Trạng tí là ai

Trước đây, họa sĩ Lê Linh từng bỏ thời gian và công sức hơn 12 năm trời đến khi… bạc tóc mới xong vụ kiện với Công ty Phan Thị. Cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên công nhận Lê Linh là tác giả duy nhất của 4 hình tượng các nhân vật: Trạng Tí, Sửu ẹo, Dần béo, Cả Mẹo trong truyện tranh Thần đồng đất Việt. Mới đây, tại buổi họp báo tại TP.HCM, ê kíp làm phim Trạng Tí gồm nhà sản xuất Ngô Thanh Vân, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh và luật sư Nguyễn Đức Hoàng - đại diện pháp lý của Studio68 đã có những chia sẻ và trăn trở về việc phim Trạng Tí đang phải “chống đỡ” làn sóng tẩy chay của cộng đồng mạng, do liên quan đến bản quyền truyện tranh Thần đồng đất Việt mà không có sự đồng hành của chính tác giả.

Theo luật sư Đặng Quốc Anh [Công ty luật TNHH Đất Luật], họa sĩ Lê Linh là tác giả duy nhất của bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt, còn Công ty Phan Thị là chủ sở hữu quyền tác giả của bộ truyện tranh này. Với tư cách chủ sở hữu, theo quy định tại điều 39 Văn bản hợp nhất luật Sở hữu trí tuệ số 07/VBHN-VPQH ngày 25.6.2019, Công ty Phan Thị có quyền tài sản đối với tác phẩm, bao gồm quyền làm tác phẩm phái sinh [gồm dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn] cũng như được nhận nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác từ các cá nhân, tổ chức khai thác, sử dụng tác phẩm theo quy định tại khoản 3 điều 20 luật Sở hữu trí tuệ [trừ trường hợp giữa họa sĩ Lê Linh và Công ty Phan Thị có thỏa thuận khác]. Do đó, việc nhà sản xuất ký hợp đồng với chủ sở hữu tác phẩm Công ty Phan Thị là phù hợp quy định pháp luật. Tuy nhiên vẫn chưa đủ, vì với tư cách là tác giả, Lê Linh được quyền “bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả”, nên “nếu tác giả chứng minh được bộ phim được chuyển thể vi phạm quy định này thì có quyền yêu cầu cơ quan chức năng bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ”, ông Quốc Anh nói.

Trả lời PV Thanh Niên, họa sĩ Lê Linh bức xúc: “Điều cơ bản để xảy ra vụ việc này chỉ là sự thiếu tôn trọng của đoàn làm phim đối với tôi. Đoàn làm phim thì nói họ làm đúng luật nhưng nội dung, hình ảnh các nhân vật trong bộ phim không biết có tôn trọng quyền nhân thân của tôi hay không vì tôi chưa được xem. Chỉ biết, khi mọi cái đã xong xuôi, họ lại liên hệ mời tôi làm cố vấn. Điều này đâu còn ý nghĩa gì nữa. Ngay cách họ nói là chuyện gặp gỡ tôi rất nhiều lần - làm như tôi cố tình gây khó khăn cho họ - nhưng thực sự đoàn làm phim đang gây khó khăn cho tôi thì có. Họ đề nghị đưa tiền trả chi phí tôi làm cố vấn mà tôi có làm cố vấn gì đâu mà nhận tiền. Giờ họ muốn chiếu hay làm gì thì kệ họ”.

Rõ ràng vấn đề của họa sĩ Lê Linh muốn nhấn mạnh ở đây không phải là tiền bạc hay gây khó dễ với đoàn phim mà là câu chuyện tôn trọng quyền tác giả. Không thể “cầm đèn chạy trước ô tô” mà chưa có sự đồng ý của tác giả, và đây cũng là bài học kinh nghiệm cho các đơn vị trong việc sử dụng các tác phẩm nghệ thuật hiện nay.

Tin liên quan

Thần đồng đất Việt là bộ truyện tranh Việt Nam ra đời năm 2002. Dù lấy bối cảnh thời Hậu Lê, truyện vẫn sở hữu chiều không gian và thời gian riêng biệt, đan xen nhiều chi tiết siêu thực, từ đó làm sinh động hoá lịch sử, truyền thống và văn hoá của dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh thế hệ học sinh "chán ghét" môn học lịch sử,Thần đồng đất Việt lại trở thành những cuốn truyện tranh phổ cập kiến thức có giá trị văn hoá truyền thống tới độc giả nhỏ tuổi thông qua nhiều khía cạnh của truyện.

Xây dựng nhân vật: Có thể chia ra hai nhóm nhân vật trẻ em và người lớn trongThần đồng đất Việt. Nhóm nhân vật trẻ em được gắn liền với tên 12 con giáp, trừ trường hợp của Cả Mẹo vì bố cậu là Bá hộ Mão. Nhóm nhân vật người lớn thường được đặt tên dựa trên tính cách nhân vật hoặc địa vị trong xã hội như cô Hai Hậu, thầy Đồ Kiết, bà Tám Tiền. Qua hệ thống tên nhân vật, độc giả hoàn toàn có thể mường tượng được tầng lớp từ nông dân, tri thức tới quan lại thời phong kiến Việt Nam. Bên cạnh đó,các bạn nhỏ trong truyện còn được gắn với "nickname" như Tí sún, Sửu ẹo, Dần béo, Dậu rách, Ngọ bà chằn, Mùi mập... Dù chỉ là thêm vào những biệt danh nhưng hệ thống nhân vật lại trở nên trẻ trung, sống động và gần gũi với người đọc nhỏ tuổi.

