Dạy học theo phân hóa đối tượng học sinh năm 2024

Năm học 2013 - 2014, thực hiện sự chỉ đạo của Sở GD-ĐT, các trường học trên địa bàn tỉnh đều tổ chức dạy học phân hóa (DHPH) theo năng lực học tập của học sinh (HS). Đây là một trong những vấn đề đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy, tại sao phải DHPH, DHPH là gì, DHPH như thế nào?… thì vẫn còn có nhiều cách hiểu, cách làm khác nhau. Báo Bạc Liêu xin giới thiệu đến bạn đọc những chia sẻ của một người làm công tác quản lý giáo dục một số vấn đề xoay quanh nội dung này…

Dạy học theo phân hóa đối tượng học sinh năm 2024

Dạy học phân hóa là xu thế tất yếu trong quá trình CNH-HĐH, hội nhập quốc tế. Trong ảnh: Giờ học của học sinh trường THCS Võ Thị Sáu. Ảnh: H.T

Trước hết phải khẳng định rằng, DHPH là xu thế tất yếu, là một đòi hỏi khách quan. Bởi lẽ, nhu cầu của xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực vừa có những điểm giống nhau về nhân cách người lao động trong cùng một xã hội, lại vừa có sự khác nhau về trình độ phát triển, về khuynh hướng và tài năng; HS trong cùng độ tuổi vừa có sự giống nhau, lại vừa có sự khác nhau về nhận thức, tư duy, năng khiếu, sở trường, điều kiện, hoàn cảnh, nền nếp gia đình...

Đặc điểm của DHPH là phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học tập; biến niềm đam mê trong cuộc sống thành động lực trong học tập; DHPH là con đường ngắn nhất để đạt mục đích của dạy học đồng loạt. DHPH có thể thực hiện ở 2 cấp độ: Phân hóa ở cấp vĩ mô (phân hóa ngoài), là sự tổ chức quá trình dạy học thông qua cách tổ chức các loại hình trường, lớp khác nhau cho các đối tượng HS khác nhau, xây dựng các chương trình giáo dục khác nhau (trường chuyên, lớp chọn); phân hóa ở cấp vi mô (phân hóa trong, đặc biệt quan trọng), là tổ chức quá trình dạy học trong một tiết học, một lớp học có tính đến đặc điểm cá nhân HS, là việc sử dụng những biện pháp phân hóa thích hợp trong một lớp học, cùng một chương trình và sách giáo khoa.

Tư tưởng chủ đạo của DHPH là lấy trình độ phát triển chung của HS trong lớp làm nền tảng; tìm cách đưa diện yếu kém lên trình độ chung; tìm cách đưa diện khá, giỏi đạt những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đạt được những yêu cầu cơ bản. Bỡi vậy, nguyên tắc của DHPH là giáo viên phải thừa nhận người học là khác nhau; xem trọng chất lượng hơn số lượng; tập trung vào người học, học tập là sự phù hợp và hứng thú; hợp nhất dạy học toàn lớp, nhóm và cá nhân…

Như vậy, có thể thấy DHPH có chức năng làm cho quá trình và hệ thống dạy học thích ứng cao hơn với cá nhân người học, với những đặc điểm của nhóm đối tượng để đảm bảo chất lượng học tập, đồng thời đáp ứng hiệu quả mục tiêu giáo dục, nhu cầu và lợi ích xã hội.

DHPH được tổ chức dưới các hình thức như: phân hóa theo hứng thú (căn cứ vào đặc điểm hứng thú học tập của HS để tổ chức cho người học tìm hiểu khám phá nhận thức); phân hóa theo sự nhận thức (lấy sự phân biệt nhịp độ làm căn cứ phân hóa. Nhịp độ được tính bằng lượng thời gian chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác); phan hóa giờ học theo học lực (căn cứ vào trình độ học lực có thực của người học để có những tác động sư phạm phù hợp với người học. Dựa trên trình độ khá, trung bình, yếu mà giáo viên giao cho HS những nhiệm vụ tương ứng); phân hóa giờ học theo động cơ, lợi ích học tập của người học (với nhóm HS có nhu cầu tìm tòi, hiểu biết cao cần xác định nhiệm vụ học tập cao hơn và đưa thêm nhiều nội dung, tài liệu học tập cho HS tự học. Với nhóm HS có nhu cầu học tập không cao thì việc phân hóa dạy học phải chú ý đến nhiệm vụ, nội dung cơ bản và bổ sung những vấn đề thực tiễn giúp người học hào hứng học tập).

Để tổ chức DHPH thành công, người giáo viên cần tạo mối quan hệ dân chủ giữa thầy và trò, giữa trò và trò để giúp HS cởi mở, tự tin hơn. Đặc biệt, trong DHPH cần tuân thủ quy trình 4 bước, gồm: Điều tra, khảo sát đối tượng HS trước khi giảng dạy; lập kế hoạch dạy học, soạn bài từ việc phân tích nhu cầu của HS; trong giờ dạy, giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học, lựa chọn những hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu bài học; kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của HS trong suốt quá trình giảng dạy.

Tóm lại, để triển khai rộng rãi và có hiệu quả quan điểm DHPH thì các lực lượng tham gia công tác giáo dục cần nắm được bản chất của vấn đề, đồng thời phải thay đổi nhận thức trong xây dựng nội dung, chương trình cũng như trong giảng dạy và kiểm tra, đánh giá.

