Cắm thẻ sinh viên được bao nhiêu năm 2024

Trong các ngày 30 và 31-3, thông tin về việc Đội Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH, Công an TP Vinh bất ngờ kiểm tra hai cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ của ông Nguyễn Văn Do (SN 1970) và bà Nguyễn Thị Hiền (SN 1975), cùng trú tại phường Hà Huy Tập, TP Vinh (Nghệ An), phát hiện hơn 500 giấy tờ của học sinh, sinh viên được cầm cố trái phép đã gây sửng sốt dư luận.

Cụ thể, tại cơ sở do ông Do làm chủ, cảnh sát đã thu giữ 100 loại giấy tờ đã được sinh viên cầm cố gồm: 31 CMND, 28 thẻ sinh viên, 18 giấy phép lái xe, đăng ký xe mô tô và 23 giấy vay nợ với tổng số tiền dư nợ hơn 150 triệu đồng.

Cắm thẻ sinh viên được bao nhiêu năm 2024
Phố chuyên doanh cầm đồ mọc lên bủa vây trường đại học Vinh.

Trước đó, qua kiểm tra đột xuất tại cơ sở của bà Hiền, cũng đã phát hiện, thu giữ 411 loại giấy tờ của sinh viên đã được bà Hiền cầm cố. Trong đó, có 126 thẻ sinh viên, 274 CMND, 10 giấy phép lái xe, đăng ký xe mô tô và 205 giấy vay nợ với tổng số tiền dư nợ hơn 500 triệu đồng. Điều đáng lo ngại, cả hai cơ sở kinh doanh cầm đồ này đều chưa có giấy phép hoạt động kinh doanh.

Theo cán bộ thụ lý vụ án cho biết, chủ nhân của các loại giấy tờ được cầm cố, tín chấp để vay tiền sai quy định này chủ yếu là học sinh, sinh viên của các trường Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học trên địa bàn. Trong đó, riêng tại hai cơ sở này, sinh viên trường Cao đẳng Việt Nam - Hàn Quốc chiếm phần lớn danh sách phân loại.

Cũng chẳng phải đến bây giờ, khi hàng trăm thẻ sinh viên và các loại giấy tờ của học sinh, sinh viên bị phát hiện tại các cửa hiệu cầm đồ, nhiều người mới biết đến thực trạng sinh viên cầm cố, tín chấp tài sản, giấy tờ để lấy tiền tiêu xài, thỏa mãn nhu cầu cá nhân mà trước đó, nhiều câu chuyện với những hệ quả nặng nề cũng đã được nhắc nhở, cảnh báo.

Với thủ tục đơn giản, nhanh gọn, chỉ cần CMND kèm theo thẻ sinh viên hoặc giấy phép lái xe để đưa ra làm vật tín chấp, sinh viên có thể được các tiệm cầm đồ cho vay số tiền giao động từ 500 ngàn đồng đến 5 triệu đồng tùy theo nhu cầu.

Ông Trần Anh D. (48 tuổi), chủ một cửa hiệu cầm đồ trên địa bàn phường Trung Đô (TP Vinh) cho biết, về nguyên tắc, không được cầm cố giấy tờ của sinh viên, tuy nhiên trước nhu cầu và nguyện vọng của một bộ phận không nhỏ sinh viên, cần tiền để đóng học phí gấp hoặc giải quyết nhu cầu cá nhân, bản thân ông nói riêng và các tiệm cầm đồ khác trên địa bàn đã "xé rào", chấp nhận cho sinh viên vay tiền, tất nhiên với lãi suất rất cao.

Qua khảo sát một vòng tại 5 cửa hiệu cầm đồ trên đường Phạm Kinh Vỹ, phường Bến Thủy (TP Vinh) thì cả 5 cửa hiệu này đều có dịch vụ cho vay tiền bằng hình thức tín chấp giấy tờ. Trong đó, mức thấp nhất là lãi suất 3.000 đồng/ngày đối với số tiền vay là 1 triệu đồng và cao nhất là lãi suất lên đến 8.000 đồng/ngày, tương đương với 292%/năm và mức lãi suất này đã vượt quá 10 lần mức lãi suất tối đa mà pháp luật dân sự quy định.

Để mục sở thị việc vay tiền qua thẻ sinh viên "dễ như mua rau ngoài chợ" từ lời giới thiệu của một đứa em đang theo học tại trường đại học Vinh, chúng tôi trong vai một cặp đôi sinh viên đang cần tiền gấp để giải quyết công việc, đến gõ cửa tại cửa tiệm cầm đồ kiêm cho thuê xe máy, có tên là S.T trên "phố cầm đồ" Phạm Kinh Vỹ, phía sau cổng phụ ĐH Vinh.

