Chứng chỉ HSE có thời hạn bao lâu

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:20/02/2017

Thời hạn cấp, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn lao động là bao lâu? Chào quý anh chị ban biên tập Thư Ký Luật. Được biết quy định mới về việc huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động vừa mới được ban hành. Tôi có tìm hiểu nhưng có vài chỗ chưa được rõ lắm mong được các anh chị hỗ trợ giúp. Các anh chị cho tôi hỏi: Thời hạn cấp, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn lao động là bao lâu? Rất mong nhận được sự giải đáp của quý anh chị, tôi xin chân thành cám ơn!

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Theo quy định hiện hành tại Điều 9 Thông tư 02/2017/TT-BQP thì thời hạn cấp, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn lao động được quy định như sau:

    1. Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn có thời hạn 02 năm.

    2. Trong vòng 30 ngày, trước khi Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động hết hạn, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp lập danh sách những người được cấp, kèm theo kết quả huấn luyện hoặc giấy tờ chứng minh việc cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 6 Thông tư này gửi về cơ quan, đơn vị, tổ chức huấn luyện có thẩm quyền theo quy định cấp. Trường hợp kết quả huấn luyện đạt yêu cầu thì được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động theo quy định tại Điều 11 Thông tư này; trường hợp kết quả huấn luyện không đạt yêu cầu thì thông báo bằng văn bản về đơn vị để huấn luyện lại.

    Thời hạn cấp, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn lao động được quy định tại Thông tư 02/2017/TT-BQP quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

    Trân trọng!


Theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP, công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được phân chia thành 6 nhóm đối tượng chính. Trong bài viết này Viện đào tạo và hợp tác giáo dục sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về nhóm 2 – nhóm đối tượng tiếp theo được đề cập đến trong Nghị định số 44/2016/NĐ-CP này nhé.

Căn cứ theo luật an toàn lao động,vệ sinh lao động;

Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc thành lập bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở.

  • Đối với cơ sở sản xuất, sinh doanh sử dụng < 50 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế đội bán chuyên trách;
  • Cơ sở SXKD từ 50-> 300 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế đội bán chuyên trách;
  • Cơ sở SXKD từ 300-> 1000 người lao động phải bố trí ít nhất 02 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế đội bán chuyên trách;
  • Cơ sở SXKD từ > 1000 người phải thành lập phòng an toàn, vệ sinh lao động hoặc bố trí ít nhất 03 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động;

Nội dung huấn luyện an toàn lao động nhóm 2

  • Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động
  • Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Thời gian huấn luyện

  • Thời gian huấn luyện: 48 giờ ~ tương đương 6 ngày

Chứng nhận huấn luyện an toàn lao động nhóm 2

:

Giấy chứng chỉ an toàn lao động sau khi hoàn thành khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động dành cho nhóm 2 có thời hạn 2 năm, và bạn phải huấn luyện định kỳ ít nhất 2 năm 1 lần.

Khóa học huấn luyện an toàn vệ sinh lao động” của Viện đào tạo được trực tiếp giảng dạy bởi các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn và lý luận để thực hiện công tác tư vấn, giám sát, huấn luyện và xây dựng hệ thống an toàn sức khỏe môi trường cho tất cả lĩnh vực nhà máy sản xuất và xây dựng.

Thời hạn cấp, cấp mới Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động được quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ban hành ngày 15/05/2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016 cụ thể như sau:

Điều 25. Thời hạn cấp, cấp mới Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động

  1. Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn có thời hạn 02 năm. Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động có thời hạn 05 năm.
  2. Trong vòng 30 ngày, trước khi Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động hết hạn, người sử dụng lao động lập danh sách những người được cấp kèm theo kết quả huấn luyện hoặc giấy tờ chứng minh việc cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định này gửi Tổ chức huấn luyện, cơ sở y tế hoặc doanh nghiệp tự huấn luyện theo quy định tại Điều 26 và Điều 29 Nghị định này. Nếu kết quả huấn luyện đạt yêu cầu thì được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động mới theo quy định tại Nghị định này.

Chứng chỉ An toàn hóa chất theo Nghị định 113

An toàn hóa chất

Chứng chỉ an toàn hóa chất theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP [Luật hóa chất] dành cho khóa học an toàn hóa chất.