Nhân vật chính trong truyện là Tí. Cậu có ba chỏm tóc, hình ảnh điển hình củatrẻ em Việt Nam ngày xưa. Trên áo của Tí có hình bản đồ Việt Nam, được khéo léo lồng ghép với những hoạ tiết trang phục thời xưa. Nhân vật Tí là hiện thân của những sự kiện có thật trong lịch sử và những tình tiết siêu thực từng được truyền miệng trong dân gian. Điển hình,Thần đồng đất Việt giải thích cội nguồn của Tí là vị tiên tài giỏi ở trên trời. Ông được phái xuống trần gian để cứu giúp nhân dân. Sau đó, cô Hai Hậu ngồi nghỉ ở hòn đá, nơi vị tiên đáp đất, và hạ sinh ra Tí. Chính một phần bởi nét siêu thực, các tập củaThần đồng đất Việtthường khép

lại theo hướng có hậu, khẳng định lẽ sống ở hiền gặp lành, đem lại tâm lý thoải mái, thoả mãn cho người đọc.

Cuộc sống làng xã: Về trực quan, văn hóa làng xã được thể hiện ở các hình ảnh như không gian có lũy tre làng, cây đa, cổng làng. Về nội dung, truyện lần lượt đề cập đến những giá trị văn hóa như các giai thoại, các trò chơi dân gian, âm nhạc dân tộc, ẩm thực dân tộc, các sự kiện lịch sử. Không gian làng xã được thể hiện chủ yếu qua hình ảnh làng Phan Thị và làng Đỗ Thị. Phan Thị là tên gọi của làng lấy từ tên của công ty phát triển Thần đồng đất Việt - Phan Thị. Bối cảnh này xất hiện ngay trong tập đầu tiên của bộ truyện và xuất hiện trong phần lớn các tập truyện. Làng Đỗ Thị là ngôi làng nằm cạnh làng Phan Thị. Người dân nơi đây thường gây hấn với làng Phan Thị, xuất hiện đầu tiên ở tậpNgôi làng xấu tính[tập 42]. Những chi tiết đời thường nhất như nhóm bạn Tí, Sửu, Dần, Mẹo chơi đùa, các trò chơi được lựa chọn cũng mang tính dân gian như đánh khăng, đá bưởi, thả diều.

Triều đình thời xưa:Không gian triều đình được khắc họa qua hình ảnh kinh thành Thăng Long, kinh thành Bắc quốc, kinh thành Chăm-pa. Trong đó, kinh thành Thăng Long là chủ yếu. Hình ảnh này xuất hiện lần đầu tiên trong tập truyện 25. Sau này, khi trạng Tí làm quan, bối cảnh Thăng Long được khắc họa nhiều hơn. Bên cạnh đó, bối cảnh Bắc Quốc [triều Minh] cũng được khai thác khi trạng Tí và các bạn nhiều lần được phái làm sứ giả và quay trở lại một vài lần. Không gian triều đình trongThần đồng đất Việtcho phép người đọc mường tượng về kiến trúc của những cung điện, đền đài, lễ nghi tại các buổi triều kiến, tiếp sứ.

Ngôn ngữ kết hợp giữa truyền thống và hiện đại:Vì là truyện tranh,Thần đồng đất Việtchủ yếu là những cuộc đối thoại. Do đó, ngôn ngữ truyện đời thường, gần gũi và dễ hiểu. Tuy nhiên cũng phải lưu ý tới bộ phận từ Hán Việt [bình thân, bái kiến, dịch quán, thi thư, long đình] được sử dụng đan xen trong truyện, góp phần mở rộng vốn từ và hiểu biết về nguồn gốc ngôn ngữ cho độc giả. Chưa hết, những tình huống đối thơ giữa hai nhân vật đều sử dụng những tác phẩm nổi tiếng của những bậc tài hoa trong lịch sử như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi...
Tái hiện sự kiện lịch sử bằng lăng kính dí dỏm: Có thể coi, đây là điểm sáng lớn nhất củaThần đồng đất Việt.Một tập truyện vừa phản ánh sự kiện lịch sử vừa khắc họa chân dung danh nhân. Lấy ví dụ tập 70, Trận chiến phản công, truyện vừa kể về cuộc phản công của vua tôi Đại Việt trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần 3, vừa khắc họa hình ảnh của tướng Trần Khánh Dư, Hà Khuất, Hà Bổng, Hà Đặc, Hà Chương. Qua lăng kính ngây thơ nhưng đầy khí phách của trạng Tí và những người bạn, các câu chuyện lịch sử trở nên mềm mại, gần gũi và được độc giả ghi nhớ lúc nào không hay.

Món ăn dân gian: Trạng Tí yêu mẹ và yêu hết những đồ ăn mẹ nấu cho cậu dù đó chỉ là những món bình dân. Từ tình tiết gần gũi, giàu cảm xúc đó, người đọc được biết rằng những món ăn như chè lam, bánh trôi hấp, rau muống chấm nước mắm thật "Việt Nam". Lúa nước là một trong những văn hoá đặc trưng của Việt Nam, dân ta vốn có tập tục nấu gói những thứ bánh làm từ gạo nếp để dâng cúng tổ tiên ông bà, để tạ ơn Trời đất, Thần nông đã ban cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi. Trên tinh thần đó,Thần đồng đất Việtkhéo léo lồng ghép những loại bánh như bánh trôi hấp, oản, chè lam vào trong những câu chuyện. Không ít độc giả cố gắng tìm kiếm các loại bánh này ngoài đời để xem thực hư sự hấp dẫn của nó.


Video liên quan

Chủ Đề