Chính sách trợ giá của chính phủ là gì

Chính sách trợ giá của chính phủ là gì

Một trong những hiệp định cơ bản của WTO trong thương mại quốc tế là Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng. Để giúp bạn đọc hiểu rõ về trợ cấp trong thương mại quốc tế FBLAW gửi tới bài viết “Khái niệm trợ cấp, phân loại trợ cấp  trong lĩnh vực thương mại quốc tế”. Mời các bạn theo dõi:

Khái niệm trợ cấp

Theo điều 1 Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO quy định trợ cấp trong thương mại quốc tế tồn tại nếu:

Thứ nhất, có sự đóng góp về tài chính của chính phủ hoặc một cơ quan công cộng trên lãnh thổ của một Thành viên ( theo Hiệp định này sau đây gọi chung là “chính phủ”) khi: – Chính phủ thực tế có chuyển trực tiếp các khoản vốn (ví dụ như cấp phát, cho vay, hay góp cổ phần), có khả năng chuyển hoặc nhận nợ trực tiếp (như bảo lãnh tiền vay); – Các khoản thu phải nộp cho chính phủ đã được bỏ qua hay không thu (ví dụ: ưu đãi tài chính như miễn thuế ); –  Chính phủ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ không phải là hạ tầng cơ sở chung, hoặc mua hàng ;

– Chính phủ góp tiền vào một cơ chế tài trợ, hay giao hoặc lệnh cho một tổ chức tư nhân thực thi một hay nhiều chức năng đã nêu từ ba điểm trên đây, là những chức năng thông thường được trao cho chính phủ và công việc

Trợ giá là gì? Trợ giá người nông dân? Mua điện thoại trợ giá? Tất cả những cụm từ liên quan đến trợ giá đều xuất hiện rất nhiều trong thời gian gần đây. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ về trợ giá chưa? Có phân biệt được trợ giá và khuyến mãi không? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được Công Danh – chuyên gia tài chính tại VNCB giải đáp ngay sau đây.

Trợ giá (tiếng anh là price support) là một phương tiện nhằm hỗ trợ thu nhập cho các nhà sản xuất bằng các biện pháp hành chính để duy trì giá bán sản phẩm của họ cao hơn mức giá thị trường. 

Chính sách trợ giá của chính phủ là gì

Ví dụ minh họa bằng đồ thị:

Chính sách trợ giá của chính phủ là gì

Theo như trong đồ thị thì giá thị trường là OA. Nếu như mức giá này quá thấp và không mang lại lợi nhuận cho người nông dân thì chính phủ sẽ nghiên cứu và đưa ra một mức giá cao hơn giá thị trường là OB để hỗ trợ nông dân và chính phủ cũng sẽ sẵn sàng thu mua hết sản lượng dư thừa với mức trợ giá này. Lúc này, số lượng sản phẩm mà chính phủ sẽ phải mua là diện tích hình CFGH với giá OB.

Điển hình trong tháng 8/2019, chính phủ Thái Lan đã chi 700 triệu USD để hỗ trợ nông dân trồng lúa khi mà giá gạo đang giảm mạnh. Cụ thể các loại gạo sẽ được ổn định giá bao gồm: lúa trắng, lúa gạo Hom Mali Thái-lan, lúa gạo Pathum Thani thơm, lúa nếp và lúa gạo thơm của tỉnh. Với số tiền này, chính phủ dự kiến sẽ hỗ trợ cho 3,9 triệu gia đình nông thôn ở Thái Lan với mức giá ổn định như sau:

  • Lúa trắng: 10.000 baht/tấn, tối đa 30 tấn mỗi gia đình; 
  • Lúa gạo Hom Mali: 15.000 baht/tấn, tối đa 14 tấn mỗi gia đình;
  • Lúa thơm Pathum Thani : 11.000 baht/tấn, tối đa 25 tấn mỗi gia đình;
  • Lúa nếp: 12.000 baht/tấn, tối đa 16 tấn mỗi gia đình;
  • Lúa thơm tỉnh: 14.000 baht/tấn; tối đa 16 tấn mỗi gia đình.

Xem thêm:  Đầu cơ là gì? Sự khác nhau giữa đầu cơ và đầu tư

Đây là một ví trong lĩnh vực nông nghiệp và chính phủ sẽ đưa ra mức trợ giá hỗ trợ nhân dân. Nhưng trợ giá còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác và đặc biệt là khi mua điện thoại trợ giá. 

Mua điện thoại trợ giá là hình thức khách hàng mua điện thoại ở mức giá rẻ và đi kèm các chính sách ưu đãi khác như thanh toán trả góp, sử dụng gói cước giá rẻ, tặng quà…do nhà cung cấp hỗ trợ, tài trợ.

Chính sách trợ giá của chính phủ là gì

Trợ giá sẽ khác với các chính sách khuyến mãi giảm giá. Bởi vì các chính sách khuyến mãi được áp dụng để kích cầu tiêu dùng đối với những sản phẩm sắp hết vòng đời hoặc khuyến mãi trong một sự kiện nào đó để quảng bá thương hiệu. Còn đối với những sản phẩm được trợ giá thì là những sản phẩm vẫn đang có sức nóng trên thị trường và nhà cung cấp muốn kích cầu cho những sản phẩm này  mạnh mẽ hơn.

