Cây ổi trồng bao lâu thì ra quả

Ổi Đài loan là giống ổi mới du nhập vào nước ta vài năm gần đây, giống ổi này mang nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với những giống ổi nội địa như: Quả to, vỏ sáng bóng, vị giòn ngọt và rất ít hạt. Không chỉ mang chất lượng thơm ngon mà giống ổi Đài loan còn có tiềm năng cho năng suất cao, cây cho quả sau trồng khoảng 10 - 12 tháng và cho thu hoạch ổn định 2 năm sau trồng, năng suất đạt 15 - 35kg quả/cây/năm.

1. Chọn giống

Ổi Đài Loan có thể nhân giống bằng cách chiết cành hoặc ghép, lựa chọn những cây giống khỏe mạnh, không sâu bệnh, cao trên 50cm, không bị vỡ bầu đất.

2. Thời vụ trồng

- Có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thời vụ trồng ổi Đài Loan thích hợp nhất là vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè, cây sẽ nhanh bén rễ và sinh trưởng tốt hơn.

3. Làm đất

- Ổi thích hợp với nhiều loại đất, tuy nhiên những nơi có đất màu mỡ thường cho năng suất chất lượng quả cao hơn, đất không được quá trũng, phải tiêu thoát nước khi có mưa, những nơi đất thấp trũng cần phải lên luống cao 50 - 60cm. Khoảng cách trồng cây cách cây 3,5 - 4m.

- Chuẩn bị hố trồng: Đào hố kích thước 50x50x50cm, nên đào hố trước khi trồng 2 - 4 tuần, tiến hành bón lót: Phân chuồng hoai mục 3 - 5kg có thể thay thế bằng phân hữu cơ vi sinh + 0,5kg super Lân + 0,3 kg NPK lót [5:10:3] trộn đều với đất rồi lấp đất cho gần đầy hố. Sau đó phủ lớp đất mặt vào sao cho vị trí trồng cây cao hơn khoảng 10cm.

- Trồng cây: Cần trồng nổi so với mặt ruộng/vườn, đặt cây ngay ngắn ở giữa và nhẹ nhàng tháo bầu, cần thao tác nhẹ nhàng tránh làm vỡ bầu cây giống. Lấp đất bằng mặt bầu, ấn chặt đất xung quanh để hạn chế cây bị long gốc sau trồng, cắm cọc cạnh cây và buộc cây vào cọc để cây đứng thẳng không bị gió lay. Sau trồng cần tưới ngay để giúp cây nhanh bén rễ, có thể tưới các chế phẩm kích thích ra rễ.

4. Chăm sóc

- Nước tưới: Sau trồng cần thường xuyên tưới đủ ẩm để cây nhanh bén rễ và sinh trưởng thuận lợi. Nếu trồng mùa xuân, ẩm độ cao, nhiệt độ ấm, cây phát triển rất nhanh, ít tốn công chăm sóc và tưới nước. Thường xuyên vun xới và làm cỏ dại cho cây. Có thể hạn chế cỏ dại bằng cách ủ rơm rạ xung quanh gốc, vừa có tác dụng giữa ẩm và giữ phân cho cây. Mỗi năm tiến hành bón phân và kết hợp vun xới 2 - 3 lần  để đất thông thoáng và tơi xốp.

- Lượng phân bón: Năm thứ 1 và 2 lượng phân bón trung bình khoảng 0,3 - 0,5kg phân NPK [13:13:13]/gốc/năm, từ năm thứ 3 cây đã có bộ tán rộng và cho thu hoạch ổn định, bón lượng từ 0,8 - 1,2kg NPK [13:13:13]/gốc/năm.

- Cách bón: Chia làm 3 - 4 lần/năm, mỗi lần bón 1/3 lượng phân.  Lần 1 bón vào tháng 3 hoặc tháng 4, bón xung quanh gốc cách gốc 30 - 40 cm, sau đó kết hợp làm cỏ, vun gốc. Lần 2 bón vào tháng 7, bón phân kết hợp làm cỏ và vun gốc. Lần 3 bón tháng 10 hoặc tháng 11.

