Chức năng của tiểu cầu sinh học 8

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sinh Học Lớp 8 [Ngắn Gọn]

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 8

  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 8

Bài tập 1 [trang 32 VBT Sinh học 8]: Chọn từ thích hợp: huyết tương, bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu, điền vào chỗ trống những câu sau:

Trả lời:

Máu gồm huyết tương và các tế bào máu

Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Bài tập 2 [trang 32-33 VBT Sinh học 8]:

1.Khi cơ thể bị mất nước nhiều [tiêu chảy, lao động nặng ra mồ hôi nhiều …], máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không?

2.Thành phần các chất trong huyết tương có gợi ý gì về chức năng của nó?

3.Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm?

Trả lời:

1.Khi cơ thể bị mất nước nhiều thì máu không thể lưu thông trong mạch nữa vì sẽ không duy trì được máu, các chất dinh dưỡng, chất cần thiết khác và chất thải ở trạng thái lỏng.

2.Thành phần các chất trong huyết tương gồm: nước [90%] và chất dinh dưỡng, chất cần thiết khác, muối khoáng, chất thải [10%].

Chức năng của huyết tương là duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.

3.Máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào do hồng cầu có Hb khi kết hợp với O2 làm máu có màu đỏ tươi. Máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi do hồng cầu có Hb kết hợp với CO2 làm máu có màu đỏ thẫm.

Bài tập 3 [trang 33 VBT Sinh học 8]:

1.Các tế bào cơ, não của cơ thể có thể trực tiếp trao đổi các chất với môi trường ngoài được không?

2.Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua các yếu tố nào?

Trả lời:

1.Các tế bào cơ, não nằm ở các phần sâu trong cơ thể người, không được liên hệ trực tiếp với môi trường ngoài nên không thể trực tiếp trao đổi chất với môi trường ngoài.

2.Sự trao đổi chất của các tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua môi trường trong gồm máu, nước mô và bạch huyết. Môi trường trong giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.

Bài tập [trang 33 VBT Sinh học 8]: Em hãy hoàn chỉnh các thông tin sau:

Trả lời:

– Thành phần cơ bản của máu là huyết tươngcác tế bào máu.

– Vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải và các chất cần thiết khác trong cơ thể là chức năng của huyết tương.

– Các chất lấy từ môi trường ngoài và đưa tới các tế bào của cơ thể là nhờ các hệ cơ quan bao gồm da, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết.

Bài tập 1 [trang 34 VBT Sinh học 8]:

– Máu gồm những thành phần cấu tạo nào?

– Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu?

Trả lời:

– Máu gồm huyết tương [55%] và các tế bào máu [45%]. Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

– Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.

Hồng cầu vận chuyển O2 và CO2.

Bài tập 2 [trang 34 VBT Sinh học 8]: Có thể thấy môi trường trong ở những cơ quan, bộ phận nào của cơ thể?

Trả lời:

Có thể thấy môi trường trong ở tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể.

Môi trường trong luôn lưu chuyển và bao quanh mọi tế bào, giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan như da, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết.

Bài tập 3 [trang 34 VBT Sinh học 8]:

– Cơ thể em nặng bao nhiêu kg?

– Đọc phần “Em có biết” và thử tính xem cơ thể em có khoảng bao nhiêu lít máu?

Trả lời:

– Ví dụ: Nữ 45 kg. Lượng máu gần đúng của cơ thể là: 45 × 70 = 3150 ml máu.

– Ví dụ: Nam 65 kg. Lượng máu gần đúng của cơ thể là: 65 × 80 = 5200 ml máu.

Bài tập 4 [trang 34 VBT Sinh học 8]:

– Môi trường trong của cơ thể gồm những thành phần nào?

– Chúng có quan hệ với nhau như thế nào?

Trả lời:

– Môi trường trong của cơ thể gồm máu, nước mô, bạch huyết.

– Môi trường trong cơ thể có vai trò giúp các tế bào trong cơ thể thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.

+ Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô.

+ Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết.

+ Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hoà vào máu.

Bài tập 5 [trang 35 VBT Sinh học 8]: Hãy đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời không đúng.

