Tại sao lá cây lại vàng

[Infographic] Tại sao lá cây ngả màu vàng? Các nguyên nhân và cách trị bệnh cho cây

Cây cối cũng như con người chúng ta, cũng có lúc khỏe mạnh và những khi ốm đau. Tuy nhiên, chúng lại không thể nói như con người mà chỉ có thể ‘than thở’ với chúng ta qua những dấu hiệu trên lá cây. Hãy cùng ‘chuẩn đoán’ bệnh cho chúng để chữa trị kịp thời. Vì suy cho cùng, nếu nói về tầm quan trọng cho sự sống trên hành tinh xanh này, có vẻ cây cối cần thiết hơn con người chúng ta nhiều!

Infographic sau sẽ cho bạn thấy cách mà cây cối ‘cầu cứu’ chúng ta qua các dấu hiệu trên lá của chúng. Đương nhiên không phải bệnh nào của cây cũng giống nhau, có rất nhiều dấu hiệu, và chúng khá tương đồng nhau, nhưng mỗi cái đều báo một ‘bệnh’ riêng cho cây giúp chúng ta chăm sóc chúng một cách chính xác nhất. Và nếu bạn chưa có một chậu cây nào cho riêng mình để chăm sóc, thì đây sẽ là những kiến thức tốt cho chậu cây đầu tiên của bạn.

Nguồn: visual.ly

7

38 bình luận

  • Thích
  • Yêu
  • Haha
  • Wow
  • Khóc
  • Giận

10 lý do tại sao lá cây ngoài trời chuyển sang màu vàng

Thợ làm vườn - lamtho.vn

Mỗi khi thu về, những bức ảnh tuyệt đẹp về những chiếc lá vàng bay trong gió lại tràn ngập trên mạng. Vậy đâu là lý do khiến lá cây vốn có màu xanh lại chuyển thành màu vàng, thậm chí là màu đỏ?

Mùa thu là một mùa đặc biệt trong năm; không giống như mùa hè với cái nóng như thiêu như đốt hay mùa đông lạnh “cắt da cắt thịt”, mùa thu lại là sự hòa quyện hoàn hảo với những cơn gió se se lạnh, không khí mát mẻ và dễ chịu cùng với đó là cái nắng nhè nhẹ và những cơn mưa tầm tả đầu thu. 

Với người Hà Nội xưa, mùa thu đối với họ là những cảm xúc vui buồn đan xen và ẩn chứa trong đó là sự lâng lâng, xao xuyến khó tả. Có thể bây giờ miền Bắc không còn nhận ra sự khác biệt giữa 2 mùa nữa nhưng trong tận sâu thẳm nhiều người những hình ảnh về mùa thu vẫn còn in đậm trong tâm trí: những con đường thưa vắng, tiếng lá vàng rơi xào xạc hay những thiếu nữ với tà áo dài trắng tung bay trong gió… 

Mùa thu trong tâm trí nhiều người dân Hà Nội là những kỷ niệm và cảm xúc khó phai nhòa theo thời gian. [Ảnh: Signatures of Asia]

Điều gì đã giúp mùa thu có được sự ưu ái như vậy? Vì sao cứ sang thu là lá cây lại chuyển màu?

Hãy bắt đầu từ mùa hè, khi lá cây còn là màu xanh nhờ chất diệp lục; sắc tố này tiếp nhận ánh sáng Mặt Trời để tạo ra năng lượng cho quá trình quang hợp của cây. Khi mùa hè kết thúc; thời gian chiếu sáng của Mặt Trời ngắn đi, điều này khiến lá cây không thể tiếp tục quang hợp trong mùa đông vì không khí khô và thiếu ánh sáng Mặt Trời, vì vậy cây phải làm hai việc:

  • Một là cây tạo thành một lớp vách tại mỗi chiếc lá để ngăn cách lá với cây để bảo vệ cây trong mùa đông lạnh và giúp cây không bị khô.
  • Hai là nó dừng sản xuất chất diệp lục vì cây sẽ không cần đến sắc tố này cho đến mùa xuân năm sau. 

Khi chất diệp lục không còn, sắc tố màu vàng và màu da cam có cơ hội xuất hiện. Lá cây ngừng sản xuất diệp lục [chất tạo điều kiện cho cây bắt ánh sáng và tạo ra năng lượng], màu vàng sẽ nhanh chóng xuất hiện, vốn xuất phát từ sắc tố gọi là Carotinoids. Sắc tố tự nhiên này khiến cà rốt có màu cam và lá cây dương mùa thu ngả vàng.

Lá cây chuyển sang màu vàng là do lá không tổng hợp được chất diệp lục và sắc tố Carotinoids dần xuất hiện. [Ảnh: hanotours.com]

Một số nhà khoa học cho rằng lá vẫn tiếp tục tạo ra chất carotinoids sau khi chất diệp lục ngừng hoạt động, bởi sắc vàng này vẫn có thể giúp chúng hấp thụ thêm một chút năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời nữa.