Đầu tiên lợi ích của việc mua điện thoại trợ giá đó là bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền mặt đáng kể và bạn sẽ nhận được thêm nhiều chương trình ưu đãi khác của phía cung cấp. Và dưới đây là một ví dụ về chương trình mua điện thoại trợ giá của FPT:

Xem thêm:  Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Agribank: điều kiện và thủ tục

Trên thị trường điện thoại Samsung Galaxy S9 có giá là 20 000 000 đ. Nhưng do FPT có chương trình trợ giá 4 không nên khi mua điện thoại Samsung Galaxy S9 bạn sẽ được hưởng những ưu đãi sau:

  • Tặng sim khủng: Bạn cần nạp vào sim 500000 đ/tháng để nhận được các gói cước ưu đãi như: thoải mái gọi , nhắn tin, 3G, 4G….
  • Mua điện thoại rẻ hơn 6 triệu đồng bao gồm: Trợ giá 3900000 đ và giảm thêm 2000000 đ

Trên đây toàn bộ là những thông tin về trợ giá, phân biệt trợ giá và khuyến mãi, mua điện thoại trợ giá. Hy vọng sau bài viết này của VNCB bạn đã thu thập thêm cho mình những kiến thức nhất định về trợ giá.

Xem thêm những chia sẻ hay khác:

Gửi ý kiến đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị, trong chính sách cho vay, hỗ trợ giá… nhất là đối với thiên tai, dịch bệnh cho người dân làm sản xuất nông nghiệp cần thông thoáng, đơn giản quy trình thủ tục, để người dân dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn này.

Thời gian qua việc tiếp cận nguồn vốn này gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, thậm chí không tiếp cận được hoặc có nhưng rất chậm không kịp thời, đúng lúc.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính trả lời cử tri tỉnh Vĩnh Long như sau:

Hiện nay, nước ta đang thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo quy định của Luật Giá và các văn bản hướng dẫn.

Giá các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung được hình thành theo cơ chế thị trường. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mặt hàng trên được quyền tự định giá theo tín hiệu khách quan trên thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá của doanh nghiệp và sử dụng biện pháp bình ổn giá khi có biến động bất thường về giá. Nhà nước chỉ gián tiếp tác động vào sự hình thành và vận động của giá mặt hàng trên qua các biện pháp kinh tế vĩ mô như xây dựng và ban hành các chính sách phát triển sản xuất, điều hoà cung-cầu...

Đồng thời, Nhà nước cũng thực hiện quản lý và bình ổn giá thị trường theo quy định của pháp luật thông qua việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; áp dụng biện pháp bình ổn giá trong đó có biện pháp đăng ký giá đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá; kê khai giá khi doanh nghiệp định giá, điều chỉnh giá đối với một số mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá; quy định về niêm yết giá và không được bán cao hơn giá niêm yết đối với tất cả các hàng hóa dịch vụ hoặc thực hiện điều tiết cung cầu, triển khai chương trình bình ổn thị trường tại các địa phương đối với một số mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, phân bón...).

Ngoài ra, theo quy định của Luật Thủy lợi, Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ  công ích và Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ giá cho người dân sản xuất, chăn nuôi thông qua các doanh nghiệp đăng ký hoạt động hợp pháp có sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích (sản phẩm dịch vụ thủy lợi, sản phẩm giống gốc vật nuôi, sản phẩm giống gốc thủy sản).

Theo đó, Nhà nước hỗ trợ khoản tài chính của ngân sách Nhà nước theo mức cố định trên từng đơn vị sản phẩm, dịch vụ công ích cho nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích để sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ.

Ngoài các biện pháp quản lý giá theo quy định của pháp luật, để hỗ trợ người dân một phần chi phí sản xuất ban đầu để khôi phục sản xuất nông nghiệp bị thiên tai và các dịch bệnh nguy hiểm đối với giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, hiện nay Chính phủ đang thực hiện hỗ trợ người dân theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 về cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Trong thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời quy định về mức trợ giá tối đa, mức hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm giống gốc vật nuôi, dịch vụ thủy lợi, sản phẩm giống gốc thủy sản và hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại dịch bệnh cho các đối tượng được thụ hưởng theo quy định của pháp luật.

Được xem xét cho vay bổ sung khi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh

- Về quy trình, thủ tục vay vốn tín dụng ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH):

Theo quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, người nghèo và các đối tượng chính sách khi vay vốn tại NHCSXH không phải thế chấp tài sản; riêng đối với hộ nghèo, được miễn lệ phí làm thủ tục hành chính trong việc vay vốn.

Bên cạnh đó, tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP nêu trên, Chính phủ đã giao NHCSXH quy định cụ thể về quy định và thủ tục cho vay đối với từng người vay bảo đảm đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện.

Ngoài ra, đối với các trường hợp khách hàng gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, ngoài việc được xem xét xử lý nợ bị rủi ro theo quy định (về gia hạn nợ, khoanh nợ hoặc xóa nợ) thì khách hàng cũng được NHCSXH xem xét cho vay bổ sung vốn theo quy định để khắc phục khó khăn, khôi phục sản xuất và ổn định đời sống.

Do đó, về cơ bản, quy định, thủ tục vay vốn ưu đãi qua NHCSXH hiện nay đã tương đối đầy đủ, đồng bộ, đơn giản hóa và đảm bảo tính ưu đãi của Nhà nước.

- Về tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi:

Theo báo cáo của NHCSXH, tổng dư nợ đến ngày 30/6/2019 là 198.505 tỷ đồng, hàng năm tăng trưởng bình quân khoảng 9%, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của các đối tượng chính sách.

Nguồn vốn tín dụng chính sách từ NHCSXH đã hỗ trợ cho trên 5,1 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho trên 3,7 triệu lao động, trên 3,6 triệu lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 11,9 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn; trên 104 nghìn căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, trên 574 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách, trên 13 nghìn căn nhà phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung; trên 111 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài.

Trường hợp có nhu cầu vay vốn, đề nghị làm thủ tục với chi nhánh NHCSXH để được hướng dẫn, hỗ trợ quy trình vay thuận tiện, nhanh chóng.

Chinhphu.vn