Ông S,. chủ tiệm sau khi lật ngang lật ngửa CMND và thẻ sinh viên của đứa em đưa ra, đã bật máy vi tính vào mạng tra cứu thông tin liên quan. Khi biết chắc đó là thẻ sinh viên xịn, với đầy đủ thông số về quê quán, lớp học và cả thành tích được tích hợp sẵn trên website của nhà trường, người này còn yêu cầu ghi cả số điện thoại của bố mẹ ở quê. Một lúc sau cú điện thoại của chủ tiệm cầm đồ, đứa em nhận được điện thoại của mẹ từ quê gọi lên, bảo có người vừa gọi điện báo có bưu phẩm từ bưu điện gọi đến nhưng không liên lạc được.

Xác minh qua chủ tiệm cầm đồ thì đó chỉ là "chiêu" để xác minh quê quán, địa chỉ xem có đúng với thông tin ghi trên giấy tờ hay không mà thôi. Sau khoảng 10 phút làm công việc thẩm định "hồ sơ", ông S. cho biết có thể vay tối đa 5 triệu đồng, lãi suất 5.000 đồng/ngày/1 triệu, tương đương với 180%/năm và phải đóng lãi trước 10 ngày nên số tiền thực nhận chỉ 4.725.000 đồng.

Những cái kết đau lòng

Hiện nay hễ nơi nào có các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp đóng chân là nơi ấy lại nhanh chóng hình thành nên các "phố cầm đồ", với những cửa tiệm sát nhau.

Tại đại học Vinh, nhiều phố "chuyên doanh" cho vay nặng lãi núp bóng dưới hình thức cho thuê xe máy, cầm đồ như Phạm Kinh Vỹ, Cù Chính Lan, Nguyễn Văn Trỗi; tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, đường Lý Tự Trọng cũng được biết đến với những cửa hiệu cầm đồ luôn nhộn nhịp bóng dáng của sinh viên.

Tương tự, đường Lê Viết Thuật ở xã Hưng Lộc, đường Nguyễn Viết Xuân ở phường Hưng Dũng, đã trở thành những phố chuyên doanh cầm đồ, cho vay nặng lãi khi có các trường đóng chân. Năng vay thì dày nợ, thực tế cho thấy nhiều sinh viên sau khi vay nặng lãi đã không có đủ tiền đóng lãi hằng tháng dẫn đến lãi mẹ đẻ lãi con, số tiền phải trả bao giờ cũng cao gấp nhiều lần tiền vay ban đầu.

Cắm thẻ sinh viên được bao nhiêu năm 2024

Cắm thẻ sinh viên được bao nhiêu năm 2024
Thẻ sinh viên, CMND của sinh viên bị phát hiện, thu giữ tại các cửa hiệu cầm đồ tại TP Vinh (Nghệ An).

Để siết nợ, các chủ tiệm tìm đủ mọi cách, từ mềm mỏng đến mạnh tay, thậm chí cho đầu gấu về tận quê nhà để siết nợ qua bố mẹ. Đối với những sinh viên tìm cách bỏ trốn sau khi vỡ nợ, đến khi thi học phần cuối kỳ, tại nhiều trường không còn lạ lẫm với hình ảnh đầu gấu ngang nhiên chặn bắt trước cổng trường, thậm chí còn vào tận phòng thi để xiết nợ.

Cuối năm 2014, tại trường đại học Vinh đã xảy ra vụ việc bắt cóc sinh viên để xiết nợ gây xôn xao dư luận. Đối tượng gây ra vụ việc là Phan Trọng Phúc (SN 1987) chủ tiệm cầm đồ Trọng Phúc đóng tại phường Bến Thủy, cùng hai nghi phạm khác Phan Văn Mỹ (SN 1992) trú tại khối Đông Thọ, phường Hưng Dũng và Lê Văn Tuấn Anh (SN 1995) trú tại khối 9, phường Trường Thi (TP Vinh).

Trước đó, vào tháng 6-2013, anh Vũ Văn Q. (SN 1989), quê TX. Hoàng Mai, là sinh viên năm thứ 3 trường đại học Vinh có đến tiệm cầm đồ Trọng Phúc tín chấp thẻ sinh viên vay số tiền 2 triệu đồng, với lãi suất 5.000 đồng/ngày/triệu. Sau một thời gian, số tiền lãi cộng với tiền gốc đã cán mốc 8 triệu đồng, không có khả năng thanh toán nên anh Q. đã bỏ trốn. Phúc kêu hai cháu ruột là Mỹ và Tuấn Anh đi tìm anh Q. Đến ngày 15-11-2014, phát hiện ạnh Q. đang xem bóng đá trong khuôn viên nhà trường, hai đối tượng đã bắt cóc, đưa về tiềm cầm đồ tra tấn, ép anh này phải gọi điện về quê yêu cầu bố mẹ đưa tiền vào chuộc con.

