Chiều cao khối chóp là gì

các công thức tính thể tích của các khối đa diện cơ bản: khối chóp, khối lăng trụ (đặc biệt: hình hộp chữ nhật, hình lập phương) và thể tích của các khối tròn xoay: khối cầu (hình cầu), khối nón, khối trụ.

Bài viết này sẽ giới thiệu các công thức tính thể tích của các khối đa diện cơ bản: khối chóp, khối lăng trụ (đặc biệt: hình hộp chữ nhật, hình lập phương) và thể tích của các khối tròn xoay: khối cầu (hình cầu), khối nón, khối trụ.
Chiều cao khối chóp là gì

1. Công thức tính thể tích khối chóp

$V=\frac{1}{3}B.h$
Trong đó: $B$ là diện tích đáy, $h$ là chiều cao của khối chóp (khoảng cách từ đỉnh đến mặt đáy).
Chiều cao khối chóp là gì

2. Công thức tính thể tích khối lăng trụ

Chiều cao khối chóp là gì
$V=B.h$
Trong đó: $B$ là diện tích đáy, $h$ là chiều cao của khối lăng trụ.
Đặc biệt:
a) Thể tích khối hộp chữ nhật: $V=a.b.c$
với $a, b, c$ là 3 kích thước của nó.
b) Thể tích khối lập phương: $V=a^3$
với $a$ là độ dài cạnh của khối lập phương.

3. Khối cầu (hình cầu)

a) Công thức tính thể tích khối cầu: $V=\frac{4}{3} \pi R^3$
b) Diện tích mặt cầu: $S=4\pi R^2$
Trong đó $R$ là bán kính khối cầu (mặt cầu, hình cầu).

4. Khối trụ (hình trụ)

Chiều cao khối chóp là gì
a) Công thức tính thể tích khối trụ (hình trụ): $V=Bh=\pi r^2 h$
b) Diện tích xung quanh hình trụ: $S_{xq}=2\pi.rh$
c) Diện tích toàn phần của hình trụ: $S_{tp}=2\pi.rh+2\pi.r^2$
Trong đó: $B$ - diện tích đáy, $h$ - chiều cao, $r$ - bán kính đáy.
Lưu ý rằng, đối với hình trụ thì chiều cao bằng độ dài đường sinh ($h=l$) nên ở các công thức diện tích xung quanh và diện tích toàn phần dùng $h$ cho tiện.

5. Khối nón (hình nón)

Chiều cao khối chóp là gì
a) Công thức tính thể tích khối nón (hình nón): $V=\frac{1}{3}Bh=\frac{1}{3} \pi r^2 h$
b) Diện tích xung quanh hình nón: $S_{xq}=\pi.rl$
c) Diện tích toàn phần của hình trụ: $S_{tp}=\pi.rl+\pi.r^2$
Trong đó: $B$ - diện tích đáy, $h$ - chiều cao, $r$ - bán kính đáy, $l$ - độ dài đường sinh.

Xem thêm: Công thức tính thể tích hình chóp CỤT, hình nón CỤT