Câu thơ nói về quy luật của tạo hóa năm 2024

Đối với tất cả mọi người, tình yêu là điều gì thật thiêng liêng nhưng cũng hết sức giản dị. Có lẽ, hơn phân nửa bài thơ của nhân loại là những bài thơ tình, thơ viết về tình yêu với tất thảy những cung bậc, góc độ của trái tim yêu trong niềm khát khao thấu hiểu "thứ tình cảm có thể làm cho cả vũ trụ chuyển động" (Privil).

Nhưng tình yêu cũng như cuộc sống, luôn biết cách làm cho con người ngạc nhiên. Vả lại, mỗi tâm hồn con người là một "tiểu vũ trụ" (Eptusenco), nên có bấy nhiêu con người thì có bấy nhiêu cách yêu. Với N. Xtơrigiơcốp, tình yêu hồn nhiên, giản dị muôn đời như quy luật của tạo hóa:

Sông xuôi về tới biển

Cây vươn lên mặt trời,

Còn anh thì suốt đời,

Chỉ tim em mà đến.

Sông xuôi về tới biển

Sông xuôi về tới biển

Cây vươn lên mặt trời,

Còn anh thì suốt đời,

Chỉ tim em mà đến.

Anh không cần công danh

Cái giàu và cái dễ,

Chỉ cần em bên anh

Anh bên em - chỉ thế!

. N. Xtơrigiơcốp (Nga)

(Thái Bá Tân dịch)

Thật khó có thể tìm được cách nói nào hay hơn cho tình yêu bằng việc đồng nhất nó với quy luật của đất trời, của vũ trụ. Sông xuôi về biển, cây vươn đến mặt trời, anh cũng vậy mà thôi, luôn hướng về trái tim em, về vô biên, về nguồn cội của sự sống để được gặp lại em trong chính mình và gặp lại chính mình trong em.

Câu thơ giản dị, giàu hình ảnh mà không có chút gì lên gân. Tình yêu của anh luôn mang hơi thở vĩnh cửu, cho dù nó có được gởi gắm trong chiều rộng của đại dương mênh mông, trong chiều cao vời vợi của bầu trời hay trong chiều dài của cuộc đời anh, chiều sâu của trái tim em… vẫn là những cảm xúc chân thành, đắm say suốt cả một đời người.

Bằng cái nhìn đối sánh giữa con người và tạo vật, nhà thơ đã nói được những điều cần nói với em. Nhưng Xtơrigiơcốp muốn đẩy tình yêu trong trái tim mình lên một trạng thái mới, quyết liệt hơn, tha thiết hơn:

Anh không cần công danh

Cái giàu và cái dễ,

Chỉ cần em bên anh

Anh bên em - chỉ thế.

Đối lập giữa hai thái độ: cần và không cần, khổ thơ như xẻ đôi ra. Cái không cần là những gì thật phù du, hư ảo, là "mồi công danh", "bả phú quý"; cái anh cần là một tình yêu đích thực, là mối giao cảm thiết tha nhất giữa trái tim anh và em. Đến đây, tình yêu hồn nhiên, giản dị trong khổ một đã khoác thêm tấm áo của niềm đắm say. Phải rồi, chỉ cần có được tình yêu, người ta có thể tự lập cho mình một vườn địa đàng ngay chốn trần gian. Và hướng về cái đẹp vĩnh cửu trong tình yêu để thanh lọc hồn mình sẽ mãi mãi là đặc ân của những người đang yêu, cho riêng những ai mắc phải "bùa yêu".

Một văn hào đã từng viết: "Lên đến đỉnh cao của sự vĩ đại, ta bắt gặp sự giản dị". "Sông xuôi về tới biển" là một bài thơ tình hay, không cầu kỳ mà vẫn thắm đượm tình cảm. Với bài thơ này, Xtơrigiơcốp đã nói được những điều tự trái tim mình.

Và mùa xuân, mùa của chồi non, lộc biếc, của mưa xuân hoa nở, của sự sống sinh sôi. Bất cứ ai cũng khó lòng có thể dửng dưng trước cảnh xuân sang. Đó là quy luật của muôn đời mà đến một vị thiền sư như Mãn Giác cũng nhận ra:

“Xuân qua, trăm hoa rụng Xuân tới, trăm hoa cười”

(Có bệnh bảo mọi người)

Xuân tới, trăm hoa đua nở, khoe sắc phô hương rực rỡ. Ấy thế mà không phải vậy. Ngay giữa cảnh xuân tươi có thi nhân vẫn thấy:

“Hoa đào từng cánh rơi như tưới Xuống mặt sân rêu những giọt buồn”

(Nguyễn Bính)

Điều ấy tưởng như một nghịch lí nhưng lại có thi nhân lí giải rằng:

“Héo trước trăm hoa, hoa bạc mệnh Đang xuân để khỏi thấy xuân tàn”

(Hoa bạc mệnh - J. Leiba)

Thuở xưa, người ta thường gọi những người đẹp là “khách má hồng”, “kiếp hoa đào”, còn Leiba gọi họ là “hoa bạc mệnh”. Cái đẹp thường ngắn ngủi, dễ gì thấy mĩ nhân đầu bạc, hoa đẹp tươi thắm mãi. Vì thế, đang giữa ngày xuân ngời cũng khiến ta phải thở dài ngậm ngùi cho cái đẹp...

