đươc 3 phut, mở nắp xửng ra. Lúc này bột đang sôi sùng sục sẽ tạo lõm sâu. Nguyên tắc đổ bánh bèo là nươc sôi sùng sục, nươc phải đủ nhiều, và khay phải nóng.

Trong công thức này, bánh đổ mỏng, sử dụng khuôn bánh cupcake.

Các công thức nhân bánh và nước chan:

Nhân ruốc tôm tươi:

Trước tiên, luộc 200g tôm tươi với 30ml nươc dừa tươi để giữ thịt tôm ngọt. Khi tôm chin vớt ra, lột vỏ tôm. Cho tôm vào cối giã nhuyễn hoặc bỏ máy xay xay ở mức vừa phải, đừng xay nhuyễn quá.

Bắc chảo chống dính lên bếp, bỏ tôm vào rang với lửa nhỏ. Nêm 1/2 muỗng cà phê đường, 1/4 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm rau củ, và 10ml dầu điều.

Rang tôm cạn bớt nước, chú ý đun lửa nhỏ khi tôm vừa cạn nước thì tắt bếp. Đừng rang tôm quá khô. Cho tôm ra bát chờ nguội để làm nhân bánh bèo.

Nhân ruốc tôm khô:

200g tôm khô rửa sơ, ngâm với nươc nóng cho tôm mềm. Vớt tôm ra rổ để ráo nước.

Dùng máy xay, xay mịn tôm khô lên. Cho tôm đã xay vào chảo chống dính, rang với lửa nhỏ cho ruốc tôm bông và tơi ra. Trong quá trình rang, nêm ruốc tôm với 10ml dầu điều, 1/2 muỗng cà phê đường, 1/4 muỗng cà phê hạt nêm rau củ.

Chú ý, không cần cho thêm muối vào tôm khô vì tôm khô đã mặn rồi. Rang nhỏ lửa khoảng 10 phut cho ruốc tơi khô xong, để ruốc nguội để làm nhân bánh bèo.

Nước chấm bánh bèo:

Giữ nước ngâm tôm, chắt nước ra, đun với vỏ tôm và 1 khoanh trái dứa [trái thơm, hoặc trái khóm]. Tiếp theo, nêm nước mắm, và ớt cắt khúc để làm nước chan bánh bèo.

Trình bày bánh bèo:

Rắc ruốc tôm, hoặc tôm rang lên và đậu xanh hấp chin, chan nươc mắm lên bánh và ăn nóng. Ai thich ăn da heo cháy hay bánh mì chiên thì làm và cho thêm, tùy vào sở thích.

Các công thức nấu ăn của chị Takahara đã được làm rât nhiều lần, nguyên liệu đã được cân đo đong đếm chuẩn xác, nên bạn chỉ cần làm theo hoặc tùy chỉnh theo số lượng nguyên liệu chuẩn ở trên.

Có thể rang nhiều tôm để ăn cùng bánh bèo, và bỏ vào lọ thủy tinh, bảo quản trong tủ lạnh dùng dần, ăn với cơm, hoặc nấu cháo cho bé từ 8 tháng tuổi trở nên, theo chị Takahara.

Bánh bèo nhân ruốc tôm  

Bánh bèo nhân ruốc tôm và đậu xanh

Bánh bèo dai, mịn ăn kèm với nhân ruốc tôm

Có thể trộn thêm màu tự nhiên cho bánh bèo để trình bày bánh bèo trên đĩa thật bắt mắt.

Món gà hấp rượu của dân nhậu miền Tây

Cũng là một món ăn được chế biến từ con gà thả vườn, nhưng khi hấp rượu thì hương vị của nó lại hoàn toàn khác. Món ăn dân dã này từ lâu được xem là khoái khẩu của "dân nhậu" miền Tây mà dù đi đâu xa cũng nhớ về món nhậu độc đáo này.