Khi anh Q. không làm theo yêu cầu, các đối tượng đã đưa anh Q. lên xe máy chở về "giam lỏng" tại tiệm cho thuê xe máy của anh Phúc ở số 6, đường Võ Thị Sáu, TP Vinh và cử người canh gác cẩn thận. Đến chiều tối, chúng tiếp tục chuyển anh Q. đến thuê phòng 304, nhà nghỉ Ngọc Bích 1 thuộc phường Bến Thủy, tiếp tục giam lỏng và chiều cùng ngày, khi chúng vừa đưa anh Q. sang nhà nghỉ Ngọc Bích 2, tại phường Trường Thi thì bị cơ quan Công an phát hiện và bắt giữ, giải thoát thành công cho anh Vũ Văn Q.

Trường hợp của anh Q. chỉ là một trong rất nhiều bê bối của học sinh, sinh viên liên quan đến cầm đồ, tín dụng đen. Thực tế, hằng năm có nhiều sinh viên phải bỏ học, trốn biệt tăm vì không có khả năng trả nợ sau khi vay lãi tại các tiệm cầm đồ. Nhiều gia đình đã phải bán trâu bò, đất đai, thậm chí bán cả nhà cửa để trả nợ cho con tại các hiệu cầm đồ.

Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường, Phó trưởng Công an TP Vinh cho biết: Hiện nay, trên địa bàn TP Vinh, thống kê chưa đầy đủ có gần 500 cơ sở dịch vụ cầm đồ có đăng ký. Ngoài ra còn có hàng chục cơ sở khác trá hình dưới các hình thức như dịch vụ Internet, game, giữ xe máy. Trong đó, tập trung nhiều nhất tại địa bàn có các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp đóng chân, cá biệt như tại phường Bến Thủy có trên 40 cơ sở, phường Hưng Dũng có 35 cơ sở. Giao dịch tại các hiệu cầm đồ hiện nay diễn ra khá đơn giản dẫn đến hằng năm, công an các phường, xã đều phải giải quyết từ 2 - 3 trường hợp cầm đồ, tín chấp tài sản liên quan đến học sinh, sinh viên.

Thạc sỹ Nguyễn Công Lý- Trưởng phòng công tác chính trị HSSV (Đại học Vinh) cho biết, thẻ sinh viên và các loại giấy tờ liên quan đến sinh viên đều được nhà trường quản lý, giám sát rất chặt chẽ. Hằng ngày, để đến trường, quy định sinh viên phải mang theo thẻ, quá trình cập nhật vào phần mềm quản lý sinh viên đều phải xuất trình thẻ, đặc biệt là trong các kỳ thi kết thúc học phần. Tuy nhiên, ông Lý cũng thừa nhận, nhà trường không thể quản lý hết được thẻ của sinh viên dẫn đến việc các em sử dụng vào mục đích không được phép, trong đó có tín chấp để vay tiền tại các cửa hiệu cầm đồ.

Trong khi đó, Luật sư Nguyễn Vinh Diện, trưởng Văn phòng Luật sư Vinh Diện và Cộng sự thì cho rằng, Khoản 1 Điều 468 Bộ Luật Dân sự năm 2105 có quy định "Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không vượt quá 20% của khoản tiền vay". Do đó, mọi hợp đồng vay tiền có mức lãi suất thỏa thuận vượt quá giới hạn trên đều bị coi là vô hiệu. Ngoài ra, hành vi cho vay với mưc lãi suất vượt quá 10 lần mức lãi suất tối đa mà pháp luật quy định có dấu hiệu cấu thành tội "Cho vay nặng lãi" theo quy định của Bộ luật hình sự 2015.

Ngoài ra, theo Nghị định 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ thì người đi tín chấp, cầm cố giấy tờ cũng đã có hành vi vi phạm pháp luật hành chính khi đưa giấy tờ cho người khác không có thẩm quyền thu giữ và bản thân chủ hiệu cầm đồ, cũng không cấu thành tội phạm hình sự song cả hai hành vi trên chỉ bị xử lý hành chính ở mức độ nhẹ và đó là lý do vì sao, vấn nạn cầm cố, tín chấp tại các cửa hiệu cầm đồ liên quan đến học sinh, sinh viên vẫn luôn nhức nhối.