Chẳng trách thi nhân vốn dĩ đa tình luôn nặng lòng với cảnh hoa rơi lá rụng. Ta đã thấy bao thi nhân buột kêu lên thảng thốt:

“Ô kìa! Sao hoa lại phải rơi?”

(Xuân Diệu)

“Gió giật - hoa rơi một cánh Chao ôi! Một kiếp người đi?”

(Điền Ngọc Phách)

Hoa rơi mùa nào cũng buồn nhưng khiến lòng người xao động hơn cả là hoa rơi lúc đương xuân:

“Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân”

(Đỗ Phủ)

Chỉ một cánh hoa rơi cũng đã giảm hẳn vẻ đẹp của mùa xuân, nói gì đến lớp lớp cánh hồng rớt rơi? Đến đất nâu cũng phải nghiêng lòng đón khẽ những cánh hoa bay...

Nhưng rồi ta cũng lại thấy, không phải ai cũng thấy hoa rơi gợi vẻ buồn. Chợt ngộ ra rằng, điều này chẳng phải Nguyễn Du đã từng nói đấy sao?

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

Đấy là cái lúc Hồ Chí Minh thấy:

“Hương hoa bay thấu vào trong ngục Kể với tù nhân nỗi bất bình”

(Cảnh chiều hôm)

Hương hoa không chấp nhận nở tàn trong sự vô tình của tạo hóa mà “bất bình” kể với thi nhân để tìm sự đồng cảm. Nỗi niềm ấy đến giờ vẫn còn băn khoăn nên ta thường thấy dù cánh nhung đã lìa đài mà hương hoa vẫn còn vương vấn vấn vương mãi chẳng xa lìa. Như người ngọc dù đã đi xa mà chút hương vẫn còn đọng lại khiến khách đa tình ôm mãi sầu mộng trong lòng chẳng nguôi:

“Đập cổ kính ra tìm lấy bóng Xếp tàn y lại để dành hơi”

(Khóc Bằng Phi - Tự Đức)

Và cũng bởi vì điều gợi nên sự tiếc nuối không phải vì cánh thắm rụng rơi mà bởi vì nuối tiếc hương hoa rồi sẽ vĩnh viễn bay đi cùng với gió dù có kiên trì “tố bất bình” với người biết thương hoa tiếc ngọc đến đâu đi nữa. Nhưng dù sao, làn hương vẫn là thứ cuối cùng chịu khuất phục quy luật vô tình của tạo hóa:

“Dẫu là đỡ kịp hoa rơi Thì làn hương vẫn chơi vơi cuối cành”

(Nguyễn Ngọc Oánh)

“Hoa rơi trắng mảnh sân con Dù hoa đã rụng vẫn còn ngát hương”

(Hoa bưởi - Trần Đăng Khoa)

Có phải vì thế không mà trước đó, thi sĩ vốn cực kì yêu cái đẹp - Xuân Diệu - đã từng có ước muốn phi lí, táo bạo là muốn đoạt quyền tạo hóa:

“Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi”

(Vội vàng)

Hồ Chí Minh sở dĩ có con mắt nhìn vạn vật phơi phới lạc quan như vậy vì Người là một nhà cách mạng, nên hoa hay “Nhà thơ cũng phải biết xung phong”. Ta không hề thấy trong bài thơ “Cảnh chiều hôm” có cái vẻ buồn của sự yếm thế mà lại thấy cái hùng và chất thép của tinh thần cách mạng sục sôi.

Rồi ta lại gặp một cặp mắt xanh non, biếc rờn nữa trong cái nhìn về cảnh lá rụng hoa rơi. Lần này là của cậu bé Trần Đăng Khoa thuở còn thơ ngây viết về hoa bưởi - cũng là một đóa hoa xuân:

“Hôm qua hoa rụng cánh rồi Sớm nay cái cuống đã trồi quả non”

Ở đây, hoa rơi không gợi cảm giác tàn tạ, li biệt mà lại nói lên một quy luật giản dị muôn đời của tạo hóa. Vạn vật có sinh có diệt, vũ trụ tuần hoàn thì mới có mùa xuân vĩnh hằng. Cái chân lí hết sức đơn giản mà sâu sắc ấy lại được một tâm hồn thơ ngây phát hiện, thật quả là thần đồng! Bởi vậy, hoa rơi không phải buồn mà phải nên tiếc nếu hoa chẳng nở kịp lúc xuân sang, nếu không sẽ tìm đâu trái ngọt lúc thu vàng?

Và cuối cùng, ta gặp một cành hoa xuân thắm mãi trong thơ dù cổ kim bao thăng trầm dâu bể:

“Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua, sân trước một nhành mai ”

(Có bệnh bảo mọi người - Mãn Giác thiền sư)

Một người trong lúc lâm trọng bệnh, sắp từ giã cõi đời về nơi cực lạc mà vẫn thấy đời thắm đẹp sắc xuân trong cành mai nở muộn lúc giao mùa. Làm gì có chút tàn tạ, thê lương nào trong câu thơ trên? Chỉ thấy một tấm lòng yêu đời, một niềm tin vào sự sống đến bất khả diệt…

Sáng nay, tôi lại thấy một cành mai nở muộn trước sân, màu hoa trắng rưng rưng trong gió sớm xôn xao… Cầu mong cho những cây non chóng nảy lộc ấm cành để mùa hạ cứng cáp tán xanh, mùa thu cho quả ngọt đầy sai và hoa thắm dành đón bao mùa xuân sắp tới…