Ở miền Tây, người dân quê thường chọn những khoảng đất còn trống để nuôi gà thả vườn. Gà ở nơi đây không được ăn thức ăn theo cách nuôi công nghiệp, mà chỉ ra ngoài vườn tìm cây lá, sâu bọ nên thịt vừa ngon, vừa chắc. Các lão nông miền Tây sau công việc đồng áng mệt nhọc ngoài đồng, thường tụ tập lại với nhau, bắt con gà vườn rồi hấp rượu, ngồi bàn tán rôm rả bên ly rượu đế miền quê, đó chính là nếp sinh hoạt vốn có của người dân quê tự bao đời.

Món gà hấp rượu độc đáo nơi miền Tây [ảnh: Hoàng Lê]

Để làm món gà hấp rượu "đúng điệu" miền Tây, cần chọn con gà thả vườn còn tơ, độ khoảng 1,5kg là vừa; nếu chọn gà đẻ nhiều lứa thịt sẽ dai, chế biến lâu, lại không có độ mềm. Sau khi làm gà sạch nên dùng muối và rượu xát quanh mình gà để sau khi hấp xong, thịt gà sẽ căng tròn, đẹp mắt.

Trong khi chờ đợi làm gà, dạo quanh vườn nhà để tìm các loại rau trong vườn sẵn có: hành lá, cải xanh, cải trời... để ăn kèm với món ăn thịt gà hấp rượu. "Dân nhậu" miền Tây thường hấp rượu cách thuỷ nguyên con gà để cho hương rượu đế cùng gia vị thẩm thấu vào thịt tạo thành một hương thơm lừng khó cưỡng.

Gà hấp rượu là món ăn quen thuộc của người dân quê nhưng không phải ai cũng biết cách chế biến. Nếu để quá lửa thịt gà sẽ mềm đi, mất đi hương vị ngọt lành đặc trưng của con gà thả vườn. Điều đặc biệt của khâu chế biến là cần phải chọn loại rượu gốc đúng chất miền Tây để khi gà chín, mùi rượu sẽ trộn lẫn với từng miếng gà thơm nồng, cay cay dùng với ly rượu "hơi khê" [loại rượu nấu bén nồi], ăn một lần rồi cứ hoài nhớ mãi.

Cách thưởng thức món ăn này cũng khá đặc biệt, sau khi gà chín thì mang ra đĩa, đặt ở giữa bàn, ai ăn gì thì cứ việc xé thịt ra. Dân nhậu miền Tây có cách nhậu vui cùng với chiếc đầu gà hấp rượu. Để cái đầu gà vào một cái tô rồi đậy nắp, lần lượt xoay đều đầu gà, đến khi mỏ gà xoay về hướng người nào thì người ấy sẽ uống một ly rượu đế. Đây là một "cách nhậu" khá độc đáo, luôn mang lại tiếng cười vui vẻ cho các "dân nhậu" miền Tây.

Món gà hấp rượu là một món ăn độc đáo được làm từ gà, làm nức lòng biết bao thực khách phương xa. Cách làm món ăn đơn giản, không tốn nhiều kì công, chỉ lấy nguyên liệu sẵn có từ vườn nhà, vậy mà tạo thành món ăn ngon lành, bổ dưỡng.

Giờ đây, món gà hấp rượu vẫn luôn có mặt trong các nhà hàng nhưng hương vị của nó không thể bằng món gà ta hấp rượu chính gốc miền Tây. Bởi vì, nơi phố thị làm sao tìm được con gà ăn cây cỏ vườn nhà, làm sao tìm được rượu đế gia truyền do chính người dân quê nấu.

Món ăn này dù giản dị nhưng mang đậm chất sông nước và con người miền Tây. Ai ăn thử một lần sẽ cảm nhận được hương vị của mùi rượu đế thơm lừng, vị ngọt lành của thịt gà "nguyên sơ" với những con người miền Tây hiền lành, chân chất.

Người miền Tây có món canh chua ngon nhức nhối, không tới được cũng nấu thử một lần đảm bảo yêu ngay!   Món canh chua ngọt dịu nhẹ lại đầy đủ dinh dưỡng, không thử thì bạn đã bỏ qua một món ngon Việt vô cùng đặc sắc rồi đấy! Canh măng - chân giò là món ăn không thể thiếu mỗi dịp Tết đến, chị em muốn nấu ngon cần nằm lòng các thao tác sau đây! Từ khóa "trà xanh" đang hot ngày...

Chủ Đề