Chương trình doanh nghiệp tài trợ học phí cho học viên có cam kết đi làm ngay sau khi học

1. Nhà nước thực hiện chính sách cho vay đối với hộ cận nghèo nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Điều 1: Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg quy định: NHCSXH thực hiện cho vay hộ cận nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh nhằm góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.

Chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ.

2. Thế nào là hộ cận nghèo?

Trả lời:

Điều 1: Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 quy định:

- Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/ người/tháng.

- Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/ người/tháng.

3. Mức cho vay đối với hộ cận nghèo được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg, mức cho vay đối với hộ cận nghèo do NHCSXH và hộ cận nghèo thỏa thuận nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa phục vụ sản xuất kinh doanh áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ.

4. Lãi suất cho vay và thời hạn cho vay đối với hộ cận nghèo được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 3, Điều 4 Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg, lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo được quy định như sau:

- Lãi suất cho vay bằng 130% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ.

- Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.

- Thời hạn cho vay do NHCSXH và hộ cận nghèo vay vốn thỏa thuận phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.

5. Xin cho biết điều kiện, hồ sơ và thủ tục cho vay đối với hộ cận nghèo?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg, điều kiện, hồ sơ, thủ tục và quy trình cho vay đối với hộ cận nghèo được thực hiện như đối với cho vay hộ nghèo, cụ thể như sau:

a] Điều kiện để được vay vốn:

- Người vay cư trú hợp pháp tại địa phương;

- Có tên trong danh sách hộ nghèo được UBND cấp xã quyết định theo chuẩn hộ cận nghèo;

- Được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của UBND cấp xã.

b] Hồ sơ vay vốn bao gồm:

Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay [mẫu số 01/TD] [bản chính].

Số bộ hồ sơ: Một bộ.

c] Thủ tục cho vay:

Bước 1:

- Người vay tự nguyện gia nhập Tổ tiết kiệm và vay vốn tại nơi sinh sống.

- Người vay viết giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay mẫu số 01/TD] gửi Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Bước 2:

- Tổ tiết kiệm và vay vốn nhận giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay [mẫu số 01/TD] của tổ viên, tiến hành tổ chức họp tổ để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ. Nếu hồ sơ vay vốn chưa đúng thì hướng dẫn người vay làm lại. Sau đó lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn [mẫu số 03/TD] kèm giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay [mẫu số 01/TD] của các tổ viên trình UBND cấp xã.

- UBND cấp xã xác nhận các hộ xin vay đúng là những hộ thuộc diện nghèo theo quy định và hiện đang cư trú hợp pháp tại xã trên danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH [mẫu 03/TD].

- Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ tiết kiệm và vay vốn có trách nhiệm gửi bộ hồ sơ xin vay tới NHCSXH cấp huyện để làm thủ tục phê duyệt cho vay.

Bước 3:

- NHCSXH nhận bộ hồ sơ vay vốn tiến hành xem xét, phê duyệt cho vay.

- Sau khi phê duyệt, NHCSXH gửi thông báo kết quả phê duyệt cho vay [mẫu số 04/ TD] tới UBND cấp xã.

Bước 4:

- UBND cấp xã thông báo đến tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác cấp xã để thông báo tới Tổ tiết kiệm và vay vốn và Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo đến người vay. 

Page 2

Ông Vi Văn Phảo ở xã Tát Ngà, huyện Mèo Vạc [Hà Giang] hỏi: Tôi được biết, các hộ nghèo ở các huyện nghèo sẽ được vay vốn vay ưu đãi từ NHCSXH. Vậy cụ thể các hộ nghèo được vay vốn như thế nào? 

  • Câu trả lời
  • Để hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo ở các huyện nghèo có điều kiện vươn lên, ngày 31/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2621/QĐ-TTg về vấn đề này. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng, NHCSXH cũng có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc cho vay vốn đối với hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo.

    Theo đó, hộ nghèo trên các địa bàn huyện nghèo được vay vốn ưu đãi lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo [hiện nay lãi suất cho vay hộ nghèo là 0,65%/tháng] với mức tối đa là 10 triệu đồng/hộ khi vay vốn NHCSXH để mua giống gia súc, gia cầm, thủy sản hoặc phát triển ngành nghề. Thời gian được hỗ trợ lãi suất tối đa là 3 năm; việc cho vay hỗ trợ lãi suất theo quy định này được thực hiện đối với các khoản vay phát sinh kể từ ngày 01/1/2014.