5. Kỹ thuật cắt tỉa tạo hình

- Để có năng suất và chất lượng quả khi thu hoạch, bà con cần phải thực hiện tỉa cành và bấm ngọn. Loại bỏ những cành quá cao, những cành vượt, giữ cho tán cao 1,5 - 2m để dễ dàng chăm sóc thu hái.

- Sau trồng khoảng 2 - 3 tháng, cành cấp 1 ra 4 - 6 lá thì bấm ngọn, trên cành cấp 1 sẽ có 2 - 3 mầm ở nách lá, khi chồi này đạt 4 - 6 lá thì bấm ngọn tiếp để tạo cành cấp 2. Cứ thực hiện như vậy ổi sẽ có tán xòe rộng.

* Lưu ý: Tỉa bớt những cành yếu, khô héo, sâu… chỉ để lại những cành khỏe mạnh.

6. Sâu bệnh

- Cần chăm bón cân đối, dọn vệ sinh vườn tốt, kết hợp sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục cũng có tác dụng hạn chế các đối tượng sâu bệnh hại cây.

- Các loại sâu ăn lá như sâu róm có thể sử dụng Karate 2,5EC để phun trừ, Ổi Đài Loan dễ bị các đối tượng chích hút như rầy rệp, rệp sáp, rệp bông, rệp vẩy… sử dụng các loại thuốc trừ rầy rệp như Oshin, Acetmitripid… để phun trừ.

- Ruồi đục quả: Thường gây hại tháng 6, tháng 7, thời điểm này có mưa nhiều, ổi đến thời kỳ cho quả, đối tượng ruồi đục quả phát triển mạnh nhất trong năm, trưởng thành chích vào quả và đẻ trứng, làm đui quả non hoặc quả chín có dòi bên trong không ăn được.

- Biện pháp phòng trừ: Dọn vệ sinh vườn sạch sẽ, thu nhặt những quả bị ruồi gây hại đem đi xử lý, có thể sử dụng bả dẫn dụ tuy nhiên những nơi mật độ ruồi đục quả cao thì biện pháp này ít hiệu quả; để hạn chế bị ruồi đục quả gây hại và giúp mẫu mã quả đẹp hơn bà con nên sử dụng biện pháp bao quả khi quả còn nhỏ.

7. Thu hoạch và bảo quản

Trồng bằng cành chiết hay cây ghép sẽ cho quả sớm và sau 2 năm trồng sẽ cho quả ổn định. Quả chín thì màu xanh nhạt đi, sau chuyển vàng, vỏ quả nhẵn là có thể thu hoạch.

Nguồn: Khuyến nông Thái Bình

Ổi là loại trái cây được trồng rất phổ biến, thích hợp với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam. Trong trái ổi chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là vitamin C, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp, chống lão hóa, giảm cân,… Hôm nay, Đặng Gia Trang sẽ mách cho bạn kỹ thuật trồng ổi trong chậu cho năng suất cao, làm thế nào để kéo dài tuổi thọ cho cây ổi? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Cây ổi có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ, là cây phân cành mạnh. Trong tự nhiên cây ổi có thể phát triển 5 – 6m. Lá màu xanh nhạt, mọc đối nhau. Hoa ổi mọc đơn độc ở nách lá, một số mọc thành chùm, màu trắng. Trái ổi có nhiều hình dạng như hình cầu, hình bầu dục, hình quả lê. Màu sắc thịt trái cũng khác nhau tùy giống, phổ biến là loại ổi thịt vàng, trắng, đỏ.

Hình ảnh vườn ổi sân thượng nhà anh Giàu Nguyễn

Đối với miền Nam, cây ổi có thể trồng được quanh năm khi thời tiết ấm, mát mẻ. Nếu bạn trồng ổi ở miền Bắc, hãy tránh trồng ổi vào mùa đông, tiết trời lạnh không thích hợp cho cây ổi phát triển.

