Cách tổ chức vận hành là yếu tố gì năm 2024
Để duy trì tính cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp cần phải liên tục cải tiến quy trình nội bộ, đào tạo nhân sự và triển khai chuyển đổi số đồng đều. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu kỹ hơn về quá trình này qua các yếu tố cơ bản, các bước thiết lập cùng bí quyết tối ưu vận hành của những doanh nghiệp tiêu biểu. Tại sao doanh nghiệp phải cải tiến vận hành? Cách thức cải tiến vận hành doanh nghiệp như thế nào? Show
I. Hiểu đúng về vận hành doanh nghiệpVận hành doanh nghiệp là việc thiết kế, điều phối mọi hoạt động trong tổ chức. Nhà lãnh đạo, quản lý sẽ quyết định cách sử dụng nguồn lực và thiết lập quy trình liên kết các bộ phận phối hợp làm việc, hướng tới hoàn thành một mục tiêu chung. Có thể nói, hệ thống vận hành chính là mạch máu trong doanh nghiệp. Nó đóng vai trò định hướng, dẫn dắt đội ngũ nhân sự làm việc hiệu quả, đem lại giá trị hữu ích. Một doanh nghiệp chỉ phát triển mạnh mẽ khi có hệ thống vận hành bài bản, sẵn sàng cải tiến để tồn tại trong thị trường biến động. Các trụ cột quan trọng trong vận hành doanh nghiệpVận hành doanh nghiệp thường được xây dựng dựa trên 4 trụ cột sau:
II. Tại sao phải cải tiến vận hành doanh nghiệp?Nếu nhìn vào các mô hình vận hành doanh nghiệp truyền thống, bạn sẽ nhận ra những hạn chế cố hữu đang ngăn cản doanh nghiệp bứt phá:
Như vậy, vận hành doanh nghiệp truyền thống không thể đáp ứng được sự gia tăng hoạt động kinh doanh, sự mở rộng mẫu mã sản phẩm, dịch vụ hay số lượng nhân viên tăng cao, kịch bản bán hàng phức tạp hơn… Đặc biệt, từ sau đại dịch những mô hình vận hành không đáp ứng được yêu cầu làm việc từ xa, quản lý công việc tự động đang trở thành “điểm nóng” doanh nghiệp cần thay đổi ngay. \>> Đọc thêm: Chuyển đổi mô hình làm việc – Thách thức và giải pháp cho doanh nghiệp III. 5 bước cải thiện vận hành doanh nghiệp1. Xác định và đo lường các số liệu chínhTrước khi bắt đầu cải tiến, nhà quản lý cần xác định và đo lường các chỉ số hiệu suất chính. Bảng đo lường tiêu chuẩn cho phép bạn đánh giá chính xác kết quả hoạt động và khắc phục khó khăn kịp thời. Mẫu bảng biểu đo lường hiệu quả với phần mềm MISA AMIS Công việcCác số liệu đo lường cũng nên được điều chỉnh phù hợp với từng lĩnh vực, chuyên môn khác nhau. Ví dụ, KPI cho quản lý chuỗi cung ứng có thể bao gồm:
2. Xác định điểm hạn chế tăng trưởngViệc xác định, theo dõi và phân tích KPI sẽ cho thấy điểm thiếu hiệu quả trong hoạt động hoặc giúp nhà quản lý phát hiện ra những vấn đề đang cản trở công ty tăng trưởng. Chẳng hạn, nếu quá trình vận hành chuỗi cung ứng luôn hoạt động kém hiệu quả, chu kỳ đặt hàng kéo dài ảnh hưởng đến trải nghiệm người mua thì bạn có thể cần đánh giá lại quy trình, nhân sự phụ trách và thiết bị tại khâu đó. 3. Phân tích và cải thiện các quy trình hiện cóPhân tích quy trình là hành động tiến hành đánh giá hoạt động trong quá trình vận hành kinh doanh từ quy trình phối hợp, yếu tố ảnh hưởng, công cụ hỗ trợ, dữ liệu đến kênh tương tác của doanh nghiệp đang ứng dụng. Cải tiến quy trình vận hành hiện tạiPhân tích quy trình kinh doanh cần được thực hiện bởi một đội ngũ đã làm việc lâu năm, có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vững vàng