Chương trình giáo dục phổ thông mới là gì

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản

Giáo dục nói chung là cách học tập kiến thức, kỹ năng và thói quen và kỹ năng của con người có tính chất truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua hình thức đào tạo, nghiên cứu và giảng dạy.

Giáo dục có vai trò rất quan trọng đối với mỗi quốc gia và con người. Giáo dục tạo nên sự tiến bộ, tiến hóa của loài người hơn so với các loài động vật khác. Giáo dục giúp con người có trí tuệ, kiến thức và kỹ năng để làm tốt công việc, có khả năng để giải quyết vấn đề, có kiến thức về khoa học – xã hội để thích nghi góp phần đổi mới xã hội để thích ứng với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội tốt nhất.

Trong bài viết này, chúng ta đang đề cập tới giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông:

Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông là nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yênước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Trong đó:

Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

– Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.

– Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Chương trình của giáo dục phổ thông:

* Các nguyên tắc xây dựng chương trình giáo dục

– Phải thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.

Phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thôngiữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.

Xem thêm: Giáo dục phổ thông là gì? Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm cấp nào?

– Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.

– Được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.

Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.

* Yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông

– Thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông

– Quy định yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong cả nước

– Quy định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông

– Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông

Xem thêm: Quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông

– Được lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân và thực nghiệm trước khi ban hành; được công bố công khai sau khi ban hành

* Thẩm định chương trình giáo dục phổ thông:

Chương trình giáo dục phổ thông phải được thẩm định bởi Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập.

Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông gồm: Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.

* Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông; ban hành chương trình giáo dục phổ thông sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông thẩm định; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dụphổ thông; quy định về mục tiêu, đối tượng, quy mô, thời gian thực nghiệm một số nội dung, phương pháp giáo dục mới trong cơ sở giáo dục phổ thông; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông.

Song song với chương trình giáo dục phổ thông mới đang được triển khai, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đưa ra yêu cầu cho ngành Giáo dục về “học thật, thi thật, nhân tài thật”. Học sinh phải được tự do phát triển, chủ động và có ham muốn học tập thì đó mới gọi là giáo dục thực sự. Để biến mục tiêu đó thành hiện thực, Ban nghiên cứu phát triển và đội ngũ giáo viên INSPIRE SCHOOLs đã và đang cố gắng không ngừng cải thiện, đổi mới để mang lại môi trường học tập truyền cảm hứng cho học sinh. 

INSPIRE SCHOOLs và 3 nỗ lực xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới đúng nghĩa

Để đưa chủ trương “dạy thật, học thật” vào thực tế, INSPIRE SCHOOLs hướng đến phương pháp dạy học tích cực và cải tiến chương trình giáo dục; Tiếp đến là thay đổi nội dung và phương thức đánh giá năng lực học sinh. Nhiệm vụ cuối cùng chính là tạo ra được sự đồng nhất trong tư duy giáo dục của cả Nhà trường, học sinh và gia đình. Mục tiêu chính là để mang lại cho học sinh môi trường học tập sáng tạo, tích cực và hiện đại, giúp các em được trang bị nền tảng kiến thức có tính ứng dụng cao, cũng như các kỹ năng cần thiết cho một học sinh thế kỷ 21. 

Nhiệm vụ 1: Cải cách tư duy và phương thức giảng dạy cho chương trình giáo dục phổ thông mới

Tư duy cũ theo hướng dạy và học gắn với thành tích đã đi cùng chúng ta qua hàng thế hệ, không dễ gì thay đổi trong một thời gian ngắn. Lối mòn này đã khiến cả giáo viên và học sinh đều bị áp lực và cuốn vào các cuộc “chạy đua” điểm số. Do đó, để thay đổi thực trạng này thì trước tiên người làm giáo dục cần phải đổi mới cách nghĩ. Đội ngũ giáo viên tại INSPIRE SCHOOLs luôn lấy lợi ích và sự phát triển của học sinh làm kim chỉ nam, lấy việc đào tạo học sinh trở thành một công dân thế kỷ 21 làm mục tiêu. Mỗi học sinh cần có các kỹ năng thế kỷ 21 bao gồm giao tiếp, cộng tác, sự tự tin, tư duy phản biện và khả năng cải tiến sáng tạo. Phương hướng này trùng khớp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới mà Bộ GD&ĐT hướng đến. Tư duy của học sinh về việc học cũng cần được định hướng rõ ràng ngay từ đầu. Thầy cô cần cho các em thấy được mục đích thật sự của việc học là hành trang chuẩn bị cho tương lai và sự nghiệp sau này, chứ không phải vì thành tích trước mắt.

Tư duy đổi mới thôi chưa đủ, Nhà trường cần có một chương trình dạy học tiên tiến, lấy học sinh làm trung tâm. Vậy INSPIRE SCHOOLs đã làm thế nào? Thay vì dạy học sinh các nội dung để nghĩ [what to think] và nội dung học [what to learn] một cách bị động, thì Nhà trường tập trung hướng dẫn các em cách tư duy [how to think] và cách lĩnh hội [how to learn]. Tại INSPIRE SCHOOLs, Hội đồng chuyên môn tập trung hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh, thông qua việc ứng dụng Giáo dục khai phóng, Trí thông minh đa diện và Thang tư duy Bloom. 