Nhìn chung, cây ổi rất dễ trồng, chúng không đòi hỏi quá khắt khe trong khâu chọn đất. Tuy nhiên, cần phải chú ý đến yếu tố độ ẩm, độ thông thoáng, tơi xốp và dinh dưỡng nếu trồng ổi trong chậu. Đất trồng ổi phải đảm bảo thoát nước tốt, có khả năng giữ ẩm, và bổ sung phân hữu cơ như phân bò, phân gà, phân trùn quế… cung cấp dinh dưỡng cũng như tăng thêm mùn cho đất. Có thể phối trộn giá thể trồng ổi theo tỷ lệ 4 đất + 2 tro trấu + 2 xơ dừa + 1 phân trùn quế, hoặc mua đất trồng cây có sẵn trên thị trường.

Tại Sfarm, chúng tôi có đất sạch hữu cơ chuyên dùng cho cây ăn quả. Sản phẩm đã được phối trộn sẵn bao gồm mùn hữu cơ, vôi nông nghiệp, trấu hun, mụn xơ dừa, phân trùn quế, phân gà, bột neem, vi sinh vật bản địa,… Dinh dưỡng trong đất sạch hữu cơ đa dạng và đầy đủ trong vòng 90 ngày. Với sản phẩm đất sạch hữu cơ của Sfarm, bạn không cần phải bón thêm bất kì thành phần nào khác.

Lựa chọn chậu trồng ổi phải có kích thước đường kính từ 40cm trở lên và cao trên 40cm. Chậu càng to cây phát triển càng khỏe mạnh, phân nhiều cành nhánh. Tận dụng thùng xốp, chậu nhựa hoặc bao xi măng có sẵn tại nhà hoặc mua chậu nhựa, chậu xi măng ngoài thị trường.

Hiện nay, cây ổi được biết đến với hơn 400 giống loài khác nhau. Tùy thuộc vào sở thích của bạn để chọn giống ổi phù hợp. Tuy nhiên, bạn nên chọn những giống có sức sinh trưởng mạnh và dễ dàng chăm bón. Một số giống ổi được sử dụng trồng tại nhà phổ biến như ổi Đài Loan, ổi nữ hoàng hay ổi lê.

Nếu trồng ổi bằng hạt, thời gian cho quả tương đối, sau 3 – 4 năm mới có lứa ổi đầu tiên. Nhưng thời gian cho trái lâu hơn trồng ổi bằng cành giâm. Ổi mua từ siêu thị về, bạn tách lấy phần hạt bên trong bằng thìa và tấm vải mỏng để lọc bỏ phần thịt. Sau đó xử lý hạt giống bằng cách ngâm nước sạch trong vòng hai ngày. Hạt ổi sau khi xử lý có thể đem gieo trồng ngay hoặc phơi khô bảo quản trong chai, lọ, đậy kín.

Tiến hành ngâm hạt giống vào nước trong vòng 3 – 5 ngày để kích thích sự nảy mầm của hạt. Vì hạt ổi cứng nên thời gian ngâm hạt hơi lâu, đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao. Hạt giống sau khi ngâm, đem gieo vào các chậu nhỏ, tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, kích thích hạt mau nảy mầm. Thời gian từ khi nảy mầm đến phát triển thành cây con mất rất nhiều thời gian từ 5 – 10 tuần. Vì thế, chậu ươm phải đảm bảo có đủ dinh dưỡng cho cây phát triển tốt. Cây con sau khi lớn thì tiến hành chuyển sang chậu lớn hơn hoặc trồng xuống đất.

Cây ổi trong giai đoạn sinh trưởng

Trồng ổi bằng phương pháp chiết cành hoặc mua tại các cửa hàng bán cây giống. Cây ổi trồng bằng phương pháp này sẽ cho quả nhanh hơn, chỉ sau 4 – 6 tháng trồng, nhưng tuổi thọ không cao. Cây con sau khi mua về tiến hành cắt bỏ lớp nilon bao rễ và đặt xuống chậu đã chuẩn bị sẵn ⅔ đất trồng. Ấn nhẹ xung quanh cổ rễ để cố định cây và tưới nước giữ ẩm.

