Cách tống hơi ra khỏi bụng

Tuấn Đạt [T/H]   -   Thứ ba, 26/10/2021 16:00 [GMT+7]

Massage bụng nhẹ nhàng sẽ giúp giảm chứng chướng bụng đầy hơi một cách nhanh chóng, hiệu quả. Ảnh: Xinhua

Đầy hơi, chướng bụng là vấn đề thường gặp, nhất là sau mỗi bữa ăn no. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đầy hơi và chướng bụng có thể xuất phát từ thói quen ăn uống thiếu khoa học hoặc là hệ quả của một số bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng… Một vài mẹo dưới đây sẽ giúp trị chứng đầy hơi, chướng bụng nhanh chóng.

Massage bụng

Khi gặp trường hợp đầy hơi và chướng bụng, nên dùng tay massage hay xoa nhẹ nhàng xung quanh bụng theo chiều kim đồng hồ từ sườn bên phải sang bên trái, từ bên trên xuống bên dưới rồi trở về điểm xuất phát. Lặp lại thao tác trên nhiều lần cho đến khi kích thích dạ dày dẫn đến ợ hơi. Có thể sử dụng thêm một chút dầu nóng hoặc túi chườm nóng xoa lên bụng để tăng hiệu quả.

Tuy nhiên cần lưu ý tuyệt đối không được có những thao tác động mạnh như đấm bóp, hay ấn mạnh vào bụng. Lý do đường ruột đang trong giai đoạn đầy bụng, vì thế nếu có sự tác động mạnh tay sẽ gây nên một hiệu ứng ngược.

Quế và gừng đều có công dụng tốt chữa chứng đầy hơi, chướng bụng. Ảnh: Xinhua

Thực hiện động tác Yoga

Một số động tác yoga như tư thế cánh cung hay tư thế thả khí có thể giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu khi gặp tình trạng chướng bụng, đầy hơi gây ra.

Với tư thế cánh cung, hãy nằm úp người lên thảm, tay và chân duỗi thẳng. Sau đó, gập hai đầu gối lại và từ từ đưa phần thân lên trên. Bên cạnh đó, dùng hai tay giữ chặt lấy mắt cá nhân để tạo thành tư thế hình cánh cung. Hít thở sau 5 nhịp, mỗi nhịp từ 10 – 15 giây rồi thả lỏng dần cơ thể. Tiếp tục lặp lại động tác từ 10 đến 15 lần cho đến khi bụng không còn bị khó chịu.

Với tư thế thả khí, hãy nằm ngửa trên sàn tập. Co đầu gối lên, đưa hai tay đan vào nhau và ôm sát phần đầu gối vào ngực. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 giây rồi bắt đầu đung đưa đầu gối sang bên trái và phải khoảng 15 – 20 lần. Sau khi thực hiện xong, đưa người về tư thế ban đầu, nghỉ trong một phút và tiếp tục động tác trên cho đến khi đạt hiệu quả như mong muốn.

Công dụng của quế và gừng

Quế và gừng là loại thực phẩm có công dụng chữa trị chướng bụng, hay với những đồ ăn khó tiêu. Cả hai loại trên đều có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như Cineol, kháng sinh tự nhiên, shogaol… giúp đẩy mạnh tốc độ tiêu hóa cũng như hỗ trợ rất tốt cho đường tiêu hoá.

Khi gặp tình trạng chướng bụng và đầy hơi, hãy đun sôi 250ml nước, sau đó thêm 1/2 thìa cà phê bột quế và hòa tan. Gạn bỏ phần bột còn dư và uống ngay trong lúc nóng. Nếu cảm thấy khó uống, có thể pha kèm với sữa ấm để tăng thêm vị thơm ngon.

Còn với gừng lại khá đơn giản thả vài lát gừng tươi vào cốc nước ấm, thêm một thìa cà phê mật ong rồi khuấy đều và uống. Ngoài ra, có thể mua trà gừng và pha theo hướng dẫn trên bao bì sẽ mang đến một hiệu quả tương tự. 

Cùng viết bởi Dale Prokupek, MD

Tham khảo

X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Dale Prokupek, MD. Dale Prokupek là bác sĩ nội khoa và bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa điều hành phòng khám riêng tại Los Angeles, California. Prokupek cũng là bác sĩ tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai và phó giáo sư y học lâm sàng tại Trường Y Geffen thuộc Đại học California, Los Angeles [UCLA]. Prokupek có hơn 25 năm kinh nghiệm trong ngành y và chuyên về chẩn đoán, điều trị các bệnh về gan, dạ dày, đại tràng, bao gồm viêm gan siêu vi C, ung thư đại tràng, bệnh trĩ, sùi mào gà hậu môn, các bệnh về tiêu hóa liên quan đến suy giảm miễn dịch mãn tính. Ông có bằng cử nhân về động vật học của Đại học Wisconsin – Madison và bằng bác sĩ y khoa của Đại học Y khoa Wisconsin. Ông hoàn thành chương trình bác sĩ nội khoa tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai và nghiên cứu sinh tiến sĩ về vị tràng học tại Trường Y Geffen thuộc UCLA.

