Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm tập tính gì

Vì sao 'Chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay cao thì nắng bay vừa thì râm'?

[VOH] – Câu tục ngữ 'Chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay cao thì nắng bay vừa thì râm' là thành quả đúc kết kinh nghiệm của cha ông ta qua việc quan sát hiện tượng tự nhiên để dự báo tiết trời.

Ông cha ta có câu "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay cao thì nắng bay vừa thì râm" để nói về thời tiết dựa trên việc quan sát tầm bay của chuồn chuồn. Cho đến nay, câu tục ngữ này vẫn còn được áp dụng và trở nên vô cùng thân thuộc với người dân Việt Nam.

1. Giải thích câu tục ngữ "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay cao thì nắng bay vừa thì râm"

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ của nước ta có rất nhiều câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng thời tiết. Trong đó, câu nói quen thuộc và phổ biến nhất có lẽ là "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay cao thì nắng bay vừa thì râm".

Ông cha ta vẫn thường dự đoán thời tiết thông qua quan sát tầm bay của chuồn chuồn

Đọc qua câu tục ngữ trên có lẽ ai cũng hiểu được ý nghĩa của câu nói. Trong ngày, khi quan sát cánh chuồn chuồn bay ta có thể dự đoán được thời tiết. Nếu chuồn chuồn bay thấp có nghĩa là trời sắp mưa, nếu chuồn chuồn bay cao có nghĩa là trời sẽ nắng đẹp, còn chuồn chuồn bay vừa, không cao không thấp thì trời sẽ râm mát.

Chỉ là một câu nói đơn giản nhưng nó lại dự báo được thời tiết một cách chính xác đến lạ kỳ. Vào thời đại xưa, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, phương tiện thông tin đại chúng chưa phổ biến thì cách dự đoán thời tiết thông qua quan sát hiện tượng tự nhiên này giúp đỡ rất nhiều cho cuộc sống của người dân. Nhất là với đất nước lấy nông nghiệp làm gốc như nước ta lúc bấy giờ.

Cho đến nay, rất nhiều người vẫn còn áp dụng câu nói trên để dự đoán thời tiết. Câu tục ngữ này cũng dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ nên từ người già đến trẻ nhỏ, ai ai cũng thuộc lòng.

Xem thêm: Giải thích ý nghĩa tục ngữ Nắng chóng trưa, Mưa chóng tối

2. Cơ sở khoa học của câu tục ngữ "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay cao thì nắng bay vừa thì râm"

Câu nói của cha ông ta hoàn toàn đúng theo lý giải khoa học

Câu tục ngữ trên của cha ông ta cũng hoàn toàn chính xác theo lý giải khoa học ngày nay. Theo nguyên lý vật lý, sở dĩ chuồn chuồn có thể bay cao hay thấp là do ảnh hưởng của áp suất không khí lên đôi cánh. Và có một mối liên hệ mật thiết giữa áp suất và độ ẩm không khí, hay nói cách khác chính là thời tiết của chúng ta.

Chuồn chuồn là loài vật có đôi cánh vô cùng mỏng, gần như trong suốt với những nan cánh đặc biệt thu hút được độ ẩm của không khí. Khi trời sắp mưa, độ ẩm không khí tăng cao, hơi nước đọng lại trên đôi cánh chuồn chuồn khiến nó trở nên nặng nề. Kết quả là chúng không thể bay cao được mà phải bay tà tà sát mặt đất. Còn khi trời nắng, độ ẩm không khí giảm, cánh chuồn chuồn khô và nhẹ giúp chúng bay cao dễ dàng.

Cánh chuồn chuồn có thể hút độ ẩm trong không khí

Có thể thấy thời đại của ông cha ta không thể biết được nguyên lý khoa học để phân tích hiện tượng bay cao bay thấp của chuồn chuồn. Nhưng bằng sự quan sát tỉ mỉ, ông cha ta đã có thể dự báo thời tiết một cách chính xác bằng phương pháp cực kỳ đơn giản.

Qua đó, ta cũng có thể thấy được kinh nghiệm sống phong phú cũng như khả năng phân tích, tổng hợp đáng nể của người xưa. Chỉ nhờ một hiện tượng lặp đi lặp lại hàng ngày mà có thể dự đoán mưa, nắng dễ dàng cũng như để lại kiến thức bổ ích cho con cháu đời sau.

Xem thêm: Những câu ca dao tục ngữ đúc kết kinh nghiệm của ông cha về thời tiết nắng mưa

3. Những câu ca dao, tục ngữ hay về thời tiết

Ông cha ta có một kho tàng ca dao tục ngữ đồ sộ về thời tiết

Ngoài câu tục ngữ "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay cao thì nắng bay vừa thì râm", kho tàng ca dao tục ngữ nước ta vẫn còn rất nhiều câu nói hay nói về thời tiết. Bạn có thể thường xuyên bắt gặp những câu nói sau:

1. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt: Tháng bảy thấy kiến kéo đàn bò lên cao tức là sắp có mưa lớn, lũ lụt.

2. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ: Khi trời có màu vàng như mỡ gà tức là sắp có mưa to.

3. Mống bên đông, vồng bên tây, chẳng mưa dây thì bão giật: Nếu thấy có cầu vồng ở phía đông hoặc phía tây là trời sắp mưa to gió lớn.

4. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa: Nếu thấy quanh trăng có một vòng sáng thì tức là trời còn nắng hạn, oi bức, còn xung quanh trăng có vầng sáng mờ lan tỏa tức là trời sắp có mưa.

5. Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa: Đang mùa hè nắng nóng, nếu thấy cỏ gà đang xanh mà đâm đầy rễ trắng tức là trời sắp mưa.

Dự đoán thời tiết dựa vào hình ảnh cầu vồng

6. Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa: Sau cơn mưa mà có nắng thường sẽ thấy cầu vồng, nếu cầu vồng dài thì mưa lớn dễ lũ lụt, còn nếu cầu vồng ngắn, chỉ nhìn thấy một đoạn tức là trời còn mưa nhưng sẽ ít hơn.

7. Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu: Nếu nhìn thấy trăng mờ [nhiều hơi nước, sắp có mưa], cấy lúa nỏ [lúa cấy ruộng cao, khô] sẽ tốt , còn nếu trăng tỏ [trời nắng, không mưa] thì cấy lúa sâu [lúa cấy ruộng trũng] sẽ tốt.

8. Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét: Khi nào thấy sếu kêu nhiều tức là mùa rét sắp đến vì sếu thường bay về phương Nam tránh rét.

9. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa: Nếu ở phía đông có chớp kèm tiếng gà gáy thì có nghĩa là trời sắp mưa to.

10. Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão: Tháng bảy khi trời nổi gió heo may mà chuồn chuồn bay nhiều thì sắp có bão đến.

Có rất nhiều câu tục ngữ liên quan đến chuồn chuồn được ông cha ta dùng để dự báo thời tiết

11. Ba ngày gió nam mùa màng mất trắng: Nếu gió nam [gió Lào] – luồng gió có tính chất khô nóng – thổi kéo dài 3 ngày liên tục sẽ ảnh hưởng nặng đến mùa màng của người nông dân.

12. Đường đi kiến đắp thành bờ, chẳng mưa thì gió còn ngờ vực chi: Nếu thấy kiến đắp bờ, tổ kiến đang được xây tức là sắp có mưa bão.

13. Sấm tháng mười cày cươi mà cấy: Nếu tháng mười âm lịch thấy sấm chớp thường xuyên tức là vụ mùa sắp tới sẽ được mùa, đầy đủ nước tưới, nên tranh thủ tận dụng cấy lúa cho vừa.

14. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước: Ếch nhái kêu nhiều tức là trời sắp mưa to.

15. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa: Ban đêm nếu quan sát thấy trời đầy sao tức là ngày mai trời sẽ nắng, còn nếu thấy ít hoặc không có sao tức là trời mây nhiều, ngày mai sẽ có mưa.

Trên đây là giải thích chi tiết về câu tục ngữ "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay cao thì nắng bay vừa thì râm" và những câu nói tương tự giúp dự báo thời tiết mà cha ông ta để lại. Hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm nhiều điều và có thêm nhiều thông tin hữu ích.

Nguồn ảnh: Internet

Đề bài:

A. Học được, hỗn hợp.

B. Học được.

C. Hỗn hợp.

D. Bẩm sinh.

D

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình mới học bài ''Tập tính '' xong,có 1 câu hỏi là :''Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,bay cao thì nắng ,bay vừa thì râm'' thì đây là loại tập tính nào ??.Mình nói là tập tính học đc của con chuồn chuồn nhưng cô mình thì lại nói là sai bét,đó là tập tính bẩm sinh ...

??.Mình chưa hiểu nửa,ko lẽ là con chuồn chuồn bẩm sinh là có khả năng điều khiển thời tiết !!!. Vậy bạn nào giải thích giúp mình với ..
Câu 2: Giải thích vì sao ếch chỉ bắt được mồi động ? [Câu này nửa nha ]

anh sẽ giài thích ngắn gọn như sau
chuồn chuồn có tập tính đó là bẩm sinh là vì đôi cánh chuồn chuồn có 1 chuỗi cảm ứng về nhiệt độ và cảm ứng. vì nó theo tậph tính đẻ trứng theo mùa của nó được truyền từ các đời của chuồn chuồn. Khi nhiệt độ cao thì lượng không khí ẩm môi trường thấp thì nước sông ao hồ đều thấp nên nó ko đẻ trứng.khi trời mưa thì nó lại bay thấp vì mưa xuống thì nó sẽ đẻ trứng[chuồn chuồn đẻ trứng ở trong nước]cứ mỗi lần nó chạm vào mặt nước là nó đẻ trứng vào trong dòng nước.nếu có gì còn thắc mắc thì anh giải thích sau

anh sẽ giài thích ngắn gọn như sau
chuồn chuồn có tập tính đó là bẩm sinh là vì đôi cánh chuồn chuồn có 1 chuỗi cảm ứng về nhiệt độ và cảm ứng. vì nó theo tậph tính đẻ trứng theo mùa của nó được truyền từ các đời của chuồn chuồn. Khi nhiệt độ cao thì lượng không khí ẩm môi trường thấp thì nước sông ao hồ đều thấp nên nó ko đẻ trứng.khi trời mưa thì nó lại bay thấp vì mưa xuống thì nó sẽ đẻ trứng[chuồn chuồn đẻ trứng ở trong nước]cứ mỗi lần nó chạm vào mặt nước là nó đẻ trứng vào trong dòng nước.nếu có gì còn thắc mắc thì anh giải thích sau


Hôm nay mình vừa học xong bài này, theo mình anh phinguyen_onlylove trả lời đúng rồi đó, sáng nay học cô mình cũng nói thế...

Thế àh.Vậy giải thích giùm là tại sao mấy hôm trời mưa,chim én thường bay thấp cái. Giải thích như 2 you trên là đc rùi nhưng còn thiếu 1 nửa.

Một nửa nữa là,vào những hôm trời mưa,các loại sâu bọ,sinh vật phù du,ruồi muỗi đều hoạt động tầm thấp và hoạt động nhiều chứ ko bay cao như trước>>>>>Muốn ăn thì lăn vào bếp,chuồn chuồn phải bay thấp xuống mà kiếm miếng ăn>>>>>Ko chết đói ai thương]


Đây là tập tính bẩm sinh nhưng vẫn nên thêm 1 chú giải như vậy nữa nhé bạn

Thế àh.Vậy giải thích giùm là tại sao mấy hôm trời mưa,chim én thường bay thấp cái. Giải thích như 2 you trên là đc rùi nhưng còn thiếu 1 nửa.

Một nửa nữa là,vào những hôm trời mưa,các loại sâu bọ,sinh vật phù du,ruồi muỗi đều hoạt động tầm thấp và hoạt động nhiều chứ ko bay cao như trước>>>>>Muốn ăn thì lăn vào bếp,chuồn chuồn phải bay thấp xuống mà kiếm miếng ăn>>>>>Ko chết đói ai thương]


Đây là tập tính bẩm sinh nhưng vẫn nên thêm 1 chú giải như vậy nữa nhé bạn


hay thiệt đó......bây giờ mình mới biết nghe cũng có vẻ hợp lí đó.............

Mình mới học bài ''Tập tính '' xong,có 1 câu hỏi là :''Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,bay cao thì nắng ,bay vừa thì râm'' thì đây là loại tập tính nào ??.Mình nói là tập tính học đc của con chuồn chuồn nhưng cô mình thì lại nói là sai bét,đó là tập tính bẩm sinh ...??.Mình chưa hiểu nửa,ko lẽ là con chuồn chuồn bẩm sinh là có khả năng điều khiển thời tiết !!!. Vậy bạn nào giải thích giúp mình với ..
Câu 2: Giải thích vì sao ếch chỉ bắt được mồi động ? [Câu này nửa nha ]


câu 1 em phải giải thick thêm về mặt vật lí nữa :như em đã biết thì cánh của chuồn chuồn mỏng, khi trời sắp mưa thì lúc đó độ ẩm của môi trường cao, hơi nước start ngưng tụ thành những hạt li ti, đậu trên cánh của chuồn chuồn thế là phải xuống thui, nhưng trường hợp này chỉ giải thích đc cho các loài có cánh mỏng mà thui

Em cảm ơn mọi người đã giúp . Cô em thì giải thích theo kiểu rất riêng,cô phân tích là chuồn chuồn bay=>đây là bẩm sinh lun àh !![vì nó tự có mà ] chứ ko giải thích kỹ như anh chị đâu :-SS.
Sẳn đây anh chị giải thích dùm em câu 2 với nha [em coi ''Đường lên đỉnh Olympia'' đố vậy đó ]

Mình mới học bài ''Tập tính '' xong,có 1 câu hỏi là :''Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,bay cao thì nắng ,bay vừa thì râm'' thì đây là loại tập tính nào ??.Mình nói là tập tính học đc của con chuồn chuồn nhưng cô mình thì lại nói là sai bét,đó là tập tính bẩm sinh ...??.Mình chưa hiểu nửa,ko lẽ là con chuồn chuồn bẩm sinh là có khả năng điều khiển thời tiết !!!. Vậy bạn nào giải thích giúp mình với ..
Câu 2: Giải thích vì sao ếch chỉ bắt được mồi động ? [Câu này nửa nha ]

1/ ai bảo đó là tập tính lúc trời sắp mưa cánh chuồn chuồn mỏng lượng nc trg kk nhìu >>> ko thể bay lên cao dc lúc nắng thì ngc lại >>> đó ko phải là tập tính mà trời bắt nó phải thế

2/ chắc là do mắt ếch ko nhìn dc, ếch bắt dc mồi là do bộ phận nào đó [da] cảm nhận dc sự chuyển động [em ngu sinh nên chỉ trả lời theo cảm tính]

câu hai hơi khó trả lời:Ếch thường ăn những con mồi động một phần là vì dễ định vị được con mồi hơn vì tai ếc được cấu tạo rất thính và nhạy.Với lại mắt ếch rất linh họat , cấu tạo khác với các lòai động vật khác có thể di chuyển linh động trong hốc mắt nên dễ dàng theo đuỗi con mồi.À còn một thứ đó là ếch thích ăn ruồi và muỗi mà chúng thì lại thích bay đi bay lại nên vì cái bao tử của mình ếch phải cố thôi....

Đùa đấy! Nhưng thôi. Giải thích câu 2:Các bạn đã bao giwof thấy con cóc hay con ếch nào ăn muỗi khi con muỗi đó đã chết hoặc ko cử động chưa. mà ko phải cóc hay ếch kể cả chim chóc gì cũng vậy. bởi vì đó là tập tính bẩm sinh,bản năng của nó như thế,chỉ măm cái gì còn di chuyển đc thôi.

Chứ chết rồi thì ngu gì mà măm>>>Lỡ dịch cúm thì sao?Ai chịu? ]] ^_^

Đùa đấy! Nhưng thôi. Giải thích câu 2:Các bạn đã bao giwof thấy con cóc hay con ếch nào ăn muỗi khi con muỗi đó đã chết hoặc ko cử động chưa. mà ko phải cóc hay ếch kể cả chim chóc gì cũng vậy. bởi vì đó là tập tính bẩm sinh,bản năng của nó như thế,chỉ măm cái gì còn di chuyển đc thôi.

Chứ chết rồi thì ngu gì mà măm>>>Lỡ dịch cúm thì sao?Ai chịu? ]] ^_^


nói nghe có vẻ hay đấy.uh thật ra câu hỏi 2 mình cũng ko rõ lắm......có lẽ bạn nói đúng đó....

Video liên quan

Chủ Đề