    Trong trường hợp người vay đã vay vốn chương trình hộ nghèo [kể cả trường hợp người vay đã vay đến mức tối đa 30 triệu đồng] nếu có nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích mua giống gia súc, gia cầm, thủy sản hoặc phát triển ngành nghề thì tiếp tục được vay thêm tối đa 10 triệu đồng, với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo trong thời gian tối đa 3 năm.

    Đối với trường hợp hộ nghèo có nhu cầu vay vốn trên 10 triệu đồng và thời hạn vay vốn trên 3 năm thì được vay trên 10 triệu đồng và thời hạn vay vốn trên 3 năm được áp dụng lãi suất cho vay hộ nghèo và các quy định về cho vay hộ nghèo hiện hành.

Em muốn hỏi Ngân hàng có sản phẩm nào cho sinh viên vay vốn với lãi suất ưu đãi không?. Em đang là sinh viên nên đang cần vay một khoản tiền để đóng học phí. Vì vậy, mong Ngân hàng trả lời giúp em câu hỏi trên. Em xin chân thành cảm ơn!

  • Câu trả lời
  • Căn cứ vào Công văn số 85/NHCS-TD ngày 13/01/2006 của Tổng giám đốc NHCSXH về việc hướng dẫn thực hiện thí điểm chuyển nghiệp vụ cho vay trực tiếp đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn sang cho vay đối với hộ gia đình.

    Đối tượng được vay chương trình này là: các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có con là học sinh, sinh viên đang theo học hệ chính quy tập trung tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề công lập, bán công hoặc dân lập ở trong nước, có thời gian đào tạo từ một năm trở lên.

    Để được vay vốn chương trình này, hộ gia đình phải có đủ các điều kiện sau:

    - Có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay.

    - Có con hoặc người được đại diện theo pháp luật là sinh viên được vào học [có Giấy báo tựu trường đối với sinh viên năm thứ nhất] hoặc đang theo học tại các trường đào tạo trong nước có thời gian từ một năm trở lên [có Giấy xác nhận là đang theo học tại nhà trường đối với sinh viên từ năm thứ hai trở đi] và là hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn được chính quyền địa phương nơi cư trú hợp pháp của gia đình xác nhận.

    - Bố [mẹ], hoặc người đại diện theo pháp luật là người đại diện cho hộ gia đình [sau đây gọi là người vay] chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với NHCSXH, chịu trách nhiệm trả nợ Ngân hàng và chấp nhận, thực thi quy định cho vay của NHCSXH.

Người mất sức lao động đang được hưởng chế độ của Nhà nước lương hàng tháng mất sức 61% trở lên có được vay vốn NHCSXH không? Thủ tục và lãi suất vay như thế nào?. Xin cảm ơn!

  • Câu trả lời
  • Câu hỏi của bạn nêu chưa rõ bạn thuộc đối tượng là hộ nghèo hay đối tượng chính sách khác thuộc các chương trình cho vay của NHCSXH. Nên NHCSXH không thể trả lời cụ thể theo trường hợp của bạn mà bạn liên hệ thực tế bản thân vào một trong các trường hợp sau:  

    1. Nếu bạn là người mất sức lao động thuộc đối tượng hộ nghèo nằm trong danh sách hộ nghèo tại địa phương thì được NHCSXH xem xét cho vay theo chương trình cho vay hộ nghèo.

    2. Nếu bạn được chính quyền địa phương hoặc các tổ chức chính trị  -xã hội xem xét, hướng dẫn xây dựng dự án vay vốn giải quyết việc làm thì được xem xét cho vay chương trình cho vay giải quyết việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm.

    3. Nếu bạn có nhu cầu vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài [có hợp đồng tuyển dụng đi lao động ở nước ngoài] thì được xem xét cho vay vốn chi phí cho việc đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

    * Về thủ tục cho vay, lãi suất cho vay: nếu bạn thuộc 1 trong các trường hợp nêu trên có nhu cầu vay vốn, mời bạn đến NHCSXH huyện nơi bạn cư trú hoặc đến điểm giao dịch của NHCSXH đặt tại xã bạn vào ngày điểm giao dịch đó có lịch trực giao dịch để được hướng dẫn và giải đáp cụ thể cho phù hợp với đối tượng của bạn, chương trình cho vay của NHCSXH. Trước mắt, NHCSXH có thể hướng dẫn sơ bộ cho bạn như sau:

    - Thủ tục xin vay rất đơn giản. Bạn chỉ cần viết giấy đề nghị vay vốn theo mẫu in sẵn [do NHCSXH phát cho bạn]. Bạn ghi đầy đủ các nội dung cần thiết gửi Tổ tiết kiệm và vay vốn nếu bạn thuộc đối tượng hộ nghèo [Để có thể gửi đơn tới Tổ Tiết kiệm và vay vốn bạn phải là hội viên của 1 trong 4 tổ chức hội, đoàn thể là: Hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh]; gửi NHCSXH nếu bạn vay vốn đi xuất khẩu lao động, hoặc viết Đơn xin tham gia dự án vay vốn giải quyết việc làm gửi chủ dự án nếu bạn vay vốn giải quyết việc làm.

    - Lãi suất cho vay: Hiện nay, lãi suất cho vay là 0,65%/tháng áp dụng chung cho các chương trình cho vay của NHCSXH.

    Riêng 1 số trường hợp sau có mức lãi suất cho vay thấp hơn:

    - Nếu bạn là hộ nghèo cư trú tại khu vực 3, xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 của Chính phủ mà bạn xin vay vốn chương trình hộ nghèo thì lãi suất cho vay là 0,6%/tháng.

    Trường hợp bạn là người mất sức lao động hưởng chế độ lương hàng tháng của Nhà nước, nếu bạn vay vốn Chương trình cho vay Giải quyết việc làm thì tuỳ từng trường hợp cụ thể theo quy định của Chính phủ có thể được áp dụng mức lãi suất cho vay 0,5%/tháng.

Tôi đã vay vốn từ chương trình giải quyết việc làm của NHCSXH. Tuy nhiên khi tôi được Tổ TK&VV thuộc Hội CCB đề nghị cho vay vốn NS&VSMT thì NHCSXH không cho vay với lý do “tôi đã vay vốn giải quyết việc làm”. Tôi muốn hỏi điều đó đúng hay sai?. Xin Cám ơn!

  • Câu trả lời
  • Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH được giao thực hiện cho vay nhiều chương trình tín dụng ưu đãi khác nhau, mục đích cho vay của từng chương trình tín dụng ưu đãi thực hiện theo quy định của Chính phủ.

    Vì vậy, một hộ gia đình cùng một lúc có thể được vay vốn một số chương trình tín dụng ưu đãi khác nhau, tức là có thể vừa được vay vốn giải quyết việc làm, vừa được vay vốn NS&VSMTNT… nếu hộ gia đình đáp ứng được điều kiện vay vốn của từng chương trình tín dụng. Việc một chi nhánh hoặc Phòng giao dịch của NHCSXH nào đó trả lời như bạn đã phản ánh là sai.

    Tuy nhiên, hiện nay nguồn vốn tín dụng ưu đãi chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách, vì vậy, để hội viên là hộ nghèo và các đối tượng chính sách đều có thể được vay vốn, có thể Hội CCB đã cùng Ngân hàng thống nhất trả lời bạn như vậy.

Bố mẹ vợ tôi là người có Huân chương kháng chiến hạng III, con rể [người lao động] có nhu cầu vay vốn đi XKLĐ. Vậy gia đình [vợ] có được vay vốn NHCSXH để cho con rể đi xuất khẩu lao động không?. Xin Cám ơn!

  • Câu trả lời
  • NHCSXH cho người lao động vay vốn thông qua hộ gia đình có người là đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc trực tiếp cho vay đối với người lao động là độc thân, bao gồm:

    3.1. Vợ [chồng], con của liệt sỹ;

    3.2. Thương binh [kể cả thương binh loại B được xác nhận từ 31/12/1993 trở về trước, nay gọi là quân nhân bị tai nạn lao động], người hưởng chính sách như thương binh, mất sức lao động 21% trở lên [gọi chung là thương binh];

    3.3. Vợ [chồng], con của thương binh;

    3.4. Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; con của người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng được thưởng huân, huy chương kháng chiến; con của cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945;

    3.5. Người lao động thuộc hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của Chính phủ về điều chỉnh chuẩn hộ nghèo công bố trong từng giai đoạn.

    Như vậy, đối chiếu với quy định trên, trường hợp của bạn thì bố mẹ vợ không được vay để cho con rể đi xuất khẩu lao động.