Khóa học Kỹ thuật An toàn hóa chất theo Nghị định 113 do TRUNG TÂM ỨNG PHÓ SỰ CỐ AN TOÀN MÔI TRƯỜNG phối hợp vớiSở Công Thương các tỉnh [thành phố] tổ chức các khóa đào tạo theo quy định của yêu cầu pháp luật về Hóa Chất giúp doanh nghiệp quản lý hóa chất an toàn và cấp giấy chứng nhận và chứng chỉ An toàn hóa chất theo Nghị định 113 theo TT 36/2014/TT-BCTThông tư quy định về huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất.

Đối tượng được huấn luyện được quy định tại Thông tư số 13/2016/TT-BLĐTBXH ghi rõnhững người trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất.

Huấn luyện an toàn hóa chất theo nghị định 113 nhằm tuân thủ Luật Hóa Chất:

  • Căn cứ Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất
  • Căn cứ Luật Hóa chất 2007 và các văn bản pháp luật liên quan.

Theo Điều 31 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP về việc tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất theo nghị định 113:

  • Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất hoặc cử các đối tượng tham gia các khóa huấn luyện của các tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất, định kỳ 02 năm một lần.
  • Hoạt động huấn luyện an toàn hóa chất có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các hoạt động huấn luyện an toàn khác được pháp luật quy định. Thông thường các doanh nghiệp hay tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất nguy hiểm kết hợp với chương trình huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được huấn luyện bởi đơn vị được Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện an toàn hóa chất trong lao động.
  • Người đã được huấn luyện phải được huấn luyện lại trong các trường hợp sau đây: Khi có sự thay đổi chủng loại hóa chất, công nghệ, cơ sở vật chất, phương án sản xuất liên quan đến vị trí làm việc; khi người đã được huấn luyện thay đổi vị trí làm việc; sau 02 lần kiểm tra người đã được huấn luyện không đạt yêu cầu; khi hết thời hạn 02 năm từ kể từ lần huấn luyện trước.
  • Không điều chỉnh đối với tổ chức, cá nhân hoạt động xăng dầu, dầu khí, vật liệu nổ công nghiệp; tổ chức, cá nhân vận chuyển hóa chất bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa. [bởi vì có các quy định chuyên ngành khác ví dụ như Nghị định 104/2009/NĐ-CP quy định danh mục hàng nguy hiểm vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ,..]

Theo Điều 32 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP thì đối tượng phải được huấn luyện an toàn hóa chất [áp dụng với hóa chất nguy hiểm] gồm 3 nhóm:

1. Nhóm 1 huấn luyện an toàn hóa chất:

  • Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; ví dụ: Giám đốc, Trưởng phòng kinh doanh hóa chất, trưởng phòng thí nghiệm,…
  • Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất. ví dụ: Phó Giám đốc, phó Trưởng phòng kinh doanh hóa chất, phó trưởng phòng thí nghiệm,…

2. Nhóm 2 huấn luyện an toàn hóa chất:

  • Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở;
  • Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.

3. Nhóm 3 huấn luyện an toàn hóa chất, bao gồm người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất. Ví dụ: công nhân pha chế, công nhân trực tiếp tại kho chứa hóa chất, …

Theo Điều 33 của Nghị định 113/2017/NĐ-CPvề Nội dung, người huấn luyện, thời gian huấn luyện an toàn hóa chất:
1. Nội dung huấn luyện an toàn hóa chất phải phù hợp với vị trí công tác của người được huấn luyện; tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của hóa chất tại cơ sở hoạt động hóa chất.
2. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 1huấn luyện an toàn hóa chất:

  • Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
  • Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
  • Phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố.

3. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 2 huấn luyện an toàn hóa chất:

  • Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
  • Các đặc tính nguy hiểm của hóa chất, phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất; phân loại, ghi nhãn hóa chất;
  • Quy trình quản lý an toàn hóa chất, kỹ thuật đảm bảo an toàn khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm;
  • Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
  • Giải pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố; giải pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; phương án khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.

4. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 3 huấn luyện an toàn hóa chất:

  • Các hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất: Tên hóa chất, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn hóa chất, phiếu an toàn hóa chất;
  • Các nguy cơ gây mất an toàn hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng các loại hóa chất;
  • Quy trình sản xuất, bảo quản, sử dụng hóa chất phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hóa chất;
  • Các quy trình ứng phó sự cố hóa chất: Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất; sơ cứu người bị nạn trong sự cố hóa chất; sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố hóa chất; quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố; ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; thu gom hóa chất bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.