Bên cạnh các môn văn hóa, Nhà trường cũng phát triển việc dạy tích hợp, đẩy mạnh thực hành và nâng cao việc rèn luyện kỹ năng sống – giá trị sống. Nổi bật trong chương trình học của trường là các bộ môn thực hành công nghệ kỹ thuật, thí nghiệm khoa học và sáng chế STEAM, chương trình tiếng Anh chuẩn Cambridge. Một số phương pháp giáo dục tiên tiến mà trường đang áp dụng có thể kể đến như dạy học theo hướng nghiên cứu bài học, học tập trải nghiệm, học tập cộng tác…

Nhiệm vụ 2: Chương trình giáo dục phổ thông mới cần có cách thức đánh giá học sinh cải tiến hơn

Nếu đã hướng đến “học thật, thi thật” thì cách chấm điểm và đánh giá cũng phải thể hiện được năng lực của học sinh và có giá trị tham khảo để giúp học sinh phát huy điểm mạnh, cải thiện hạn chế. Hệ thống đánh giá kết quả của học sinh cần đa chiều và khách quan hơn. Trong đó, kết quả cuối kỳ sẽ dựa trên việc quan sát và đánh giá cả quá trình học của học sinh, cùng với điểm số từ các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ. Có như vậy, học sinh mới có động lực nỗ lực trong suốt thời gian học và không còn quá áp lực với các bài thi và kiểm tra. 

Như đã đề cập ở trên, chương trình giáo dục phổ thông mới tại Trường rất chú trọng các bộ môn thực hành và kỹ năng sống. Vì vậy, kết quả của học sinh qua các bộ môn này không chỉ dựa vào điểm cuối kỳ. Thầy cô INSPIRE SCHOOLs luôn tích cực theo dõi quá trình, tiến độ học tập của các em để đưa ra nhận xét đúng với nỗ lực của mỗi cá nhân. Nhà trường không đặt nặng điểm số mà hướng các em dựa vào điểm số để biết được năng lực của bản thân đang ở đâu, từ đó có cách ôn luyện phù hợp và phấn đấu tốt hơn.

Nhiệm vụ 3: Thống nhất về tư duy chương trình giáo dục phổ thông mới cho Nhà trường, học sinh và phụ huynh

Phương châm “học thật, thi thật” không chỉ là nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo hay của các cơ sở giáo dục, mà đó nên là nhận thức chung của toàn xã hội. Nhà trường và học sinh hiểu đúng về chương trình giáo dục phổ thông mới thôi chưa đủ, mà cả gia đình và phụ huynh của các em cũng nên thay đổi cách nghĩ của mình về việc dạy và học. Gia đình đóng một vai trò rất quan trọng xuyên suốt quá trình học của con em. Vì vậy, việc đồng nhất tư duy giáo dục giữa Gia đình và Nhà trường nên đặt lên hàng đầu. 

INSPIRE SCHOOLs nói không với điểm số “ảo”, nhằm không để chúng khiến phụ huynh bị áp lực về chuyện học của con. Thầy cô luôn giải thích cụ thể về các nhận xét, đánh giá và tình hình học tập của mỗi học sinh, đồng thời đưa ra định hướng để cùng phụ huynh giúp các em học hiệu quả nhất. Trường cũng khuyến khích gia đình tạo điều kiện cho học sinh được phát triển đúng với năng lực của mình, cũng như xóa bỏ các định kiến về môn chính, môn phụ. Thời gian qua, INSPIRE SCHOOLs cũng đã tổ chức rất nhiều hoạt động tạo sự gắn kết giữa Nhà Trường, phụ huynh và học sinh như chuỗi hoạt động “Ở nhà vẫn vui, đẩy lùi COVID”, chương trình Peace Camp hay khóa học Hè sáng tạo… 

Khi cho con theo học tại INSPIRE SCHOOLs, không ít phụ huynh đã đưa ra phản hồi tích cực về việc học tập và trải nghiệm của con mình. Chị Minh Thư, phụ huynh học sinh Mai Quang Huân Lớp 2 chia sẻ: “Khi cho con học ở Khai Nguyên, điều chị thích đó là bé rất hạnh phúc, bé cảm thấy vui vẻ thật sự. Sự hạnh phúc của bé thể hiện rõ khi buổi chiều đón bé rồi cả buổi sáng bé đến Trường. Và quan trọng là sự hứng thú học của bé khác hẳn trước đây.” Nhiều phụ huynh khác cũng cho biết con mình có sự tiến bộ trong việc học Ngoại ngữ, tìm được lĩnh vực mình yêu thích và chủ động, tự giác hơn trong học tập. 

Với tất cả những nỗ lực trên, Nhà trường rất hy vọng có thể hình thành lối tư duy đồng nhất, tiến bộ và đúng đắn về việc dạy và học cho cả đội ngũ giảng dạy, cho học sinh cũng như gia đình các em, tất cả vì tương lai tương sáng của các em sau này.

Với chương trình giáo dục phổ thông mới lấy chủ trương “học thật, thi thật” làm trọng tâm, đội ngũ INSPIRE SCHOOLs luôn nỗ lực để xây dựng một môi trường học tập lành mạnh, tích cực, hiệu quả và mang lại giá trị đào tạo đúng nghĩa cho học sinh. Động lực cố gắng của Trường chính là sự ham thích học hỏi, cầu tiến và phát triển toàn diện của các em. 

Video liên quan

Chủ Đề