như lãnh đạo các bộ phận, chuyên viên, leader. Đồng thời, bạn có thể tiến hành phỏng vấn một số khách hàng, đối tác để khai thác góc nhìn đa chiều, cải thiện quy trình chuẩn xác nhất. 4. Thiết kế, ban hành quy trình mớiBên cạnh việc cải thiện các quy trình hiện có, doanh nghiệp cũng cần bổ sung các quy trình mới. Ví dụ, công ty bạn luôn có mức độ hài lòng của khách hàng sau khi mua thấp hơn giai đoạn tìm hiểu, quyết định mua hàng. Điều này nghĩa là quy trình chăm sóc khách hàng sau bán chưa đáp ứng đúng mong đợi. Lúc này chắc chắn bạn phải tạo thêm quy trình gửi email, gọi điện chăm sóc định kỳ để duy trì mối quan hệ và tạo ra chuyển đổi từ những khách hàng cũ. 5. Cập nhật xu hướng thay đổi của thị trườngCập nhật xu hướng kinh doanh mới cũng giúp bạn tối ưu hóa quy trình hiệu quả. Hiện nay, sự phát triển của công nghệ được xem là động lực lớn nhất thúc đẩy cải tiến vận hành doanh nghiệp. Bạn sẽ nâng cao sức cạnh tranh so với đối thủ, cắt giảm tình trạng lãng phí, tận dụng tối đa nguồn lực và nắm bắt cơ hội tăng trưởng doanh thu nhanh hơn. [Tải eBook] Chuyển đổi số tinh gọn: Cẩm nang dành cho CEO tồn tại và bứt phá năm 2023 IV. Các mô hình vận hành doanh nghiệp hiện đại1. Mô hình xây dựng chiến lượcPhân tích và lựa chọn chiến lược trong doanh nghiệp được chia thành 3 giai đoạn như sau: Mô hình xây dựng chiến lược
2. Mô hình phân tích kinh doanh 9 yếu tốThiết lập mô hình kinh doanh 9 yếu tố yêu cầu người lãnh đạo trả lời những câu hỏi dưới đây:
3. Mô hình chuỗi giá trịMô hình chuỗi giá trị được Michael Porter đưa ra vào năm 1985 với hai bước cơ bản:
Những hoạt động chính của doanh nghiệp bao gồm:
Những hoạt động phụ của doanh nghiệp bao gồm:
Từ mô hình trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn củng cố khả năng cạnh tranh của mình theo hai hướng:
4. Mô hình bản đồ chiến lượcBản đồ chiến lược thể hiện những mục tiêu chiến lược của công ty một cách có hệ thống. Nhờ đó người lãnh đạo nắm được những mối liên hệ giữa các thành tố và mục tiêu quan trọng nhất.
5. Mô hình quản lý tài chínhMô hình quản lý tài chính là bảng tổng hợp kết quả hoạt động của doanh nghiệp từ các yếu tố đầu vào cùng một số giả định cụ thể giúp người lãnh đạo dự đoán tình hình tài chính trong tương lai. Mô hình này bao gồm 3 loại báo cáo là báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán và báo cáo dòng tiền. Mô hình tài chính6. Mô hình phân chia cơ cấu tổ chứcCơ cấu tổ chức gồm có sơ đồ tổ chức, mô tả công việc, quy trình công việc và ma trận phân quyền. Các bước để xây dựng cơ cấu tổ chức:
7. Mô hình lãnh đạoMô hình lãnh đạo (POLC) chỉ ra bốn chức năng cốt lõi của quản trị là: Lập kế hoạch – Tổ chức – Lãnh đạo – Kiểm soát:
Việc thay đổi mô hình vận hành là một trong những yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp thích ứng với môi trường công nghệ và bám sát nhu cầu khách hàng. Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý những định hướng dưới đây: Lãnh đạo định hướng vận hành tối ưu
