Chuỗi cung ứng kết hợp là gì

Một sản phẩm muốn đến được tay bạn phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Trước tiên hành trình sẽ bắt đầu từ nhà cung cấp nguyên vật liệu, kế đến là các nhà máy, xưởng sản xuất, rồi tiếp tục được vận chuyển đến các đại lý, cửa hàng bán lẻ và sau cùng mới tới tay bạn.

Một loạt các hoạt động trên nằm trong một hệ thống có liên kết chặt chẽ có tên gọi chuỗi cung ứng. Có lẽ ai trong chúng ta cũng đều nghe đến cụm từ này rồi. Thế nhưng, hôm nay Ms Uptalent sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về khái niệm, vai trò, đặc điểm và các dạng chuỗi cung ứng phổ biến qua bài viết Chuỗi cung ứng và những điều cần biết.

Chuỗi cung ứng là gì?

Theo Hiệp hội các chuyên gia về quản trị chuỗi cung ứng thì chuỗi cung ứng hay supply chain được định nghĩa như sau:

Chuỗi cung ứng là một hệ thống bao gồm các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan đến việc vận chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất đến người tiêu dùng.

Chuỗi cung ứng là một hệ thống bao gồm các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan đến việc vận chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất đến người tiêu dùng.

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa chuỗi cung ứng và logistics. Dù hai khái niệm này có nhiều nét tương đồng nhưng trên thực tế bản chất hoàn toàn khác nhau. Một khi không phân định rõ sẽ khiến nhà quản lý khó lòng quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả.

Trong thực tế logistics là thuật ngữ chỉ hoạt động hậu cần. Tức là hoạt động quản lý kho bãi, vận chuyển, giao nhận và phân phối hàng hóa. Còn chuỗi cung ứng bao gồm một mạng lưới liên kết các hoạt động, thông tin và nguồn lực để chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng.


>>>> Xem thêm:10 câu hỏi phỏng vấn Supply Chain Manager phổ biến nhất

Nói một cách dễ hiểu thì chuỗi cung ứng có phạm vi rộng hơn và logistics là một yếu tố thuộc về chuỗi cung ứng. Theo đó khi nhắc đến quản lý chuỗi cung ứng, ta có thể hiểu điều đó đã bao gồm cả quản lý logistics.

Vai trò của chuỗi cung ứng

Những việc làm hấp dẫn

Nhân Viên Hành Chính - Nhân Sự

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Sản Xuất

Senior Sales Executive

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng kỹ thuật, Người nước ngoài/Việt Kiều, Bán hàng [Khác]

System Specialist [ Manufacturing, $1300, ID11570]

Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi CNTT-Phần mềm , Kỹ thuật ứng dụng

Nhân Viên Kinh Doanh

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Chăm sóc sức khỏe/Thiết bị Y tế, Bán hàng chăm sóc sức khỏe, Bán hàng [Khác]

HR Manager

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Hành chánh/Thư ký , Nhân sự

Môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt vì vậy để trụ vững và phát triển các doanh nghiệp cần quan tâm đến hoạt động kinh doanh của nhà cung cấp và cả khách hàng của họ. Nghĩa là doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến sự dịch chuyển của nguyên vật liệu, hoạt động sản xuất sản phẩm, cách vận chuyển, bảo quản, đóng gói hàng hóa, Trong khi đó toàn bộ những hoạt động này đều được liên kết với nhau qua chuỗi cung ứng.

Trước bối cảnh giá bán và giá mua hàng hóa trên thị trường ngày càng bị siết chặt thì doanh nghiệp sở hữu chuỗi cung ứng mạnh sẽ giành ưu thế cạnh tranh lớn hơn. Bởi vậy 90% CEO trên thế giới đều coi trọng việc quản lý chuỗi cung ứng.

Các doanh nghiệp có chuỗi cung ứng lớn, có sức ảnh hưởng sẽ trở thành kẻ thống trị trên thị trường và chiếm được lòng tin của khách hàng. Qua đó mà giá trị của cổ đông được gia tăng, các chiến lược kinh doanh được mở rộng hơn và doanh nghiệp cũng ngày càng vươn xa hơn.

Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng còn là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ. Thực tế đã cho thấy, nhờ chuỗi cung ứng hiệu quả mà các tập đoàn lớn như Dell, Wal-Mart đạt được lợi nhuận cao hơn so với công ty khác trong ngành 4-6%. Hoặc là các công ty hàng đầu thế giới như Apple, Samsung, Coca đã làm tăng giá trị của mình hơn 40 % so với công ty đối thủ nhờ quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, kết quả các nghiên cứu độc lập cũng cho thấy quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng có thể làm giảm chi phí chuỗi từ 25-50%, lượng hàng tồn kho giảm 25-60%, độ chính xác trong dự báo sản xuất tăng 25-80%, vòng cung ứng đơn hàng tăng 30-50% và lợi nhuận sau thuế tăng đến 20%.

Từ những điều trên có thể nhận thấy vai trò quan trọng của chuỗi cung ứng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên vấn đề quan trọng hơn hết là bạn phải quản lý chuỗi cung ứng thế nào cho hiệu quả để mang lại cho công ty lợi nhuận tối ưu.