!important; Sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, ngày từ tuần đầu tiên đi học trở lại các hoạt động chuyên môn của năm học được thực hiện theo đúng kế hoạch. Một trong những hoạt động đó chính là việc xây dựng và thực hiện các tiết chuyên đề với mục đích cùng chia sẻ, hỗ trợ các nội dung giảng dạy cho phù hợp với hình thức dạy học trực tuyến. Ngày 14/2/2022, đ/c Nguyễn Thị Thanh Thủy – giáo viên chủ nhiệm lớp 1A7 cùng với các con học sinh đã thực hiện thành công tiết chuyên đề môn Tiếng Việt, bài tập đọc Bữa cơm gia đình (tiết 3).

Dạy học theo phân hóa đối tượng học sinh năm 2024

!important; Đã qua rồi thời gian bỡ ngỡ từ việc chưa được gặp cô, gặp bạn, chưa biết các thao tác máy tính như bật micro, bật camera của các buổi học online. Các con học sinh lớp 1A7 đã rất hào hứng và học tập rất có nề nếp như lễ phép khi phát biểu, trong giờ học khi không phát biểu thì tắt micro, bật camera. Bước sang giai đoạn này, học sinh đã đọc trơn khá tốt một văn bản. Nhiều em còn biết ngắt nghỉ câu và thậm chí có em còn biết đọc diễn cảm. Từ việc ôn bài cũ là gọi học sinh đọc bài Bữa cơm gia đình, cô giáo kết hợp nhận xét cách đọc, hướng dẫn chỉnh sửa học sinh kĩ hơn. Bản thân cô giáo biết không có nhiều thời gian để rèn học sinh nên phải tận dụng từng phút của những tiết học online.

Dạy học theo phân hóa đối tượng học sinh năm 2024

!important; Sang phần luyện tập về câu, giáo viên khai thác kĩ các nội dung để học sinh hiểu và thực hành được vì đây là nội dung mới của chương trình giáo dục phổ thông cũng như với học sinh lớp Một. Từng bước, từng bước cô giáo phân tích yêu cầu, giải nghĩa từ và gọi học sinh nêu phương án trả lời. Mặc dù học online, học sinh ít được tương tác hơn nhưng giáo viên đã vận dụng hợp lí những lúc nhận xét bạn để nhiều học sinh được phát biểu.

Dạy học theo phân hóa đối tượng học sinh năm 2024

!important; Trước khi học sinh viết vở, cô giáo nhắc lại cách viết câu cho đúng như chữ cái đầu viết hoa, hết câu có dấu chấm, giới thiệu cả bài viết mẫu để học sinh được trực quan cụ thể hơn.

Dạy học theo phân hóa đối tượng học sinh năm 2024

!important; Phần 6 của tiết học chính là phần rèn ngôn ngữ, mở rộng vốn từ hướng tới việc làm văn của học sinh ở các lớp trên. Nếu giáo viên biết khai thác, định hướng thì học sinh rất hứng thú với nội dung này. Hoạt động này cũng thể hiện khá rõ việc phân hóa đối tượng trong tiết dạy. Trong tiết chuyên đề hôm nay, cô giáo Thanh Thủy đã khá thành công với việc dẫn dắt, gợi mở như tìm hiểu tranh vẽ, tách nói theo từng tranh…

Dạy học theo phân hóa đối tượng học sinh năm 2024
Dạy học theo phân hóa đối tượng học sinh năm 2024

Kết thú !important;c tiết học là một bài hát tập thể về gia đình giúp cho học sinh được thư giãn và củng cố bài học một cách nhẹ nhàng. Với hình thức dạy học online, cô giáo Thanh Thủy và các con học sinh lớp 1A7 đã thực hiện tiết học hoàn thành mục tiêu, học sinh hào hứng, có mở rộng, phân hóa đối tượng học sinh hiệu quả. Đó chính là mong muốn của cha mẹ học sinh khi con không được đến trường.

!important; Xin chúc cô trò 1A7 tiếp tục cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học này.

Tá !important;c giả: Nguyễn Thị Kiều Linh

Thế nào là dạy học phân hóa đối tượng học sinh?

Dạy học phân hóa là định hướng trong đó giáo viên tổ chức dạy học tùy theo đối tượng, nhằm đảm bảo yêu cầu giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý, nhịp độ, khả năng, nhu cầu và hứng thú khác nhau của những người học. Trên cơ sở đó, giáo viên có thể phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh.

Quan điểm dạy học tích hợp là gì?

Theo từ điển giáo dục học, dạy học tích hợp là việc liên kết các đối tượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu của cùng một lĩnh vực hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học nhằm đạt mục tiêu chung.

Xuyên môn là gì?

Tích hợp xuyên môn là hình thức dạy học về một vấn đề, một nội dung nằm ngoài yêu cầu cơ bản của một môn học. Hình thức này yêu cầu học sinh phải đảm bảo đáp ứng kiến thức và kỹ năng từ nhiều môn cùng lúc. Hình thức này thường được học sinh sử dụng để thực hiện các dự án học tập cá nhân hoặc dự án nhóm.

Dạy học phân hóa tiếng Anh là gì?

Differentiate Instruction (Dạy học phân hóa) là xu thế của quá trình giáo dục nói chung và dạy học nói riêng.