V. Ví dụ cải tiến vận hành thành công trong doanh nghiệpNhư đã đề cập ở trên, các mô hình vận hành truyền thống đang vấp gặp phải thách thức lớn do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong bối cảnh đó, vận hành doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển dịch để tồn tại và phát triển. 1. Pizza DominoVào năm 2008, Domino gặp khó khăn trong việc lan tỏa danh tiếng thương hiệu và giữ chân khách hàng. Thế nhưng nhờ thay đổi mô hình vận hành kịp thời, công ty đã xoay chuyển tình thế ngoạn mục. Một số quản lý tại cửa hàng nhận thấy xu hướng ngày càng nhiều khách hàng muốn đặt hàng từ xa nên đã thuyết phục ban lãnh đạo chuyển sang xây dựng trải nghiệm trực tuyến. Động thái này khiến họ khác biệt với những nhà hàng Pizza vào thời điểm đó. Ví dụ thay đổi vận hành thành công của Domino PizzaSự thành công bước đầu đối đã truyền cảm hứng, quyết tâm chuyển đổi số đến toàn bộ tổ chức. Ban lãnh đạo công ty quyết định triển khai thêm nhiều công nghệ mới. Người mua dần dần có thể đặt hàng qua cả tin nhắn sms, Alexa, Google Home, Twitter, Facebook và Smart TV. Tiếp theo, công ty tận dụng nguồn dữ liệu phong phú về khách hàng để phát triển chương trình khách hàng thân thiết, tiếp tục thúc đẩy doanh số tăng cao. Cho đến nay, Domino vẫn sẵn sàng đổi mới quy trình vận hành dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Họ đang thử nghiệm hình thức giao hàng bằng máy bay không người lái và robot, đồng thời hợp tác với Ford về các tùy chọn giao hàng tự lái. 2. FacebookCâu trả lời đằng sau sự hùng mạnh của gã khổng lồ công nghệ Facebook bắt nguồn từ chính bộ máy vận hành. Công tác quản trị vận hành tại Facebook được phát triển theo một chiến lược và mục tiêu rõ ràng nhằm nâng cao hiệu quả tất cả các lĩnh vực mà công ty theo đuổi. Facebook cải tiến vận hành và vươn lên dẫn đầu thị trườngNhìn chung, Facebook đã thay đổi toàn diện hệ thống vận hành:
\>> Xem thêm: Chuyển đổi mô hình làm việc – Thách thức và giải pháp cho doanh nghiệp VI. Tối ưu vận hành doanh nghiệp với bộ giải pháp MISA AMIS Văn phòng sốNhư vậy, các yếu tố mà doanh nghiệp cần chú trọng để linh hoạt vận hành là tái cấu trúc doanh nghiệp, tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu suất nguồn nhân lực và đầu tư vào công nghệ. Trong đó, chiến lược ứng dụng công nghệ thông minh cho phép doanh nghiệp thay đổi hoàn toàn cách thức làm việc, tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh cũng như tinh gọn bộ máy vận hành vốn có. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý chuyển đổi số đồng đều, tránh áp dụng phần mềm rời rạc khiến dữ liệu bị phân mảnh, quy trình làm việc vẫn trải qua nhiều bước phức tạp. MISA AMIS Văn phòng số là giải pháp kiến tạo không gian làm việc số tinh gọn, đáp ứng đầy đủ chức năng cho nhà lãnh đạo, các cấp quản lý và nhân viên làm việc linh hoạt mọi lúc mọi nơi. Giải pháp MISA AMIS Văn phòng sốBộ giải pháp MISA AMIS Văn phòng số cung cấp 7 phần mềm quản lý nghiệp vụ quan trọng:
MISA AMIS Văn phòng số thông minh sẽ đồng hành cùng nhà quản lý trong lộ trình cải tiến vận hành, tối ưu hóa quy trình làm việc trong toàn bộ tổ chức, giải quyết những vấn đề nhức nhối còn tồn đọng và xây dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. VII. Kết luậnBài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết về vận hành doanh nghiệp. Đồng thời, hy vọng các bước phân tích, định hướng giải pháp công nghệ do MISA AMIS giới thiệu sẽ giúp nhà lãnh đạo, quản lý cải thiện vận hành doanh nghiệp hiệu quả. |