Đặc điểm của chuỗi cung ứng

Một chuỗi cung ứng hiệu quả cần có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, phù hợp với chiến lược, mục tiêu kinh doanh của từng doanh nghiệp. Một chuỗi cung ứng được xem là hiệu quả khi có thể gắn kết với chiến lược phát triển của doanh nghiệp tại từng giai đoạn cụ thể. Đồng thời chuỗi cung ứng còn phải phù hợp với các đặc thù của doanh nghiệp, bao gồm: thị trường, thế mạnh và các nguồn lực khác.

Thứ hai, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Có chuỗi cung ứng hiệu quả, công ty của bạn có thể sản xuất đúng sản phẩm phù hợp với từng phân khúc thị trường. Cũng như đảm bảo cung cấp hàng hóa kịp thời cho khách hàng.

Thứ ba, phù hợp với vị thế thị trường của doanh nghiệp. Cho dù công ty của bạn đang ở vị trí nào trên thị trường, thương hiệu mạnh hay yếu, quy mô lớn hay nhỏ, thì đều có lựa chọn riêng về nhà cung cấp và khách hàng mục tiêu.

Thứ tư, thích ứng nhanh với những thay đổi. Chuỗi cung ứng hoạt động dựa trên sự trao đổi thông tin qua lại giữa các bên liên quan. Vì vậy, quản lý tốt chuỗi cung ứng sẽ giúp bạn nắm bắt nhanh những thay đổi của thị trường, của đối thủ để đưa ra quyết định kịp thời.

Các dạng chuỗi cung ứng phổ biến

Hiện tại có 6 mô hình chuỗi cung ứng phổ biến, bao gồm:

Thứ nhất, mô hình dòng chảy liên tục: Đây là một trong những mô hình chuỗi cung ứng truyền thống. Mô hình này hoạt động dựa trên sự ổn định cung cầu. Các quy trình của nó được lên lịch sao cho đảm bảo sự liên tục của dòng thông tin và sản phẩm. Bởi vậy mô hình này chỉ phù hợp với các ngành công nghiệp lâu đời, có sự ổn định nhất định. Tác dụng của mô hình là cung cấp sự ổn định trong các tình huống yêu cầu cao. Các công ty sản xuất nhiều lần một loại hàng hóa và có tệp nhu cầu khách hàng ít thay đổi sẽ phù hợp với mô hình này nhất.

Thứ hai, mô hình Agile: Dạng chuỗi cung ứng này phù hợp nhất với những ngành mà nhu cầu khách hàng không thể dự đoán trước và các sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng. Agile tập trung vào khả năng tăng cường sản xuất tại một thời điểm nhưng vẫn có thể duy trì trạng thái tĩnh khi nhu cầu thấp.

Thứ ba, mô hình chuỗi cung ứng nhanh: Đây là mô hình phù hợp nhất với ngành sản xuất sản phẩm hợp thời trang và có vòng đời ngắn, như các mặt hàng quần áo. Theo đó các doanh nghiệp cần đưa sản phẩm ra thị trường trước khi xu hướng kết thúc. Giá trị của doanh nghiệp trong ngành này được đánh giá dựa trên mức độ nhanh chóng và hiệu quả trong việc cập nhật các xu hướng mới nhất. Vận dụng mô hình cung ứng này sẽ tạo cho doanh nghiệp sự linh hoạt nhất định.


>>>> Bạn xem thêm:4 công việc chính của giám đốc chuỗi cung ứng

Thứ tư, mô hình linh hoạt: mô hình này phù hợp với doanh nghiệp trong các ngành không có nhu cầu đột xuất hoặc có đỉnh nhu cầu tương đối có thể dự đoán được và có thời gian sản xuất dài với khối lượng công việc ít. Điển hình là các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa theo mùa hoặc theo các ngày lễ. Doanh nghiệp áp dụng mô hình linh hoạt sẽ có đủ tự do để đáp ứng số lượng nhu cầu cao và quản lý khối lượng công việc ít trong thời gian dài. Hoạt động sản xuất có thể bắt đầu và ngừng dễ dàng.

Thứ năm, mô hình có cấu hình tùy chỉnh: Thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô. Mô hình này cung cấp cấu hình tùy chỉnh cho quy trình lắp ráp và sản xuất. Nó chính là sự kết hợp giữa mô hình nhanh và mô hình dòng chảy liên tục.

Thứ sáu, mô hình hiệu quả: Mô hình này phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh cao và giá cả giữ vai trò quan trọng. Để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất, doanh nghiệp phải tối đa hóa việc sử dụng máy móc và các tài sản khác theo ý họ để đạt hiệu suất thiết bị cao và giảm chi phí. Đồng thời quản lý hàng tồn kho và thực hiện đơn hàng là những nhiệm vụ trọng tâm giúp đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Qua bài viết này Ms Uptalent đã chia sẻ cùng bạn đọc những thông tin quan trọng nhất về chuỗi cung ứng. Hy vọng từ những thông tin Uptalent chia sẻ các bạn hiểu rõ chuỗi cung ứng là gì cũng như vai trò và đặc điểm của một chuỗi cung ứng hiệu quả. Hãy nhớ theo dõi Uptalent để khám phá những thông tin ngành nghề hấp dẫn khác nhé!

------------------------------------

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080

Email: /

Website: //hrchannels.com/

Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


  • chuỗi cung ứng

Video liên quan

Chủ Đề