Cách trồng cây lá nếp thủy sinh

Cây Lá Nếp

Tên khác: Cây LáNếp còn có tên gọi khác là câylá dứa, câycơmnếp,cây lá nếp thơm, dứa thơm

Tên khoa học: Pandanus amaryllifolius

Họ thực vật: Cây Lá Nếp thuộc họ Dứa gai Pandanaceae.

Cây Lá Nếp Lá Dứa

Đặc điểm hình thái vàsinh lý cây:

Cây mọc thành bụi, có thể cao đến 1m. Đường kính thân 1-3cm, phân nhánh. Lá hình mũi mác, nhẵn, xếp thành hình máng, màu xanh thẫm bóng mượt dài 40-50cm, rộng 3-4cm.

Cây lá nếp là dòng cây chịu bóng nênthích hợp trồng nơi dưới bóng râm, đất thịt ẩm ướt, nếu để cây Lá Nếp [Lá Dứa] nơi nhiều ánh nắng thì lá nhạt màu hơn.

Hiện nay, câyLá Nếpđược trồng làm cây cảnh trang trí do lá có màu xanh thẫm bóng mượt và dễ chăm sóc.

Công dụng củacây Lá Nếp:

Cây Lá Nếprất hữu ích cho con người như làm gia vị cho thức ăn thêm thơm ngon, vừa là vị thuốc rẻ tiền mà công hiệu.

Chỉ mới thấy nhân dân, đặc biệt nhân dân các tỉnh phía Nam, dùng làm thơm kẹo bánh, thức ănchứ chưa hề thấy ai nói gặp hiện tượng ngộ độc do dùng Lá Nếpnày.

Dân gian dùng Lá Nếp cắt thành khúc phơi khô pha nước nóng uống như nước trà, ngoài ra câyLá Nếp thơmvà cây cỏ sữa phơikhô nấu chung làm nước uống để ổn định đường huyết của người bị bệnh tiểu đường type 2 rất hiệu quả.

Không thấy có hoa. Lá Nếpthơm khá lành, không gây độc hại cho sức khỏe con người nên từ lâu cây được dùng nhiều trên các lĩnh vực công nghiệp, ẩm thực Các nhà khoa học đã xác định được một số thành phần dễ bay hơi của cây Lá Nếpchủ yếu là 3-metyl-2[5H]-furanon [83,82%]; 2-axetyl-1-pyrrolin [3,15%] là chất gây mùi thơm nếp đặc trưng.

Thông thường, trong ẩm thực dân gian khi nấu chè, làm kem, gói bánh, luộc sắn đều bỏ vài Lá Dứa thơm vào nồi làm thức ăn có mùi thơm hấp dẫn hơn. Có nơi người ta giã nát, hoặc xay nhuyễn Lá Dứa, vắt lấy nước cốt, trộn chung với gạo nếp, dùng để gói bánh chưng, làm xi-rô, tạo màu và mùi hương cho món ăn Bánh chưng gói theo kiểu này khi chín, vỏ bánh sẽ có màu xanh đẹp, hương thơm khá hấp dẫn với người ăn. Không chỉ người Việt mới có thói quen dùng Lá Dứa nấu ăn mà ngườidân châu Á cũng có nhiều món ăn truyền thống dùng Lá Dứa thơm.

Những năm trở lại đây, trà sâm dứa rất được ưa chuộng. Có người còn bỏ Lá Nếp thơm vào nồi nước xông giải cảm cho thơm. Thời gian gần đây, một số người đã thành công trong việc làm hạ lượng đường trong máu xuống nhờ uống Lá Dứa thơm, nhất là những người bị tiểu đường loại hai. Cách dùng như sau: mua Lá Nếp về phơi khô dùng dần, phơi thế nào cho lá vẫn còn màu xanh lục diệp. Mỗi lần nấu khoảng 10 lá khô với 2,5 lít nước, nấu sôi cho đến khi còn lại 2 lít là vừa. Uống trước mỗi bữa ăn khoảng 20 phút và uống hết số nước ấy trong ngày. Uống sau 10 ngày là có kết quả. Trong quá trình uốngLá Nếpthơm, điều lưu ý, bạn phải ăn kiêng theo chế độ và năng tập thể dục. Tuy nhiên, tính năng chữa bệnh tiểu đường của loại cây này, đề nghị các nhà khoa học, thầy thuốc cần nghiên cứu sâu hơn.

Một số vị trí đểcây thích hợp:

Là cây được ứng dụng rất nhiều trong công nghệ thực phẩm nên các bà nội trợ hay trồng cây Lá Nếp cạnh cửa sổ bếp hoặc trồng trên ban công để tiện tay hái lá.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

Thuộc dòng cây nhiệt đới nên ở điều kiện Việt Nam rất dễ chăm sóc cho cây phát triển

  • Ánh sáng: Cây Lá Nếp thích hợp với điều kiện ánh sáng vừa bán bóng râm. Cây Lá Nếpthuần có thể chịu được ánh nắng 100% của mùa hè nếu cung cấp đủ nước cho cây.
  • Độ ẩm:Cây Lá Nếplà loại ưa ẩm nên yêu cầu tưới nước thường xuyên để đảm bảomôi trường tốt nhất cho sự tăng trưởng của cây.
  • Đất trồng:Cây mọc tốt trong bất kỳ loại đất nào chỉ cần đảm bảo thoát nước tốt.

Related

Video liên quan

Chủ Đề