Có 10 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.

Bài viết này đã được xem 6.900 lần.

Đầy hơi và chướng bụng là hệ quả tự nhiên khi hệ tiêu hoá của cơ thể phân giải thức ăn. Nếu không thể thoát ra ngoài thông qua ợ hơi hoặc “xì hơi”, hơi sẽ tích tụ trong đường tiêu hoá và dẫn đến chướng bụng. Bạn có thể đối phó với tình trạng này bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và dùng thuốc để điều trị các triệu chứng.

Các bước

Phương pháp 1

Phương pháp 1 của 3:

Giảm đầy hơi tức thì

  1. 1

    Tránh giữ hơi trong người. Nhiều người cố nhịn xì hơi vì ngượng ngùng, nhưng đây lại là một chức năng cần thiết của cơ thể để giải phóng sản phẩm phụ của quá trình tiêu hoá. Nếu không cho hơi thoát ra, bạn sẽ càng bị đau và khó chịu hơn. Thay vì giữ hơi lại trong người, bạn hãy tìm một nơi thuận tiện để xì ra.

    • Nếu bạn đột ngột bị đầy hơi hoặc chướng bụng ở nơi công cộng, hãy tìm một nhà vệ sinh để vào đó chờ cho cơn đau giảm bớt.
    • Nếu thấy khó xì hơi, bạn có thể thử thay đổi tư thế để cho phép hơi thoát ra. Nằm xuống và thư giãn cơ bắp cho đến khi áp suất trong dạ dày và ruột giảm xuống.
    • Vận động cơ thể một lúc cũng có ích. Bạn có thể đi bộ nhanh quanh khu phố hoặc bước lên bước xuống các bậc cầu thang để giúp đẩy hơi ra ngoài.[1]

  2. 2

    Chườm nóng bằng gạc hoặc túi chườm. Để nhanh chóng giảm áp suất trong dạ dày do đầy hơi và chướng bụng, bạn có thể nằm xuống và đặt một chai nước nóng hoặc gạc chườm nóng lên bụng. Chờ cho sức nóng và trọng lượng của túi chườm giúp cho hơi thoát ra khỏi cơ thể và giảm áp suất trong bụng.

  3. 3

    Uống trà bạc hà hoặc trà hoa cúc La Mã. Cả bạc hà và cúc La Mã đều có công dụng hỗ trợ tiêu hoá và giúp giảm các cơn đau bụng.[2] Bạn có thể mua trà bạc hà hoặc trà cúc La Mã túi lọc, hay dùng lá bạc hà tươi hoặc hoa cúc La Mã khô. Ủ trà trong nước nóng và uống để giảm đầy hơi và chướng bụng tức thì.

  4. 4

    Uống viên than hoạt tính. Than hoạt tính có thể giảm đầy hơi và chướng bụng ở một số người. Nó còn có tác dụng giúp giảm đau do co thắt khi bạn bị đầy hơi.[3]

    • Tuân theo mọi hướng dẫn trên bao bì, bao gồm liều dùng và khuyến cáo.
    • Hỏi bác sĩ trước khi uống bất cứ loại thực phẩm bổ sung nào, đặc biệt nếu bạn đang uống thuốc.

  5. 5

    Ăn một ít tỏi. Tỏi cũng có công dụng kích thích hệ tiêu hoá và giúp giảm đầy hơi và chướng bụng. Viên tỏi cũng có bán ở các cửa hàng thực phẩm sạch, nhưng tỏi tươi có tác dụng nhanh hơn.

    • Hãy ăn súp tỏi, vì nước nóng có thể giúp tỏi vào cơ thể nhanh hơn. Giã vài tép tỏi và phi vàng với dầu ô liu trên bếp lửa. Rót nước hầm gà hoặc nước hầm rau củ vào đun liu riu trong vài phút và ăn khi còn nóng.
    • Tránh ăn tỏi với các thức ăn khác có thể sinh nhiều hơi và gây chướng bụng. Để có kết quả tốt nhất, bạn chỉ nên ăn tỏi riêng hoặc ăn tỏi nấu súp.

  6. 6

    Uống thuốc trị đầy hơi không kê toa. Nếu bạn đã bị đầy hơi và chướng bụng, thuốc được bào chế với công dụng ngăn ngừa đầy hơi và chướng bụng có thể không hiệu quả. Hãy chọn thuốc có tác dụng phá vỡ các bong bóng khí, giảm áp suất trong đường ruột và dạ dày.