Hiện nay, NHCSXH nâng mức cho vay hộ nghèo lên 30 triệu đồng/1 người trong thời hạn 3 năm. Tính ra, mỗi tháng phải trả gần 850.000 đồng gốc [chưa kể lãi]. Trong khi đó thu nhập hộ nghèo chỉ đạt [theo chuẩn] chưa đến 500.000 đồng/1 người/1 tháng [kế hoạch năm 2004 - 2010]. Như vậy, chênh lệch 350.000 đồng/1 tháng và tiền lãi, khi hết thời hạn vay, tiến hành đảo nợ như một số địa phương [phần lớn] vẫn đang làm có sai hay mâu thuẫn gì hay không?. Xin Cám ơn!

  • Câu trả lời
  • Chuẩn nghèo theo tiêu chí quy định của Chính phủ trong từng giai đoạn là cơ sở để xác định điều kiện vay vốn chương trình cho vay hộ nghèo, còn việc xác định thời hạn thu hồi, số tiền trả nợ của mỗi kỳ hạn nợ căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay của Người vay và thời hạn thu hồi vốn của phương án [dự án] và khả năng trả nợ của Người vay.

    Vì vậy, khi cho vay Ngân hàng thoả thuận với khách hàng về thời hạn thu hồi, số tiền trả nợ của mỗi kỳ hạn nợ căn cứ vào dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh do phương án [dự án] vay vốn  mang lại và một số thu nhập khác của người vay để xác định số tiền trả nợ và trả lãi cho phù hợp. Đồng thời khi hộ được vay vốn rất có thể hộ vay đã tạo ra thu nhập lớn hơn khi hộ chưa được vay vốn và có khả năng trả nợ Ngân hàng.

    Thực tế khi đến hạn trả nợ, nếu hộ vay có khó khăn do nguyên nhân khách quan hoặc gặp thiên tai, dịch bệnh và do các nguyên nhân khác Ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ, xoá nợ, giảm lãi… nhằm tạo điều kiện cho hộ vay khắc phục khó khăn, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.

Em mồ côi cả cha lẫn mẹ, đang thường trú tại nhà một người quen, mà người đó không chịu bảo lãnh cho em vay. Em muốn hỏi có chính sách nào cho đối tượng như em được vay không? Em mồ côi không còn họ hàng ruột thịt nào cả. Trong giấy khai sinh của em, bố em là người vô danh, mẹ em là tâm thần và đến lúc em 16 tuối thì bà mất. Em vừa đi làm công nhân vừa học bổ túc. Năm 2006 em đỗ đại học nhưng chỉ học cao đẳng vì em không có tiền. Xin NHCSXH trả lời cho em biết. Xin cảm ơn?

  • Câu trả lời
  • Tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định đối tượng vay vốn, đối chiếu hoàn cảnh của bạn với quy định thì bạn sẽ được vay vốn.

    Tuy nhiên, theo bạn nói bạn đang thường trú tại nhà một người quen, chúng tôi không rõ như vậy bạn đã thường trú dưới hình thức nào? hay đã trở thành con nuôi của gia đình? Nếu bạn đã trở thành con nuôi của gia đình bạn đang thường trú thì việc vay vốn đi học của bạn lại phải thông qua gia đình của bạn.

Hiện nay biện pháp bảo đảm tiền vay đối với hộ gia đình vay vốn GQVL trên 20 triệu đồng được áp dụng theo văn bản nào?

  • Câu trả lời
  • Hiện nay, biện pháp bảo đảm tiền vay đối với hộ gia đình vay vốn GQVL trên 20 triệu đồng được áp dụng theo văn bản 3297/NHCS-TD ngày 22/11/2007 về hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay dự án “chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn KFW” của Tổng giám đốc NHCSXH.

Hiện tôi đang theo học tại thành phố Hồ Chí Minh, nhưng gia đình ở Thái Nguyên. Vậy tôi nộp sổ hộ khẩu thông qua NHCSXH tại thành phố Hồ Chí Minh có được không?

  • Câu trả lời
  • Vấn đề bạn hỏi chúng tôi đã trả lời bạn Nguyễn Thanh Sơn tại câu hỏi số 8 và Nguyễn Thị Hạnh ở câu hỏi số 9, bạn có thể tham khảo, chúc bạn học tốt.