5. Quy định đối với người huấn luyện an toàn hóa chất
Người huấn luyện an toàn hóa chất phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc về an toàn hóa chất.

6. Quy định về thời gian huấn luyện an toàn hóa chất:

  • Đối với Nhóm 1: Tối thiểu 8 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
  • Đối với Nhóm 2: Tối thiểu 12 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
  • Đối với Nhóm 3: Tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

TheoĐiều 34 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP về đánh giá kết quả và lưu giữ hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất:

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất hoặc các tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất chịu trách nhiệm kiểm tra để đánh giá kết quả huấn luyện an toàn hóa chất.
2. Quy định về kiểm tra:

  • Nội dung kiểm tra phải phù hợp với nội dung huấn luyện;
  • Thời gian kiểm tra tối đa là 02 giờ;
  • Bài kiểm tra đạt yêu cầu phải đạt điểm trung bình trở lên.

3. Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc huấn luyện và kiểm tra kết quả huấn luyện an toàn hóa chất, tổ chức, cá nhân tổ chức huấn luyện, kiểm tra ban hành quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất.
4. Hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất gồm:

  • Nội dung huấn luyện an toàn hóa chất;
  • Danh sách người được huấn luyện với các thông tin: Họ tên, ngày tháng năm sinh, chức danh, vị trí làm việc, chữ ký xác nhận tham gia huấn luyện;
  • Thông tin về người huấn luyện bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, trình độ học vấn, chuyên ngành được đào tạo, kinh nghiệm công tác, kèm theo các tài liệu chứng minh;
  • Nội dung và kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất;
  • Quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân.

Lưu giữ hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất trong thời gian 03 năm và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.

Hy vọng rằng sự tư vấn của bộ phận tư vấn pháp luật hóa chất sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 0340 để nhận được ý kiến tư vấn chính xác nhất!

—–

Nếu quý vị cần những biểu mẫu trên thì vui lòng liên hệTrung tâm Ứng phó sự cố môi trường ESE

Address: 160 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 6, Quận 3, TP. HCM

Hotline: 1900 0340 | Tel: 0903 063 599 [Ms Vân] – 0938 040 020 [Ms Linh]

Email:

Các khóa học cấp chứng chỉ an toàn lao động khác

Bài viết liên quan

  • AN TOÀN TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG – Thiết bị, dụng cụ cầm tay và các hệ thống máy, thiết bị phục vụ thi công khác [P2]

  • Sử dụng hóa chất phòng thí nghiệm một cách an toàn: Một số lưu ý

  • Sử dụng hóa chất phòng thí nghiệm một cách an toàn

  • Bảo vệ an toàn khi sử dụng hóa chất thí nghiệm

  • Cải thiện chương trình quản lý hóa chất như thế nào ?
  • Lưu ý dành cho các doanh nghiệp sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất
  • Quản lý kho chứa hóa chất như thế nào mới đúng ?
  • Các doanh nghiệp kiểm soát hóa chất trong quá trình sản xuất
  • kho hóa chất thường bao gồm dữ liệu nhận dạng như thế nào
  • Chương trình quản lý hóa chất nâng cao gồm những gì
  • So sánh danh mục hóa chất thuộc MRSL và RSL
  • Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất

Bình luận

Sự kiện mới

18 August, 2017

Tập huấn sản xuất sạch hơn lồng ghép ISO 9001

18 August, 2017

CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN PHÂN LOẠI VÀ GHI NHÃN HÓA CHẤT TOÀN CẦU GHS

2 September, 2017

Hội thảo kiểm kê khí nhà kính trong doanh nghiệp công nghiệp

Tin môi trường mới

Bộ ứng cứu khẩn cấp sự cố tràn vãi dầu, hóa chất

Tập huấn sản xuất sạch hơn lồng ghép ISO 9001

CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN PHÂN LOẠI VÀ GHI NHÃN HÓA CHẤT TOÀN CẦU GHS

Đào tạo An Toàn Lao Động

Video liên quan

Chủ Đề