    • Các loại thuốc có chứa simethicone có thể giảm tích tụ hơi.[4]
    • Than hoạt tính cũng được cho là có thể giúp giảm đầy hơi. Than hoạt tính có bán ở các cửa hàng thực phẩm sạch và hiệu thuốc.[5]

Phương pháp 2

Phương pháp 2 của 3:

Điều chỉnh nếp sinh hoạt

  1. 1

    Tránh ăn các thức ăn khiến cơ thể sản sinh quá nhiều hơi. Chất khí hình thành khi carbohydrate vốn không tiêu hoá được trong ruột non bị lên men do vi khuẩn trong ruột già.[6] Các thực phẩm gây ra tình trạng này có thể tác động mạnh hơn đối với một số người. Nếu thường xuyên bị đầy hơi và chướng bụng, có thể bạn phải hạn chế hoặc tránh ăn các thực phẩm sau:

    • Các loại đậu. Đậu đen, đậu thận, đậu lima, đậu Hà Lan và các loại đậu nói chung thường sinh hơi. Trong đậu có chứa một loại đường gọi là oligosaccharide mà cơ thể không phân giải được; chất đường không tiêu hoá này vẫn còn nguyên trong quá trình tiêu hoá và gây đầy hơi trong ruột non.
    • Hoa quả và rau củ nhiều chất xơ. Chất xơ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó là chất không tiêu hoá được và là thủ phạm chính gây đầy hơi chướng bụng. Bạn hãy để ý xem các hoặc rau quả nào gây rắc rối cho bạn nhiều nhất. Bắp cải, bông cải xanh và các loại rau họ cải khác thường sinh hơi nhiều hơn trong số các loại rau củ.
    • Các sản phẩm làm từ sữa bò. Sữa bò có chứa lactose vốn không hợp với hệ tiêu hoá của nhiều người. Bạn nên tránh sữa, phô mai, kem và các sản phẩm khác làm từ sữa lactose. Sữa dê được cho là dễ tiêu hoá hơn, vậy nên bạn hãy thử dùng sữa dê thay cho sữa bò.
    • Các phụ gia nhân tạo. Sorbitol, Mannitol và các chất tạo ngọt nhân tạo khác có thể khiến nhiều người bị chướng bụng.
    • Nước soda và các loại nước có ga khác. Bọt sủi trong nước ngọt có ga dẫn đến đầy hơi do không khí ở lại trong dạ dày.

  2. 2

    Không dùng sữa nếu bạn không dung nạp lactose. Sữa có thể gây đau bụng do đầy hơi chướng bụng ở một số người. Bạn hãy chọn sản phẩm khác không chứa lactose.[7]

    • Ví dụ, bạn có thể đổi sang sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân.

  3. 3

    Hạn chế carbohydrate đơn và đường. Bạn có thể bị đầy hơi chướng bụng nặng sau khi ăn carbohydrate đơn và đường vì cơ thể không thể tiêu hoá hoàn toàn. Nếu bạn rơi vào trường hợp này thì một chế độ ăn kiêng đường có thể giảm nhẹ các triệu chứng.[8]

    • Đừng thay thế đường bằng các chất tạo ngọt nhân tạo, vì chúng cũng có thể gây đầy hơi.

  4. 4

    Tránh gluten nếu bạn bị dị ứng hoặc không dung nạp. Gluten là một loại protein có trong một số loại ngũ cốc. Nếu bị mẫn cảm với gluten, bạn có thể bị chướng bụng và đầy hơi sau khi ăn phải. Cách tốt nhất để tránh tình trạng này là loại bỏ các sản phẩm có chứa gluten.[9]

    • Gluten thường được tìm thấy trong bánh mì, bánh nướng, mì sợi, các loại gia vị và những thứ tương tự. Bạn hãy đọc nhãn trên bao bì thực phẩm khi mua để tìm các sản phẩm có ghi “không chứa gluten”.

  5. 5

    Thay đổi thứ tự món ăn trong bữa cơm. Khi bạn bắt đầu ăn, cơ thể sẽ tự động sản sinh axit hydrochloric, một chất giúp phân giải protein. Nếu bạn ăn món carbohydrate trước, axit hydrochloric sẽ được sử dụng hết trước khi cơ thể nạp protein mà bạn ăn vào sau đó. Protein không được tiêu hoá hết sẽ lên men, dẫn đến đầy hơi và chướng bụng.