Ngoài lá màu vàng, một số loài cây lại cho lá màu đỏ như cây phong lá đỏ – biểu tượng của đất nước Canada. Màu đỏ này xuất phát từ sắc tố Anthocyanin, phức tạp hơn chút so với Carotinoids. 

Điều này có liên quan đến lớp vách tại mỗi chiếc lá. Khi lớp vách này xuất hiện, những chiếc lá sẽ rụng để bảo tồn năng lượng cho cây. Nhưng trước khi lá rụng, cây còn muốn giữ lại đường và chất dinh dưỡng từ lá, đây cũng chính lúc sắc tố Anthocyanin xuất hiện. 

Hiện nay có khá nhiều cách giải thích về việc một số loài cây lại chuyển lá sang màu đỏ nhưng cách lý giải được đồng tình nhiều nhất là:

Sắc tố Anthocyanin có tác dụng như một tấm lá chắn ánh sáng Mặt Trời ngăn các tia có hại như tia UV và đảm bảo cho lá cây khỏi cường độ ánh sáng quá mạnh. Nó cũng đóng vai trò là chất chống đông bảo vệ các tế bào không bị đóng băng và còn là chất chống oxy hóa. Ngoài ra, lá cây màu đỏ cũng là dấu hiệu của bệnh tật và mệt mỏi.

Màu đỏ của lá cây là do sắc tố Anthocyanin tạo nên, nó giúp bảo vệ tế bào khỏi những tác động tiêu cực từ môi trường. [Ảnh: Spoki]

Còn về lý do tại sao lá cây chuyển sang màu vàng hay màu đỏ, các nhà thực vật học cho rằng cây phát triển tốt nhất khi có đầy đủ ánh sáng thường có màu sắc sặc sỡ hơn, vì vậy chúng có thể tồn tại được trong mùa thu với sự bảo vệ của chất Carotinoids vàng. Các cây sống trong bóng râm hay đất cằn cỗi thường cần được bảo vệ nhiều hơn, vì vậy lá của chúng tạo ra nhiều Anthocyanin và trở nên sẫm màu hơn.

Thêm vào đó, khi thời tiết lạnh gần đóng băng, mức độ dinh dưỡng thấp, mức độ Anthocyanin tăng cao nhằm giúp cây thu thập năng lượng để vượt qua mùa đông khắc nghiệt. Còn khi thời tiết mưa nhiều và u ám nên sẽ không có nhiều lá đỏ vì không ánh nắng Mặt Trời, cây không cần sự bảo vệ của những sắc tố đỏ Anthocyanin. 

Sơn Tùng

Nguồn bài viết: //www.google.com/search?q=vi+sao+la+cay+thuong+doi+mau+khi+thoi+tiet+chuyen+sang+thu

Nhớ lại từ những kiến thức sinh học ở trường phổ thông, chúng ta đều biết rằng, màu xanh của lá cây có được là do chất diệp lục tạo nên. Khi tiết trời chuyển sang thu, lá bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc đỏ. Điều đó hoàn toàn không chứng tỏ chúng đang chết đi mà thay vào đó là biểu hiện bên ngoài của một chuỗi những quá trình rất thông minh đang diễn ra bên trong chiếc lá.

Lá vàng và lá đỏ trải qua hai quá trình chuyển hóa khác nhau. Khi chất diệp lục không còn hoạt động, hầu hết các loại lá chuyển sang màu vàng. Đây là một loại màu sắc vốn đã tồn tại sẵn trong lá nhưng bị lấn át bởi sắc xanh vào các mùa sinh trưởng của cây.

Nhưng trong khoảng một thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một cơ chế rất khác ở lá đỏ. Khi diệp lục ngừng thực hiện chức năng của mình, lá cũng sẽ chuyển thành màu vàng nếu như không có sự sản sinh rất nhanh chóng của một loại chất tạo màu tên là Anthocyanin. Nó là một loại chất không có sẵn ở trong lá - một loại sắc tố có tên anthocyanin.

Có một giả thiết được đưa ra rằng, màu đỏ của lá mùa thu chính là kết quả của 35 triệu năm trong cuộc đấu tranh giữa cây cối và sâu bọ khi chúng tìm kiếm thức ăn và nơi đẻ trứng vào mùa thu. Màu lá đỏ sẽ gây khó khăn cho sâu bọ trong việc nhận biết, nên chúng có xu hướng đi tìm những cây có lá màu vàng. Sự khác biệt giữa màu lá cây vào mùa thu ở Bắc Mỹ và châu Âu có thể được xem là bằng chứng cho giả thiết này. Ở châu Âu, lá các loại cây bản địa hầu hết đều chuyển sang màu vàng. Tuy nhiên, ở Bắc Mỹ, số lượng cây lá chuyển đỏ lại nhiều tương đương với số lượng cây lá chuyển vàng.

Để kiểm tra giả thiết trên, tiến sĩ Thomas Doring, giảng viên tại Đại học Imperial College London [Anh] cùng hai cộng sự đã tiến hành nghiên cứu xu hướng lựa chọn màu sắc của rệp vừng khi chúng tìm tới cây vào mùa thu để giao phối và đẻ trứng. Họ bôi 70 màu khác nhau lên 140 đĩa rồi đổ đầy nước để theo dõi số lượng rệp vừng đậu trên mỗi đĩa. Hai tuần sau, nhóm nghiên cứu nhận thấy số lượng rệp trên những đĩa màu xanh dương nhiều gấp ba lần so với đĩa có màu đỏ, nhưng đĩa màu vàng lại thu hút được số lượng rệp nhiều gấp 4 lần so với đĩa xanh. Sau đó, tiến sĩ Thomas dùng màu sắc của vài trăm loại lá thuộc nhiều loài cây để bôi lên đĩa và lặp lại thử nghiệm.

Kết quả cho thấy những lá màu đỏ không thu hút được nhiều rệp bằng lá xanh và vàng. Từ thí nghiệm này nhóm chuyên gia đã nhận định, lá một số loài cây chuyển màu đỏ để chống lại rệp vừng. Nếu loài côn trùng này đậu lên lá để đẻ trứng với số lượng lớn, sự sinh trưởng của cây có thể chậm lại và sức khỏe của chúng sẽ giảm sút.

Một giả thiết khác cho rằng, sự khác biệt giữa lượng sắc tố Anthocyanin ở lá cây sống trong cùng một khu vực có thể liên quan đến độ màu mỡ của đất nơi cây sinh trưởng. Chúng phản ánh nỗ lực giữ lại lượng chất dinh dưỡng lá cây đã tổng hợp được trong vòng đời của mình. Khảo sát sơ bộ với cây phong lá đỏ và cây sweeg gum [loại cây có hình dạng lá giống lá phong đỏ nhưng màu xanh] của một sinh viên tại Charlotte, N.C đã cho thấy sự liên quan giữa màu lá cây vào mùa thu và chất lượng đất. Nơi đất thấp giàu dinh dưỡng hơn, lá cây hầu hết chuyển sang màu vàng vào mùa Thu. Còn ở những vùng đất cao khô cằn, lá cây lại chuyển sang màu đỏ.

“Sự liên hệ được thể hiện rất rõ ràng”, nhà sinh lý học cây trồng Bill Hoch thuộc Đại học Montana ở Bozeman cho biết. Hơn thế nữa, những khám phá này tương đồng với kết quả ông tìm được về chức năng của chất Anthocyanin kỳ diệu.

“Các kết quả thí nghiệm là một minh chứng rất rõ ràng cho việc Anthocyanin giúp cây lấy được lượng dinh dưỡng tối đa tổng hợp từ lá trước khi chúng lìa cành”, Ông giải thích rằng, quá trình quang hợp ánh sáng trong lá vào mùa thu càng diễn ra lâu bao nhiêu thì lượng chất dinh dưỡng được dự trữ để sử dụng trong mùa Xuân càng nhiều bấy nhiêu. Vậy nên, ở nhiều nơi đất đai cằn cỗi như những quả đồi ở Bắc Carolina [Mỹ], người ta nhận ra mùa thu khi thấy lá cây dần chuyển sang sắc đỏ rực rỡ. Khi mùa Thu đến, chất Anthocyanin bảo vệ những lục lạp xanh còn sót lại trong lá. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những cây sinh trưởng ở nơi điều kiện khắc nghiệt, nơi đất nghèo dinh dưỡng, vì nó cho phép chúng có thể sản xuất nhiều hơn các hợp chất hữu cơ cần thiết.

Lợi ích của màu đỏ đã rõ ràng, nhưng tại sao lá của một số loài cây vẫn chuyển màu vàng khi mùa thu tới? “Về mặt lý thuyết, thực vật phải hứng chịu tổn thất cho việc chuyển sang màu đỏ. Nếu thiệt hại mà côn trùng gây ra lớn hơn tổn thất phát sinh từ việc sản xuất sắc tố đỏ vào mùa thu, lá cây sẽ có xu hướng chuyển sang màu đỏ. Ngược lại, nếu thiệt hại do côn trùng gây ra thấp hơn, cây sẽ giữ lại màu vàng trên lá”. Tuy vẫn là giả thuyết về nguồn gốc nhưng ít nhất thì mọi người đã hiểu rằng, nếu muốn xua đuổi lũ côn trùng gây hại khỏi ruộng đồng vào mùa thu, chúng ta nên trồng nhiều loại cây lá đỏ.

Tham khảo: Earthsky

Theo Genk, Earthsky

Video liên quan

Chủ Đề