Chứng chỉ và bằng khác nhau như thế nào

Mục lục bài viết

  • 1. Chứng chỉ là gì?
  • 2. Sự khác nhau giữa chứng chỉ và chứng nhận
  • 3. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
  • 4. Quy định của pháp luật về chứng chỉ năng lực xây dựng
  • 4.1 Khái niệm
  • 4.2 Những nội dung chính về chứng chỉ năng lực xây dựng

1. Chứng chỉ là gì?

Chứng chỉ được hiểu là văn bằng chứng nhận một cá nhân đã hoàn tất thành công một khóa học nhất định do cơ quan giáo dục hoặc cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp, có giá trị pháp lý lâu dài.

Ta có thể hiểu chứng chỉ là giấy tờ hành nghề do cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật để cá nhân, tổ chức đó kinh doanh, hoạt động, hành nghề hoặc sử dụng các công cụ, phương tiện. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ gắn với nhân thân của người được cấp không có mục đích cho phép được hành nghề.

Ví dụ: Trong lĩnh vực nông nghiệp có chứng chỉ kiểm dịch thực vật là văn bằng chính thức mang tính chất bắt buộc đối với lô hàng thực vật được đưa từ nơi này qua nơi khác do cơ quan Kiểm dịch thực vật Nhà nước cấp.

2. Sự khác nhau giữa chứng chỉ và chứng nhận

Chứng chỉ [Diploma] là văn bằng chính thức chứng nhận một cá nhân đã hoàn tất thành công một khóa học nhất định do cơ quan giáo dục/ cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp, có giá trị pháp lý lâu dài.

Chứng nhận [Certificate] có phạm vi bao hàm những nội dung rộng hơn, với nhiều mục đích khác nhau trên nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực giáo dục, giấy chứng nhận được trao cho sinh viên/ học sinh khi họ vượt qua được một kì thi, dành giải trong một cuộc thi hay đôi khi cũng để chứng nhận họ đã hoàn thành một khóa học.

Ta có thể sơ sánh sự khác biệt giữa chứng chỉ và chứng nhận dựa trên các tiêu chí: Khái niệm; thời gian cấp; các lĩnh vực liên quan; phạm vi áp dụng. Cụ thể như sau:

Tiêu chí so sánh

Chứng chỉ [Diploma]

Chứng nhận [Certificate]

Định nghĩa Chứng chỉ [Diploma] là văn bằng chính thức chứng nhận một cá nhân đã hoàn tất thành công một khóa học nhất định do cơ quan giáo dục/ cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp, có giá trị pháp lý lâu dài. Chứng nhận [Certificate] có phạm vi bao hàm những nội dung rộng hơn, với nhiều mục đích khác nhau trên nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực giáo dục, giấy chứng nhận được trao cho sinh viên/ học sinh khi họ vượt qua được một kì thi, dành giải trong một cuộc thi hay đôi khi cũng để chứng nhận họ đã hoàn thành một khóa học.
Thời gian cấp Một khóa học cấp chứng chỉ thường kéo dài vài năm. Để nhận được chứng chỉ, người học phải đạt được một số điểm hay thỏa mãn các yêu cầu nhất định. Một khóa học cấp chứng nhận thường kéo dài trong thời gian ngắn hơn chứng chỉ, thường là trong vài tháng. ​
Lĩnh vực liên quan – Liên quan đến giáo dục.

– Ví dụ: Khóa học cấp chứng chỉ sư phạm, tin học, tiếng anh,…

– Có thể liên quan hoặc không liên quan trực tiếp đến giáo dục.

– Ví dụ: Khóa học lái xe, học thiết kế web, khóa học phòng cháy chữa cháy, khóa học sơ cứu,…

Phạm vi áp dụng – Chỉ dành cho lĩnh vực giáo dục

– Thường được trao cho những sinh viên/học sinh đã hoàn tất việc học ở trường cấp 3 và các chương trình học sau đó

– Có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giáo dục,…

– Có thể được trao cho bất kì ai đã thành thạo kỹ năng trong đời sống/ khóa đào tạo, không nhất thiết phải liên quan đến giáo dục

3. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Điều 62 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, cụ thể như sau:

"Điều 62. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

1. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng [sau đây gọi tắt là chứng chỉ hành nghề] được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014được sửa đổi, bổ sung tại khoản 53 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.

Các lĩnh vực, phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định này. Các hoạt động tư vấn liên quan đến kiến trúc, phòng cháy chữa cháy thực hiện theo quy định của pháp luật về kiến trúc và phòng cháy chữa cháy.

2. Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có giấy phép năng lực hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, nếu hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 tháng hoặc ở nước ngoài nhưng thực hiện các dịch vụ tư vấn xây dựng tại Việt Nam thì giấy phép năng lực hành nghề phải được hợp pháp hóa lãnh sự để được công nhận hành nghề. Trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên, phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 64 Nghị định này.

3. Cá nhân không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Nghị định này khi thực hiện các hoạt động xây dựng sau:

a] Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;

b] Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;

c] Các hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.

4. Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề.

5. Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực 05 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp Điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.

Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.

6. Chứng chỉ hành nghề có quy cách và nội dung chủ yếu theo Mẫu số 06 Phụ lục IV Nghị định này.

7. Chứng chỉ hành nghề được quản lý thông qua số chứng chỉ hành nghề, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, được nối với nhau bằng dấu gạch ngang [-], quy định như sau:

a] Nhóm thứ nhất: Có 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định cụ thể tại Phụ lục VIII Nghị định này;

b] Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ hành nghề.

8. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề; quản lý cấp mã số chứng chỉ hành nghề; công khai danh sách cá nhân được cấp chứng chỉ trên trang thông tin điện tử".

4. Quy định của pháp luật về chứng chỉ năng lực xây dựng

4.1 Khái niệm

Chứng chỉ năng lực xây dựng được hiểu là bản đánh giá năng lực viết tắt của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng đối với các đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng đồng thời là điều kiện, quyền hạn năng lực của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

4.2 Những nội dung chính về chứng chỉ năng lực xây dựng

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về những nội dung chủ yếu của chứng chỉ năng lực xây dựng, cụ thể như sau:

* Thứ nhất: Các tổ chức khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

- Khảo sát xây dựng:

+ Hạng I: Được thực hiện khảo sát xây dựng tất cả các dự án và cấp công trình cùng loại;

+ Hạng II: Được thực hiện khảo sát xây dựng dự án đến nhóm B, công trình đến cấp II cùng loại;

+ Hạng III: Được thực hiện khảo sát xây dựng dự án đến nhóm C, công trình đến cấp III cùng loại;

- Lập quy hoạch xây dựng:

+ Hạng I: Được lập các loại đồ án quy hoạch xây dựng;

+ Hạng II: Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng đô thị loại II trở xuống, quy hoạch khu chức năng đặc thù cấp tỉnh, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch xây dựng nông thôn;

+ Hạng III: Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng đô thị loại IV trở xuống, quy hoạch khu chức năng đặc thù cấp huyện, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch xây dựng nông thôn.

- Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình:

+ Hạng I: Được thiết kế và thẩm tra thiết kế công trình cùng loại các cấp;

+ Hạng II: Được thiết kế và thẩm tra thiết kế công trình cùng loại cấp II trở xuống;

+ Hạng III: Được thiết kế và thẩm tra thiết kế công trình cùng loại cấp III trở xuống;

- Lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng:

+ Hạng I: Được lập và thẩm tra các dự án cùng loại;

+ Hạng II: Được lập và thẩm tra các dự án nhóm B cùng loại trở xuống;

+ Hạng III: Được lập và thẩm tra các dự án nhóm C và Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng cùng loại;

- Tư vấn quản lý dự án:

+ Hạng I: Được quản lý các dự án cùng loại;

+ Hạng II: Được quản lý các dự án nhóm B cùng loại trở xuống;

+ Hạng III: Được quản lý các dự án nhóm C và các công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng

- Thi công xây dựng công trình:

+ Hạng I: Được thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại;

+ Hạng II: Được thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;

+ Hạng III: Được thi công xây dựng công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.

- Giám sát thi công xây dựng và kiểm định xây dựng:

+ Hạng I: Được giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại;

+ Hạng II: Được giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;

+ Hạng III: Được giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.

- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng:

+ Hạng I: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với tất cả các dự án;

+ Hạng II: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án nhóm B trở xuống;

+ Hạng III: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án nhóm C và các dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

* Thứ hai, điều kiện chung để được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

- Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;

+ Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án.

Hiệu lực của chứng chỉ năng lực hoạt động

+ Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có hiệu lực tối đa trong thời hạn 05 năm. Tổ chức phải làm thủ tục cấp lại khi chứng chỉ năng lực hết hiệu lực hoặc khi có nhu cầu. Trường hợp có thay đổi nội dung chứng chỉ năng lực phải làm thủ tục cấp lại trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có thay đổi.

+ Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng trên toàn quốc thông qua việc cấp, quản lý mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng; công khai danh sách tổ chức được cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng trên trang thông tin điện tử của mình.

* Thứ ba, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng;

- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập tổ chức;

- Bản kê khai danh sách, kinh nghiệm kèm theo chứng chỉ hành nghề, hợp đồng lao động của những cá nhân chủ chốt theo mẫu;

- Bản kê khai theo mẫu về kinh nghiệm của tổ chức ít nhất 3 [ba] công việc tiêu biểu trong thời gian gần nhất cho mỗi lĩnh vực liên quan đến nội dung đăng ký;

- Bản kê khai năng lực tài chính; máy, thiết bị, phần mềm máy tính theo yêu cầu đối với từng lĩnh vực đăng ký;

- Quy trình quản lý thực hiện công việc; hệ thống quản lý chất lượng tương ứng với từng lĩnh vực đăng ký.

* Thứ tư, thẩm quyền cấp chứng chỉ

- Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng I;

- Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng II, hạng III đối với tổ chức có trụ sở chính tại địa bàn hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình.

Trường hợp tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng với các hạng khác nhau thì cơ quan cấp chứng chỉ năng lực hạng cao nhất sẽ thực hiện cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức đó. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng trên toàn quốc thông qua việc cấp, quản lý mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

* Thứ năm, thời gian và hiệu lực của chứng chỉ năng lực

- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có hiệu lực tối đa trong thời hạn 10 năm. Tổ chức phải làm thủ tục cấp lại chứng chỉ năng lực hoặc khi có nhu cầu.

- Trường hợp có thay đổi nội dung chứng chỉ năng lực phải làm thủ tục cấp lại trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có thay đổi.

* Thứ sáu, phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực xây dựng

- Chứng chỉ năng lực xây dựng Hạng I: được giám sát thi công xây dựng công trình tất cả các cấp cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực;

- Chứng chỉ năng lực xây dựng Hạng II: Được giám sát công trình xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực.

- Chứng chỉ năng lực xây dựng Hạng III: Được giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực.

Luật Minh Khuê [Biên tập và sưu tầm]

Video liên quan

Chủ Đề