Nước là yếu tố quyết định đến sự sống của cây. Tưới nước quá nhiều làm cây bị ngập úng, nhưng nếu thiếu nước chúng cũng sẽ khô héo và chết dần.

Do đó, chỉ nên tưới nước khi cần thiết. Định kỳ tưới hai lần trong ngày, buổi sáng sớm và chiều mát. Tưới ẩm khắp bề mặt chậu, quan sát thấy nước rỉ ra dưới đáy chậu là đạt.

Bổ sung dinh dưỡng thường xuyên giúp cây ổi sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, khả năng đậu trái cao. Sau khoảng 15 – 20 ngày trồng, khi cây ổi bén rễ hồi xanh, tiến hành bón thúc lần 1. Phân bón sử dụng là phân hữu cơ như phân trùn quế, phân chuồng hoai… Khuyến cáo sử dụng phân trùn quế vì dinh dưỡng cao, sạch sâu bệnh, lại bổ sung mùn cho đất. Định kỳ 20 ngày bón thúc một lần.

Trên cây ổi, xuất hiện một số côn trùng gây hại phổ biến như rầy, rệp, ruồi vàng hại trái. Nếu số lượng rầy, rệp ít có thể bắt bằng tay. Điều chế chế phẩm sinh học từ gừng, tỏi, ớt tại nhà hoặc mua thuốc trừ sâu sinh học tại các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật. Trong giai đoạn nuôi trái, ruồi vàng rất thích chích hút, đẻ trứng vào trái. Sử dụng túi bao trái chuyên dụng kết hợp với túi nilon cắt lỗ ở đáy túi, ngăn chặn ruồi vàng phá hoại, giúp màu sắc, vỏ trái cũng đẹp hơn.

Cây ổi cho nhiều cành nhánh nếu không thường xuyên cắt tỉa. Căn cứ vào từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau sẽ có biện pháp cắt tỉa khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu nhé:

Sau 3 – 4 tháng sinh trưởng cần tiến hành cắt tỉa. Việc cắt tỉa trong thời gian này nhằm mục đích tạo hình cho cây, giúp cây có bộ khung tán vững chắc. Ngoài ra, việc cắt tỉa còn giúp cây cho trái sớm nhất có thể, thuận tiện cho việc bao trái và các hoạt động khác về sau.

Kiểm soát số cành hữu hiệu trên cây càng nhiều càng tốt. Thúc đẩy quá trình hình thành ngọn đạt năng suất cao trong thời gian ngắn.

Cây ổi ra nhiều hoa và khả năng đậu trái cao. Nên tỉa bớt trái để tập trung dinh dưỡng cho những trái còn lại. Thời gian đầu chỉ nên để vài trái trên cây để duy trì cây khỏe. Những năm sau, số lượng trái có thể nhiều hơn tùy vào số cành và sức khỏe của cây.

Sau vài lần mang trái, sức sản xuất của cây suy giảm dần, việc cắt tỉa cho cây là cần thiết. Sau khi thu hoạch trái, tiến hành tỉa bỏ những cành sâu bệnh, cành khô, cành tăm không có khả năng mang trái. Việc cắt tỉa thường xuyên giúp cành lá và hoa nhận được ánh sáng tối đa, cây phát triển đều. Nếu thực hiện cắt tỉa tốt có thể kéo dài tuổi thọ và chu kỳ đậu quả của cây ổi.

Trái ổi cho thu hoạch khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang xanh vàng hoặc vàng, vỏ bóng, dùng ngón tay bấm vào mềm là được.Từ lúc ổi ra hoa cho đến khi thu hoạch khoảng 2 – 2,5 tháng. Đối với ổi trồng bằng cành chiết sẽ cho thu hoạch sau 4 – 6 tháng trồng, và thời gian thu hoạch từ năm thứ 3 đối với trồng bằng hạt.

Bạn vừa tìm hiểu cách trồng cây ổi trong chậu tại nhà cho sai quả. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có những trái ổi thơm ngon phục vụ gia đình. Nếu có bất cứ thắc mắc gì thì vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề