Chích thuốc bị sưng phải làm sao

Thành phần quan trọng trong cả vắc-xin Pfizer và Moderna là mRNA, dạy tế bào của quý vị biết cách tạo ra một loại protein từ vi-rút corona, cho phép nó nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm bệnh. Vắc-xin cũng chứa chất béo, muối và đường.

Thành phần quan trọng trong vắc-xin Johnson & Johnson là adenovirus 26, một loại vi-rút vô hại được sử dụng để cung cấp protein đột biến trên bề mặt của vi-rút corona đến các tế bào của chúng ta. Sau đó, các tế bào có thể nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm trùng. Vắc-xin Johnson & Johnson cũng chứa axit xitric và ethanol.

Vắc-xin không chứa: sản phẩm từ thịt lợn, trứng, mủ cao su, sản phẩm từ máu, tế bào vi-rút COVID-19, thủy ngân hoặc vi mạch. Vắc-xin không chứa mô bào thai.

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside [modRNA] mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • [4-hydroxybutyl] azanediyl] bis [hexan-6,1-diyl] bis [2- hexyldecanoat]
  • 2 - [[polyetylen glycol] -2000] -N, N-ditetradecylacetamit
  • 1,2-distearoylsnglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung [muối, đường, chất đệm]

  • potassium chloride
  • monobasic potassium phosphate
  • sodium chloride
  • dibasic sodium phosphate dihydrate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside [modRNA] mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • polyethylene glycol [PEG] 2000 dimyristoyl glycerol [DMG]
  • SM-102
  • 1,2-distearoyl-snglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung [muối, đường, chất đệm]

  • tromethamine
  • tromethamine hydrochloride
  • acetic acid
  • sodium acetate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • adenovirus loại 26 tái tổ hợp, không có khả năng sao chép biểu hiện protein đột biến SARS-CoV-2

Thành phần không hoạt động

  • citric acid monohydrate
  • trisodium citrate dihydrate
  • ethanol
  • 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin [HBCD]
  • polysorbate-80
  • sodium chloride

Bé nhà tôi tiêm Pentaxim 5 trong 1 về, bé không sốt nhưng tại vết tiêm thì sưng rất to và nổi cục, như vậy bé có bị sao không?

Trả lời: Với mũi tiêm Pentaxim khi đưa vào cơ thể bé có thể sẽ có những tác dụng ngoài mong muốn như: sốt, chai cứng tại vết tiêm, sưng đau tại vết tiêm, nổi cục… Những phản ứng này là hoàn toàn bình thường và sẽ hết trong khoảng từ 2 – 3 ngày sau tiêm nên bạn có thể yên tâm. Ngoài ra, bạn có thể dùng khăn chườm mát tại vết tiêm để vết chai cứng của bé nhanh tan. Tuyệt đối không đắp chanh hay khoai tây lên vết tiêm vì như vậy có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.

Tiêm vắc-xin là phương pháp hiệu quả nhất để phòng tránh một số bệnh do virus gây ra. Cùng với công dụng ngừa bệnh thì những tác dụng phụ không mong muốn từ vắc xin như đau đầu, sốt, đau nhức vị trí tiêm,... cũng có nguy cơ xảy ra. Vậy bạn nên làm gì khi chích ngừa bị đau bắp tay?

1. Tại sao bắp tay bị đau sau khi tiêm vắc-xin?

Sau khi chích ngừa bị đau bắp tay tác dụng phụ phổ biến, gây cứng cơ và đau nhức tay khiến các hoạt động ở tay trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài khoảng vài ngày và sẽ giảm dần rồi biến mất hoàn toàn.

Để lý giải cho tình trạng này, các bác sĩ cho biết sau khi vắc-xin được tiêm vào cơ thể thì hệ miễn dịch tự động phát ra tín hiệu cảnh báo về “kẻ xâm nhập” từ bên ngoài vào [là vắc-xin]. Đáp lại tín hiệu, các tế bào bạch cầu tiến đến vị trí được cảnh báo và tiến hành bịt chặt vị trí tiêm, gây nên các triệu chứng như ớn lạnh, đau nhức,... Những tác dụng phụ này hoàn toàn bình thường, cho thấy hệ miễn dịch vẫn đang hoạt động tốt và phản ứng để xây dựng hàng rào bảo vệ cơ thể tránh khỏi virus gây bệnh.

Sau khi chích ngừa bị đau bắp tay là tác dụng phụ phổ biến

2. Những việc nên làm khi chích ngừa bị đau bắp tay

Mặc dù tình trạng sau khi tiêm bắp tay bị sưng đau sẽ dần cải thiện trong một thời gian ngắn, nhưng vẫn có thể gây phiền toái và khó chịu cho các cử động của người tiêm vắc-xin. Để giảm đau và sưng tấy ở tay, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:

  • Chườm ấm hoặc chườm lạnh ở nhà: Sau khi tiêm vắc-xin, người tiêm nên chườm lạnh khoảng 20 phút để giảm sưng tấy ở cánh tay. Lưu ý không nên dùng đá lạnh để chườm trực tiếp vì dễ khiến mạch máu tại chỗ được chườm co lại, gây cản trở sự truyền nhiệt từ cơ thể ra ngoài. Có thể chườm lạnh khoảng vài ngày để giảm sưng đau rồi chuyển sang chườm ấm. Chườm ấm sẽ giúp giảm viêm và giảm đau ở tay hiệu quả nhờ vào tác dụng thư giãn các nhóm cơ và tăng lưu thông máu đến tay.
  • Thực hiện một số bài tập tay nhẹ nhàng: Khởi động cánh tay một cách nhẹ nhàng sẽ giúp bạn giảm căng cứng cơ, giảm viêm cục bộ và giảm đau nhanh chóng.
  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau tại chỗ: Thông thường bạn không cần uống thuốc nếu các cơn đau bắp tay không quá nặng để tránh làm hiệu quả của vắc-xin. Tuy nhiên, nếu cơn đau ở bắp tay nghiêm trọng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể uống thuốc giảm đau. Một số loại được khuyến cáo sử dụng là acetaminophen, steroid [NSAID] và paracetamol.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: Sau khi tiêm vắc-xin, việc ăn uống đủ chất sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, sức đề kháng được tăng cường và sớm vượt qua tác dụng phụ của vắc-xin.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Nên nghỉ ngơi hoặc làm việc nhẹ nhàng không quá sức trong 7 ngày đầu sau khi tiêm. Việc này sẽ giúp cơ thể của bạn thư giãn, nhất là vùng cánh bị sưng đau sẽ có thời gian để hồi phục.
  • Theo dõi tình hình sức khỏe sau khi tiêm vắc xin: Trong 7 ngày đầu tiên, người tiêm nên tự theo dõi dấu hiệu sức khỏe của mình. Nếu tình trạng sau khi chích ngừa bị đau bắp tay và sưng tấy không thuyên giảm thì nên đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bạn.

Sau khi tiêm vắc-xin, việc ăn uống đủ chất sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh

3. Những việc nên tránh nếu cánh tay bị đau nhức sau khi tiêm vắc-xin

Ngoài những biện pháp giúp giảm đau và viêm cánh tay, bạn cũng cần chú ý hạn chế một số hoạt động và ăn uống. Việc kiêng cữ này sẽ giúp tình trạng đau nhức ở cánh tay không tiến triển xấu hơn. Dưới đây là những điều mà người sau khi tiêm bắp tay bị sưng đau nên hạn chế làm:

  • Không tác động mạnh lên vùng tiêm vắc-xin: Hạn chế xoa bóp hoặc chà xát mạnh lên vị trí được tiêm để tránh vùng cánh tay bị viêm đau lan rộng hơn, dần dần tụ máu lại. Ngoài ra, nếu tay bạn chứa nhiều vi khuẩn thì việc chà xát và xoa bóp sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm tay, nặng hơn là khiến vùng viêm bị nhiễm trùng. Vì vậy, trong khoảng vài giờ sau khi tiêm thì bạn không nên xoa bóp để tránh gây viêm nhiễm.
  • Không sử dụng chất kích thích: Nên hạn chế sử dụng các thức uống như rượu, bia, thuốc lá,... Bởi vì sử dụng các chất kích thích sẽ khiến cơn đau ở cánh tay nghiêm trọng và kéo dài hơn.

Mặc dù tác dụng phụ từ việc chích ngừa bị đau bắp tay không quá nghiêm trọng nhưng tình trạng này lại gây khó chịu cho người tiêm. Để xóa bỏ phiền toái này, bạn có thể áp dụng những biện pháp giúp giảm đau bắp tay mà bài viết đã đề cập ở trên.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Hỏi

Chào bác sĩ! Chào bác sĩ, bé nhà em tiêm mũi lao sau gần 2 tháng sưng mủ nhưng rất to, bé quấy khóc. Bác sĩ cho em hỏi Trẻ bị sưng to chỗ tiêm lao sau gần 2 tháng phải làm sao ạ?

Lê Thị Kim Phượng, 1993

Trả lời

Chào bạn. Với vắc-xin BCG để phòng lao thì sau khi tiêm khoảng 2 tuần đến 2 tháng hoặc lâu hơn, tại vị trí tiêm có thể xuất hiện nốt đỏ da. Sau đó hình thành mụn mủ, mụn mủ vỡ ra hình thành sẹo lao có kích thước khoảng 5mm. Đó là phản ứng bình thường. Thông thường, mụn mủ sau tiêm vắc-xin BCG thường không gây sốt, không làm đau trẻ, và thường để mụn mủ tự vỡ, không phải chích rạch hay can thiệp gì. Tuy nhiên, có 1 số trẻ có phản ứng sau tiêm vắc-xin lao sưng và hóa mủ trắng ở vị trí hạch cổ, hạch nách, hạch dưới đòn bên trái hoặc mụn mủ tại vị trí tiêm vắc-xin BCG quá to [khoảng ≥1,5cm].

Trường hợp trẻ bị sưng to chỗ tiêm lao sau gần 2 tháng bạn có thể đưa trẻ đi khám với bác sĩ ngoại để chích rạch hạch hay mụn mủ tại vị trí tiêm. Nếu không chích rạch thì hạch hay mụn mủ cũng có thể tự vỡ, giải phóng mủ mà không cần can thiệp. Song, khi hạch hay mụn mủ tự vỡ thì sẹo hình thành trên da thường không đẹp như khi được chích rạch.

Bạn có thể đưa con đến một trong các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để được các bác sĩ kiểm tra cho con.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Vinmec. Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Hà - Trưởng Đơn nguyên vắc xin – Khoa Ngoại trú Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

10 lý do mẹ bỉm sữa chọn đưa con tiêm chủng tại Vinmec

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề