Chữ viết của người Trung Quốc cổ đại là gì

Chữ viết của người Trung Quốc thường được gọi là Hán Tự hay chữ Hán, người Việt ta hay gọi là chữ Nho. Các nhà nghiên cứu chữ Hán cho rằng chữ viết của người Trung Quốc bắt đầu hình thành tờ thời Phục Hy [hay Bào Hy], một nhân vật truyền thuyết trong lịch sử Trung Quốc. Theo truyền thuyết ông là người sáng tạo ra hệ thống Bát Quái bằng một nét liền [-] đại diện cho Dương và một nét đứt [--] đại diện cho Âm. Kết hợp hai nét lại để ghi nhận và truyền lại các hiện tượng trong trời đất. Đến thời họ Thần Nông người ta dùng dây thừng thắt nút gọi là “kết thằng” để ghi nhớ sự việc và cai trị thiên hạ. Kiểu kết thằng này được xem là một hệ thống chữ viết thô sơ tiếp theo sau hệ thống Bát Quái của Phục Hy.

Đến thời Hoàng Đế  [2697 – 2598 TCN] người ta cho rằng vị sử quan Thương Hiệt đã bắt chướt hình dạng của dấu chân chim mà sáng tạo ra chữ viết. Hình thể của chữ viết đó ra sao thì ngày nay vẫn chưa tìm thấy dấu tích nhưng người ta gọi hệ thống chữ viết này là Chữ Khoa Đẩu. 

Đầu thế kỷ X các nhà khảo cổ phát hiện hệ thống chữ viết xưa trên xương cốt, mai rùa mà nội dung của nói liên quan đến việc bói toán [bốc] có niên đại thuộc nhà Thương [sau đổi tên thành nhà Ân] chữ viết lên xương cốt gọi là Giáp Cốt Văn. Các nhà khảo cổ còn phát hiện các chữ viết được viết trên các chuông vạc bằng đồng thời nhà Chu gọi là Chung Đỉnh Văn.

Ban đầu chữ viết chỉ dùng để mô tả hình tượng nên gọi là Văn, tức là hình thức bề ngoài. Về sau bổ sung thêm hình thức ghi nhận thanh [thanh điệu] trong chữ viết nên gọi là Tự. Chữ viết từ đó sinh ra nhiều từ mới và phát triển bằng hệ thống hình thanh. Chữ viết lúc bấy giờ được viết lên thẻ tre, lụa gọi là Thư.

Thời Chu hệ thống chữ viết của người Trung Quốc đã phát triển hoàn thiện nhưng số lượng từ vựng không nhiều quá 2.500 chữ. Ngày nay số từ vựng đã có vài chục ngàn.

Đời Chu người ta viết chữ lên gỗ hoặc thẻ tre [簡書 giản thư], giai đoạn Xuân Thu hệ thống chữ Khoa Đẩu đã phát triển toàn diện thành chữ Triện hay Đại Triện [cũng gọi là triện thư ]. Tương truyền chữ Triện do thái sư Trự đặt ra vào thời Chu Tuyên Vương [827 – 782] nên còn gọi là Trụ Văn hay Trự Thư.

Sang thời Chiến quốc người Trung Quốc  dùng sơn viết lên vải lụa mà hình thành chữ Lệ hay còn gọi là chữa Đãi [Đãi thư ]. Cũng có người cho rằng chữ Lệ do Trịnh Mạc [程邈] đời Tần Thủy Hoàng đặt ra.

Đến khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, tương tuyền Tần Thủy Hoàng [246 đến  210 TCN] sai Thừa Tướng Lý Tư thống nhất chữ viết dựa trên chữ Triện của nhà Chu [Đại Triện 大篆] mà thành chữ triện của nhà Tần [gọi là tiểu triện 小篆] Nhưng cũng có người nói rằng chữ Tiểu Triện đã có trước khi có nhà Tần. Thuyết thứ hai phù hợp hơn vì triều Tần kéo dài không lâu [chỉ có  36 năm] nên không thể tạo ra một kiểu chữ viết và dùng rộng rãi cho toàn một nước rộng lớn như Trung Quốc được.

Sang thời Hán bút lông ra đời, chữ viết bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Từ chữ Lệ thành chữ Khải [khải thư ] được dùng phổ biết nhất đến ngày nay. Vì vậy mà chữ viết của người Trung Quốc ngày nay còn gọi là Hán Tự.

Vào thời Tam Quốc, Thái Ung đặt ra chữ Bát Phân [8 phần Lệ, 2 phần Chân]

Đến thời Hậu Hán, Trương Chi sáng tạo ra Thảo Thư 草書 để viết tháo, viết nhanh. Lưu Bá Thăng sáng tạo ra lối hành thư 行書 nửa chân, nửa thảo. Chữ viết của hai hình thức này không còn ngay ngắn như chữ Khải nữa.

Chữ Khải là loại chữ được viết một cách ngay ngắn, rõ ràng theo khuôn phép [khải: khuôn phép, mẫu] và đặc biệt nó trở thành một nghệ thuật hội họa bằng chữ viết gọi là Thư Pháp. Chữ khải còn có tên gọi khác là chân thư hay chữ chân phương.

Vì có những chữ Hán phức tạp nên ngày nay người Trung Quốc dựa vào chữ Hành và Chữ Thảo để đơn giản hóa các nét của chữ Khải. Vì vậy chữ Khải có hai hình thức là Giản thể [chữ khải đã được tinh giảm một số nét, hay Giản thể tự 簡體字] và Phồn thể [tức chữ khải truyền thống hay Chính thể tự 正體字].

Bộ Thủ

Người Trung Quốc sắp xếp tất cả các chữ viết của họ ra thành từng nhóm. Mỗi nhóm đại diện bởi một ký hiệu gọi là bộ thủ. Có những bộ thủ mà bản thân nó có một nghĩa riêng nhưng cũng nhiều bộ thủ chỉ là đầu mối để sắp xếp các chữ mà nó không có nghĩa thực. Theo chữ viết truyền thống [chữ phồn thể] thì chữ Hán có 214 bộ thủ. Để tiện việc tra cứu từ điển người ta lại sắp xếp chúng theo số lượng nét. Có tất cả là 17 nhóm tương ứng với các bộ thủ có từ 1 đến 17 nét trong một bộ thủ.

Nhằm mục đích tập viết các nét chữ và thuận tiện cho việc học bộ thủ trong tài liệu này bộ thủ được nhóm theo từng loại nét và từng loại kết cấu, từ đơn giản đến phức tạp.

27/11/2021 2,995

B. mai rùa, thẻ tre, gỗ. 

Đáp án chính xác

D. giấy Pa-pi-rút, đất sét.

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. I]SƠ LƯỢC VỀ CHỮ VIẾT TRUNG  QUỐC ­ Chữ viết Trung Quốc là văn tự ghi lại tiếng Hán ­ Là một trong những ngôn ngữ cổ nhất trên thế giới ­ Chữ Hán lấy chữ tượng hình làm cơ sở.Hình, âm ,nghĩa  kết hợp thành một thể thống nhất trở thành một hình thức  đặc biệt. ­ Chữ Hán là do nhân dân lao động dân tộc Hán cùng  nhau tạo ra trong quá trình sản xuất lâu dài của họ. ­ Chữ Hán được khởi nguồn từ những bức hoạ và những ký  hiệu được khắc trên đồ gốm và những mảnh xương thú. ­ Chữ Hán trải qua quá trình phát triển lâu dài từ CHỮ  GIÁP CỐT­>CHỮ KIM­>CHỮ TIỂU TRIỆN­>CHỮ LỆ­ >CHỮ KHẢI[chữ Thảo,chữ Hành]
  2. II]QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN  CHỮ GIÁP CỐT –>  CHỮ KIM ­>TIỂU  TRIỆN­>CHỮ LỆ­> CHỮ KHẢI [CHỮ  THẢO,CHỮ HÀNH]
  3. 1]CHỮ GIÁP CỐT ­ Chữ Giáp Cốt là chữ Hán cổ nhất xuất hiện vào đời nhà Ân  vào khoảng thời gian từ 1600­1020 trước Công Nguyên. ­Chữ Giáp Cốt được khắc trên mai Rùa và xương thú.Nó rất  giống với hình vẽ,nét bút thẳng có thể nhìn vào đó để  đoán được ý nghĩa. ­Chữ Giáp Cốt sử dụng các phương pháp Tượng hình,chỉ  sự,hội ý để cấu tạo chữ. ­Chúng ta đã phát hiện hơn 15 vạn mảnh xương thú,có  khoảng 4500 chữ trong đó dã đọc được 1/3[khoảng 1700  chữ] ­Chữ Giáp Cốt đã tạo thành những kết cấu từ và những câu  đơn giản.
  4. 2]CHỮ KIM ­Chữ Kim là loại chữ được khắc trên những cái chuông làm  bằng đồng xanh,trước kia gọi là” chung đỉnh văn” nay  thường gọi là  “Chữ Kim”. ­Chữ Kim được tìm thấy vào đời Tây Chu.Nó cũng rất giống  chữ Giáp Cốt,nhưng đẹp hơn và ghi chếp cũng tiện  hơn,không bắt buộc phải vẽ theo y như hình tượng của  sự vật.Có những chữ Kim đơn giản hơn chữ Giáp Cốt,có  những chữ lại nhiều nét hơn,nhưng nói chung là thường  gọn hơn. ­Theo một số tài liệu ghi lại số lượng chữ Kim có khoảng  3722 chữ trong đó có thể đọc được khoảng 2420 chữ.Số  lượng chữ khắc trên đồ đồng không thể đêm được,nội  dung ghi lại cũng không giống nhau.Nội dung ca ngợi  công lao và thành tựu của tổ tiên, đồng thời cũng ghi lại  những  sự kiên lịch sử trọng đại phản ánh xã hội đương  thời.
  5. 3]Chữ Triện          Chữ Triện là kết cấu dạng chữ chỉnh thể,nét bút được  viết ra thành từng nét và được sắp xếp khéo léo.      ­Loại chữ viết dùng vào đầu thời Tần gọi là Đại Triện.  Đại Triện tương tự chung đỉnh văn nhưng hoàn chỉnh  hơn.Về sau Đại Triện lại phát triển thành Tiểu Triện,hoàn  thiện hơn một bước so với chữ Đại Triên,dạng chữ đơn  giản hơn. ­Sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc ông đã  thống nhất chữ viết,từ đó Tiểu Triện trở thành một thể  chữ tiêu chuẩn.              ­Chữ Tiểu Triện là một loại chữ rất đẹp được lưu hành  ở Trung Quốc đến những năm cuối thời Tây Hán.
  6. 4]CHỮ LỆ ­Do viết chữ Tiểu Triện rất tốn thời gian nên người thời đó  đã sáng tạo ra một loại chữ mới là chữ Lệ.Chữ Lệ được  hình thành cơ bản do chữ Tiểu Triện biến hoá thành,ban  đầu không khác chữ Triện lắm nhưng có phần rõ nét  hơn. ­Chữ Lệ lúc bấy giờ chỉ có những quan nhỏ chuyên chép  văn thư,giấy tờ dùng.Nó rất tiện cho việc biên chép nên  lưu hành rộng rãi, đến đời Hán[từ 206 trước Công  Nguyên]trở thành chữ viết chính thức. ­Chữ Lệ đã phá vỡ đặc điểm tượng hình của chữ Hán cổ,trở  thành một thể chữ vừa đẹp vừa tiện với những nét bút có  trật tự cố định.
  7. 5]CHỮ KHẢI ­Chữ Khải được hình thành trên cơ bản là chữ Lệ,thay thế  chữ Lệ.Xuất hiện vào cuối thợi kỳ nhà Hán và sử dụng  thông hành đến ngày nay. ­Chữ Khải bao gồm 2 loại :chữ Thảo và chữ Hành.
  8. a]CHỮ THẢO ­Chữ Thảo là một dạng của chữ Khải,viết  liền nét và nhanh. ­Chữ Thảo được hình thành từ thời Hán và  sử dụng đến thời Đường.
  9. b]CHỮ HÀNH ­Chữ hành cũng là một dạng của chữ Khải,viết rất  nhanh.Về cơ bản giống với chữ Thảo. ­Chữ Hành xuất hiện vào cuối thời Đông Hán.
  10. III]KẾT LUẬN  Chữ Hán nlà văn tự cổ xưa nhất hiện nay còn tồn tại trên  thế giới.Từ khi xuất hiện cho đến nay nó đã ảnh hưởng  rất lớn đến các dân tộc khác trên thế giới như:Việt  Nam,Triều Tiên,Nhật Bản…Toàn thế giới có ít nhất 1.2 tỉ  người sử dụng nó. Trong quá trình sử dụng chữ Hán vẫn còn tồn tại những vấn  đề khó đọc,khó viết,khó nhớ. Vì thế người ta đã giản hoá từ chữ Phổn thể sang Giản  thể,giản hoá chữ Hán vẫn là nhiệm vụ trọng yếu của cải  cách chữ Hán. Trước mắt chữ Hán đã đưa vào máy tínhmột cách thành  công biểu thị triển vọng rông mở của chữ Hán.Có thể tin  rằng chữ Hán sẽ tiép tục tồn tại,tiếp tục tạo ra những  cống hiến lớn cho văn minh nhân loại.

Page 2

YOMEDIA

Chữ viết Trung Quốc là văn tự ghi lại tiếng Hán Là một trong những ngôn ngữ cổ nhất trên thế giới Chữ Hán lấy chữ tượng hình làm cơ sở.Hình, âm ,nghĩa kết hợp thành một thể thống nhất trở thành một hình thức đặc biệt. Chữ Hán là do nhân dân lao động dân tộc Hán cùng nhau tạo ra trong quá trình sản xuất lâu dài của họ. Chữ Hán được khởi nguồn từ những bức hoạ và những ký hiệu được khắc trên đồ gốm và những mảnh xương thú. Chữ Hán trải qua quá trình phát triển lâu dài từ...

19-06-2013 996 26

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề