Cho biết công thức tính điện áp nạp của tụ

Tiếp nối các bài viết về điện tử cơ bản, trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng Học viện iT.vn tìm hiểu về mạch nạp tụ, xả tụ trong nguồn điện một chiều và hằng số thời gian RC

Mạch nạp tụ, xả tụ trong nguồn điện một chiều và hằng số thời gian RC

Mạch nạp tụ và xả tụ trong nguồn điện một chiều

Với một con tụ điện kết hợp với một con điện trở thì khi chúng ta nạp vào tụ điện thông qua điện trở thì nó sẽ bằng điện áp cấp vào sau một khoảng thời gian và ngược lại khi tụ điện đã được tích đầy thì chúng ta xả điện tích đấy qua con điện trở đó thì nó cũng xả hết về 0V sau một khoảng thời gian. Thời gian nạp và thời gian xả bằng nhau.

Hằng số thời gian RC

Để đặc trưng cho khả năng nạp và xả nhanh hay chậm của một mạch điện, người ta đưa ra một hằng số thời gian được tính theo công thức:

Hằng số thời gian = RC [s]

Trong đó: 

R là điện trở [Ω].

C là điện dung của một tụ điện [F].

Kết luận: Khi nạp điện vào một tụ điện thông qua một con điện trở thì điện áp rơi trên tụ điện không tăng bằng điện áp nguồn nuôi ngay lập tức mà nó phải mất một khoảng thời gian, phụ thuộc vào giá trị điện trở nối vào con tụ điện này. Nếu mắc điện trở càng lớn thì nó sẽ có thời gian nạp đầy càng lâu. Tương tự khi xả một con điện áp thông qua một con điện trở càng lớn thì thời gian xả càng lâu.

Chính vì đặc tính này mà tụ điện kết hợp với điện trở còn được sử dụng rất nhiều trong mạch điện tạo trễ còn được gọi là Time Delay – Ứng dụng trong mạch điện đơn giản và cực kỳ hữu dụng trong thực tế.

Mạch điện tạo trễ trên thực tế

Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về mạch nạp tụ, xả tụ trong nguồn điện một chiều và hằng số thời gian RC. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho HOCVIENiT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Các bài viết liên quan:

Mạch chia áp là gì? Hoạt động của mạch chia áp trên thực tế

Mạch ổn áp là gì? Nguyên lý hoạt động của mạch ổn áp trên thực tế

Mạch hạ áp và hướng dẫn chỉnh lưu từ xoay chiều AC thành một chiều DC

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: //bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: //hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

Tụ điện [ tiếng anh là capacitor] là một linh kiện điện tử thụ động cấu tạo bởi hai bản cực đặt song song được ngăn cách bởi lớp điện môi, tụ điện có tính chất cách điện 1 chiều nhưng cho dòng điện xoay chiều đi qua nhờ nguyên lý phóng nạp.

Ký hiệu: Tụ điện có ký hiệu là C

Ký hiệu của tụ điện trong mạch điện

Hình dáng thực tế của tụ điện

Tụ gốm
Tụ hóa

Cấu tạo của tụ điện

Cấu tạo của tụ điện gồm ít nhất hai dây dẫn điện thường ở dạng tấm kim loại. Hai bề mặt này được đặt song song với nhau và được ngăn cách bởi một lớp điện môi.

Cấu tạo của tụ điện

Dây dẫn của tụ điện có thể sử dụng là giấy bạc, màng mỏng,…

Điện môi sử dụng cho tụ điện là các chất không dẫn điện như thủy tinh, giấy, giấy tẩm hoá chất, gốm, mica, màng nhựa hoặc không khí. Các điện môi này không dẫn điện nhằm tăng khả năng tích trữ năng lượng điện của tụ điện. Tùy theo lớp cách điện ở giữa hai bản cực là gì thì tụ có tên gọi tương ứng.

Điện dung , đơn vị và ký hiệu của tụ điện

Điện dung : Là đại lượng nói lên khả năng tích điện trên hai bản cực của tụ điện, điện dung của tụ điện phụ thuộc vào diện tích bản cực, vật liệu làm chất điện môi và khoảng cách giữ hai bản cực theo công thức  C = ξ . S / d

    • Trong đó C : là điện dung tụ điện , đơn vị là Fara [F]

    • ξ : Là hằng số điện môi của lớp cách điện.

    • d : là chiều dày của lớp cách điện.

    • S : là diện tích bản cực của tụ điện.

Đơn vị điện dung của tụ : Đơn vị là Fara [F] , 1Fara là rất lớn do đó trong thực tế thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như MicroFara [µF] , NanoFara [nF], PicoFara [pF].

    • 1 Fara = 1.000.000 µ Fara = 1.000.000.000 n F = 1.000.000.000.000 p F

Ký hiệu : Tụ điện có ký hiệu là C [Capacitor]

Đơn vị của tụ điện là Fara [F], 1 Fara có trị số rất lớn và trong thực tế người ta thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như: 1µF=10-6F; 1ηF=10-9F; 1pF=10-12F

Ngoài khái niệm về điện dung thì trong tụ điện người ta thường nhắc tới điện môi vậy điện môi là gì?

Điện môi là chất dẫn điện kém, là các vật chất có điện trở suất cao [107  ÷ 1017Ω.m] ở nhiệt độ bình thường. Chất cách điện gồm phần lớn các vật liệu vô cơ cũng như hữu cơ.

Công thức tính điện dung của tụ điện

Tụ điện mắc nối tiếp 

Các tụ điện mắc nối tiếp có điện dung tương đương C tđ được tính bởi công thức : 1 / C tđ = [1 / C1 ] + [ 1 / C2 ] + [ 1 / C3 ]

Trường hợp chỉ có 2 tụ mắc nối tiếp thì C tđ = C1.C2 / [ C1 + C2 ]

Khi mắc nối tiếp thì điện áp chịu đựng của tụ tương đương bằng tổng điện áp của các tụ cộng lại. U tđ = U1 + U2 + U3

Khi mắc nối tiếp các tụ điện, nếu là các tụ hoá ta cần chú ý chiều của tụ điện, cực âm tụ trước phải nối với cực dương tụ sau:

Tụ điện mắc nối tiếp                     Tụ điện mắc song song

Tụ điện mắc song song.

Các tụ điện mắc song song thì có điện dung tương đương bằng tổng điện dung của các tụ cộng lại . C = C1 + C2 + C3

Điện áp chịu đựng của tụ điện tương tương bằng điện áp của tụ có điện áp thấp nhất.

Nếu là tụ hoá thì các tụ phải được đấu cùng chiều âm dương.

Cách đọc giá trị điện dung trên tụ điện

Với tụ hoá : Giá trị điện dung của tụ hoá được ghi trực tiếp trên thân tụ

=> Tụ hoá là tụ có phân cực [-] , [+] và luôn luôn có hình trụ .

Tụ hoá ghi điện dung là 185 µF / 320 V

Với tụ giấy , tụ gốm : Tụ giấy và tụ gốm có trị số ghi bằng ký hiệu

Tụ gốm ghi trị số bằng ký hiệu.

    • Cách đọc : Lấy hai chữ số đầu nhân với 10[Mũ số thứ 3 ]

    • Ví dụ tụ gốm bên phải hình ảnh trên ghi 474K nghĩa là
      Giá trị = 47 x 10 4 = 470000 p [ Lấy đơn vị là picô Fara]
      = 470 n Fara = 0,47 µF

    • Chữ K hoặc J ở cuối là chỉ sai số 5% hay 10% của tụ điện .

Thực hành đọc trị số của tụ điện


Cách đọc trị số tụ giất và tụ gốm . Chú ý : chữ K là sai số của tụ .

50V là điện áp cực đại mà tụ chịu được.

* Tụ giấy và tụ gốm còn có một cách ghi trị số khác là ghi theo số thập phân và lấy đơn vị là MicroFara

Một cách ghi trị số khác của tụ giấy và tụ gốm.

Ý nghĩa của giá trị điện áp ghi trên thân tụ 

    • Ta thấy rằng bất kể tụ điện nào cũng được ghi trị số điện áp ngay sau giá trị điện dung, đây chính là giá trị điện áp cực đại mà tụ chịu được, quá điện áp này tụ sẽ bị nổ.

    • Khi lắp tụ vào trong một mạch điện có điện áp là U thì bao giờ người ta cũng lắp tụ điện có giá trị điện áp Max cao gấp khoảng 1,4 lần.

  • Ví dụ mạch 12V phải lắp tụ 16V, mạch 24V phải lắp tụ 35V. vv..

Các loại tụ điện thông dụng:

Tụ hóa hay còn gọi là tụ phân cực

là tụ có phân cực [-], [+] và luôn có hình trụ. Trên thân tụ được thể hiện giá trị điện dung, điện dung thường từ 0,47 µF đến 4700 µF

Tụ gốm, tụ giấy, tụ mica, tụ kẹo, tụ cao áp, tụ sứ [ tụ không phân cực]

là tụ không phân cực và có hình dẹt, không phân biệt âm dương. Có trị số được ký hiệu trên thân bằng ba số, điện dung của tụ thường khá nhỏ, chỉ khoảng 0,47 µF

Tụ xoay

là tụ có thể xoay để thay đổi giá trị điện dung, tụ này thường được lắp trong Radio để thay đổi tần số cộng hưởng khi ta dò đài.

Tụ Lithium ion

có năng lượng cực cao dùng để tích điện 1 chiều

Nguyên lý hoạt động của tụ điện

Nguyên lý hoạt động của tụ điện

Tụ điện có khả năng tích trữ năng lượng dưới dạng năng lượng điện trường bằng cách lưu trữ các electron, nó cũng có thể phóng ra các điện tích này để tạo thành dòng điện. Đây chính là tính chất phóng nạp của tụ, nhờ có tính chất này mà tụ có khả năng dẫn điện xoay chiều.
Nếu điện áp của hai bản mạch không thay đổi đột ngột mà biến thiên theo thời gian mà ta cắm nạp hoặc xả tụ rất dễ gây ra hiện tượng nổ có tia lửa điện do dòng điện tăng vọt. Đây là nguyên lý nạp xả của tụ điện khá phổ biến.

Cách đo kiểm tra tụ điện sống chết còn tốt không? bằng đồng hồ vạn năng

Đo kiểm tra tụ giấy và tụ gốm.

Tụ giấy và tụ gốm thường hỏng ở dạng bị dò rỉ hoặc bị chập, để phát hiện tụ dò rỉ hoặc bị chập ta quan sát hình ảnh sau đây .

Đo kiểm tra tụ giấy hoặc tụ gốm .

Ở hình ảnh trên là phép đo kiểm tra tụ gốm, có ba tụ C1 , C2 và C3 có điện dung bằng nhau, trong đó C1 là tụ tốt, C2 là tụ bị dò và C3 là tụ bị chập.

Khi đo tụ C1 [ Tụ tốt ] kim phóng lên 1 chút rồi trở về vị trí cũ. [ Lưu ý các tụ nhỏ quá < 1nF thì kim sẽ không phóng nạp ]

Khi đo tụ C2 [ Tụ bị dò ] ta thấy kim lên lưng chừng thang đo và dừng lại không trở về vị trí cũ.

Khi đo tụ C3 [ Tụ bị chập ] ta thấy kim lên = 0 Ω và không trở về.

Lưu ý: Khi đo kiểm tra tụ giấy hoặc tụ gốm ta phải để đồng hồ ở thang x1KΩ hoặc x10KΩ, và phải đảo chiều kim đồng hồ vài lần khi đo.

Đo kiểm tra tụ hoá

Tụ hoá ít khi bị dò hay bị chập như tụ giấy, nhưng chúng lại hay hỏng ở dạng bị khô [ khô hoá chất bên trong lớp điện môi ] làm điện dung của tụ bị giảm , để kiểm tra tụ hoá , ta thường so sánh độ phóng nạp của tụ với một tụ còn tốt có cùng điện dung, hình ảnh dưới đây minh hoạ các bước kiểm tra tụ hoá.

Đo kiểm tra tụ hoá

Để kiểm tra tụ hoá C2 có trị số 100µF có bị giảm điện dung hay không, ta dùng tụ C1 còn mới có cùng điện dung và đo so sánh.

Để đồng hồ ở thang từ x1Ω đến x100Ω [ điện dung càng lớn thì để thang càng thấp ]

Đo vào hai tụ và so sánh độ phóng nạp , khi đo ta đảo chiều que đo vài lần.

Nếu hai tụ phóng nạp bằng nhau là tụ cần kiểm tra còn tốt, ở trên ta thấy tụ C2 phóng nạp kém hơn do đó tụ C2 ở trên đã bị khô.

Trường hợp kim lên mà không trở về là tụ bị dò.

Công dụng của tụ điện

  • Tác dụng của tụ điện được biết đến nhiều nhất là khả năng lưu trữ năng lượng điện, lưu trữ điện tích hiệu quả. Nó được so sánh với khả năng lưu trữ như ắc-qui. Tuy nhiên, ưu điểm lớn của tụ điện là lưu trữ mà không làm tiêu hao năng lượng điện.
  • Ngoài ra, công dụng tụ điện còn cho phép điện áp xoay chiều đi qua, giúp tụ điện có thể dẫn điện như một điện trở đa năng. Đặc biệt khi tần số điện xoay chiều [điện dung của tụ càng lớn] thì dung kháng càng nhỏ. Hỗ trợ đắc lực cho việc điện áp được lưu thông qua tụ điện.
  • Hơn nữa, do nguyên lý hoạt động của tụ điện là khả năng nạp xả thông minh, ngăn điện áp 1 chiều, cho điện áp xoay chiều lưu thông giúp truyền tí hiệu giữa các tầng khuyếch đại có chênh lệch điện thế.
  • Tụ điện còn có vai trò lọc điện áp xoay chiều thành điện áp 1 chiều bằng phẳng bằng cách loại bỏ pha âm.

Ứng dụng của tụ điện trong thực tế:

  • Tụ điện được sử dụng phổ biến trong kỹ thuật điện và điện tử.
  • Ứng dụng trong hệ thống âm thanh xe hơi bởi tụ điện lưu trữ năng lượng cho bộ khuếch đại được sử dụng.
  • Tụ điện có thể để xây dựng các bộ nhớ kỹ thuật số động cho các máy tính nhị phân sử dụng các ống điện tử.
  • Trong các chế tạo đặc biệt về vấn đề quân sự, ứng dụng của tụ điện dùng trong các máy phát điện, thí nghiệm vật lý, radar, vũ khí hạt nhân,…
  • Ứng dụng của tụ điện trong thực tế lớn nhất là việc áp dụng thành công nguồn cung cấp năng lượng, tích trữ năng lượng.
  • Và nhiều hơn nữa những tác dụng của tụ điện như xử lý tín hiệu, khởi động động cơ, mạch điều chỉnh,…

Video liên quan

Chủ Đề