Trả lời:

Thành phần cấu tạo của máu:

x a] Huyết tương.
x b] Hồng cầu.
x c] Bạch cầu.
x d] Tiểu cầu.
e] Nước mô và bạch huyết.

Giải Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 8

  • Giải Sinh Học Lớp 8 [Ngắn Gọn]

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 8

  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 8

– Sự đông máu có ý nghĩa gì với sự sống của cơ thể?

– Sự đông máu liên quan tới yếu tố nào của máu?

– Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ đâu?

– Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu?

Trả lời:

– Đông máu là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nó giúp cho cơ thể không bị mất nhiều máu khi bị thương.

– Đông máu liên quan tới hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu.

– Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ búi tơ máu được hình thành ôm giữ các tế bào máu làm thành khối máu dông bịt kín vết rách ở mạch máu.

– Trong quá trình đông máu, các tiểu cầu đóng vai trò: Khi cơ thể bị chảy máu, máu đã chảy sẽ được đông lại để ngãn chặn máu trong cơ thể chảy, tránh cho cơ thể không bị mất máu. Để thực hiện được chức năng đó là nhờ tiểu cầu. Tiểu cầu có vai trò bảo vệ cho cơ thể chống mất máu bằng các cơ chế sau:

-Tiểu cầu:

   + Chất xúc tác → Làm co mạch máu.

   + Dính vào vết rách → Hình thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách.

   + Chất xúc tác → Tơ máu → Hình thành khối máu đông bịt kín vết thương. Như vậy, tiểu cầu có vai trò bám vào vết rách và bám vào nhau để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách. Giải phóng chất giúp hình thành búi tơ máu để tạo thành khối máu đông.

– Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyển cho người nhóm máu O không? Vì sao?

– Máu không có kháng nguyên A và B có thế truyền cho người nhóm máu O không? Vì sao?

– Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh [virut gây viêm gan B, virut HIV…] có thể truyền cho người khác được không? Vì sao?

Trả lời:

– Máu có cả kháng nguyên A và B không thể truyền cho người có nhóm máu O [có cả ..và….] vì sẽ bị kết dính hồng cầu.

– Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O vì không bị kết dính hồng cầu.

– Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh [virut gây viêm gan B, virut HIV…] không dược đem truyền cho người khác vì sẽ gây nhiễm các bệnh này cho người được truyền máu.

Lời giải:

 Trong quá trình đông máu, các tiểu cầu đóng vai trò:

    – Làm chất xúc tác giúp co mạch máu.

    – Dính vào vết thương hình thành nút tiểu cầu tạm thời bịt vết thương.

    – Giải phóng enzim làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông.

Lời giải:

  * Ví dụ 1: Em bị đứt tay, vết thương nhỏ, chảy ít máu.

  – Cách sơ cứu vết thương chảy máu mao mạch và tĩnh mạch:

    + Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương tới khi máu ngừng chảy.

    + Sát trùng vết thương bằng cồn.

    + Băng kín vết thương.

   Chú ý: Sau khi băng nếu thấy vẫn chảy máu, cần đưa đến bệnh viện cấp cứu.

  * Ví dụ 2: Em bị đứt ở động mạch cổ tay, chảy rất nhiều máu.

  – Cách sơ cứu vết thương chảy máu động mạch:

    + Dò tìm vị trí động mạch phía trên vết thương [về phía gần tim].

    + Dùng ngón tay ấn mạnh vào để cầm máu tạm thời. Với vết thương ở tay chân có thể dùng biện pháp buộc dây garô ở phía trên vết thương [cứ 15 phút lại nới dây garô].

    + Sát trùng vết thương. Băng kín vết thương.

    + Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.

   Chú ý: Trên khăn buộc garô cần ghi chú thời gian bắt đầu buộc garô và những khoảng cách thời gian nới garô trên đường đến bệnh viện.

Lời giải:

   – Trong gia đình em thì em đã từng được xét nghiệm máu với nhóm máu O.

   – Nhóm máu O sẽ cho được những người có nhóm máu O, A, B, AB và chỉ nhận được máu từ những người có nhóm máu O.

Video liên quan

Chủ Đề