    • Thay vì bắt đầu bữa ăn với cơm hoặc bánh mì và rau trộn, bạn nên ăn vài miếng thịt, cá hoặc các món ăn chứa protein trước.
    • Nếu vẫn gặp vấn đề về tiêu hoá, bạn có thể cân nhắc uống thực phẩm bổ sung axit hydrochloric có bán tại các cửa hàng thực phẩm sạch. Uống thực phẩm bổ sung axit hydrochloric sau bữa ăn trong khi cơ thể vẫn đang tiêu hoá thức ăn.

  6. 6

    Nhai kỹ khi ăn. Nhai thức ăn là công đoạn đầu tiên của quá trình tiêu hoá, khi răng và nước bọt bắt đầu phân giải thức ăn. Bạn nhớ nhai kỹ từng miếng thức ăn trước khi nuốt để gánh bớt công việc cho dạ dày và ruột, giảm khả năng thức ăn lên men và sinh hơi.

    • Cố gắng nhai mỗi miếng thức ăn 20 lần trước khi nuốt. Đặt đũa xuống sau khi gắp một miếng thức ăn để ăn chậm lại.
    • Khi ăn từ từ, bạn cũng có thể tránh được tình trạng nuốt quá nhiều không khí như khi ăn nhanh, nhờ đó bạn cũng ít bị chướng bụng và ợ hơi.

  7. 7

    Ăn thức ăn lên men. Quá trình tiêu hoá trơn tru cần có sự hỗ trợ của các lợi khuẩn. Con người từ thời xa xưa đã biết bổ sung các thức ăn chứa vi khuẩn có lợi cho cơ thể.

    • Sữa chua có chứa probiotics, vốn là nguồn vi khuẩn phổ biến hỗ trợ tiêu hoá. Nấm sữa Kefir cũng là một sản phẩm lên men từ sữa vốn dễ tiêu hoá.
    • Dưa cải muối kiểu Đức, kim chi và các loại rau củ lên men khác cũng là các món ăn lên men có lợi.

  8. 8

    Sử dụng các enzyme tiêu hoá. Các enzyme tiêu hoá có thể giúp cơ thể phân giải các thành phần khó tiêu hoá trong đậu, chất xơ và chất béo vốn có thể gây đầy hơi và chướng bụng. Bạn hãy cố gắng xác định các thức ăn nào thường gây ra vấn đề và chọn nguồn bổ sung enzyme phù hợp.

    • Nếu bạn khó tiêu hoá các loại đậu, hãy thử dùng Beano, một sản phẩm có chứa enzyme cần thiết để tiêu hoá oligosaccharides.
    • Các enzyme tiêu hoá nên uống trước bữa ăn thay vì sau khi ăn để cơ thể sẵn sàng tiêu hoá thức ăn khi được nạp vào.

Phương pháp 3

Phương pháp 3 của 3:

Điều trị các chứng rối loạn tiêu hoá

  1. 1

    Nhận biết tần suất và độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Tình trạng đầy hơi và chướng bụng thỉnh thoảng xảy ra là điều bình thường, nhất là sau khi bạn ăn một trong các thủ phạm thường được biết là gây đầy hơi như các loại đậu hoặc kem. Tuy nhiên, nếu ngày nào bạn cũng bị đau bụng do đầy hơi thì vấn đề đã vượt khỏi khả năng kiểm soát của bạn qua việc thay đổi thói quen ăn uống.

    • Hội chứng ruột kích thích [IBS] ảnh hưởng đến ruột già, gây co thắt và tiêu chảy khi bạn ăn một số thực phẩm nhất định.[10]
    • Bệnh Celiac là tình trạng rối loạn tiêu hoá do nạp gluten, một loại protein hiện diện trong các thực phẩm có nguyên liệu lúa mì, đại mạch hoặc lúa mạch đen.[11]
    • Bệnh Crohn là chứng rối loạn dạ dày - ruột, có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị hiệu quả.

  2. 2

    Tìm sự chăm sóc y tế. Nếu ngày nào cũng bị đầy hơi chướng bụng, bạn hãy gọi cho bác sĩ để hỏi về các khả năng và giải pháp. Vì tình trạng này thường có liên quan trực tiếp đến thức ăn, bạn nên trao đổi với bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của bạn.

Lời khuyên

  • Tập thể dục đều đặn cũng là cách để giảm nhẹ và ngăn ngừa đầy hơi chướng bụng. Bạn nên đi bộ, chạy bộ hoặc bơi lội hàng ngày để cơ thể có cơ hội giải phóng hơi.
  • Thử ăn chuối, dưa vàng và xoài. Tránh uống nước soda, dù nó rất hấp dẫn.
  • Thử nằm xuống và giơ chân lên cao.

Cảnh báo

  • Đừng loại bỏ một nhóm thực phẩm nào đó ra khỏi chế độ ăn mà không tham khảo ý kiến bác sĩ trước.

Hiển thị thêm

Video liên quan

Chủ Đề