Hiện tôi đang vay vốn theo chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH. Vậy tôi có được vay tiếp chương trình tín dụng HSSV nữa không?

  • Câu trả lời
  • Bạn đã vay vốn chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH, nếu bạn đủ điều kiện vay vốn theo quy định của chương trình cho vay HSSV, thì bạn vẫn có thể vay vốn tiếp theo chương trình cho vay HSSV.

Bố tôi là thương binh, đã mất; mẹ tôi là công nhân; tôi [đang theo học năm thứ 3] và các em cũng đang học, hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng không phải hộ nghèo. Nay tôi muốn vay vốn NHCSXH thì có được không? Nếu được, tôi phải vay tại NHCSXH địa phương phải không?

  • Câu trả lời
  • Theo Quy định HSSV có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học [hoặc tương đương đại học], cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam thì sẽ được vay vốn theo chương trình cho vay HSSV.

    Theo như điều kiện của gia đình bạn đã trình bày, thì bạn sẽ được vay vốn tại NHCSXH nơi gia đình bạn cư trú.

Nếu sau khi tốt nghiệp đại học, tôi chưa có việc làm thì bao lâu phải hoàn lại tiền vay?

  • Câu trả lời
  • Theo quy định, nếu sau khi tốt nghiệp đại học, bạn chưa có việc làm thì tối đa không quá 12 tháng, kể từ ngày bạn kết thúc khóa học bạn sẽ phải trả nợ tiền gốc và lãi lần đầu tiên.

  Em là sinh viên năm thứ tư Đại học Hà Nội, hoàn cảnh gia đình khó khăn, năm nay do cần phải trang trải rất nhiều tiền cho việc học, kể cả việc chính và học thêm, mà gia đình lại lâm vào tình cảnh rất khó khăn về tài chính, nên tôi muốn vay vốn của NHCSXH Hà Nội để chi trả cho học tập. Em muốn biết mình phải làm những thủ tục gì, làm như thế nào để được vay vốn trong thời gian nhắn nhất? Em xin cảm ơn!

  • Câu trả lời
  • Vấn đề bạn hỏi chúng tôi đã trả lời bạn Nguyễn Thị Hạnh và Nguyễn Thanh Sơn nói trên.

Tôi năm nay 27 tuổi, hiện đang học năm thứ 2 trường ĐHKHXH&NV TP.HCM, gia đình thuộc diện khó khăn. Nay muốn vay tiền của NHCSXH để đóng học phí cho 2 năm cuối. Vậy xin hỏi, chính sách cho vay có hạn chế tuổi học đại học không? Tôi liên hệ ở đâu để được vay vốn?

  • Câu trả lời
  • Theo Quyết định số 157/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV, thì HSSV đủ điều kiện vay vốn, không phân biệt độ tuổi [thành niên hay không thành niên] đều được xem xét cho vay vốn.

    Để được vay vốn bạn có thể liên hệ với tổ chức chính trị - xã hội cấp xã [Đoàn Thanh niên hoặc Hội Phụ nữ hoặc Hội Nông dân hoặc Hội Cựu chiến binh] hoặc NHCSXH tại địa phương, nơi gia đình bạn đang sinh sống để được hướng dẫn làm thủ tục vay vốn.

    Trường hợp, HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, thì có thể liên hệ trực tiếp với NHCSXH gần trường đóng trụ sở để được hướng dẫn làm thủ tục vay vốn.

Em trai tôi vừa tốt nghiệp Đại học, nay đã thi đậu Cao học ngành chăn nuôi tại trường Đại học Cần Thơ, có nhu cầu vay vốn thì có được vay vốn của NHCSXH hay không?

  • Câu trả lời
  • Theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg đã quy định, đối tượng được vay vốn là HSSV. Vì vậy, những đối tượng khác như học viên cao học, nghiên cứu sinh [học trên đại học] không là đối tượng được điều chỉnh theo Quyết định 157 nói trên.

    Như vậy, em bạn không đúng đối tượng vay vốn theo chương trình cho vay HSSV theo Quyết định 157.

Em là sinh viên năm thứ 4, đã có Giấy xác nhận là sinh viên đang theo học tại trường Đại học Tây Nguyên thì có được vay vốn tại địa phương hay không?

  • Câu trả lời
  • Bất kể bạn đang theo học năm thứ mấy, nếu bạn là HSSV có hoàn cảnh khó khăn theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, được Tổ TK&VV bình xét và được ủy ban nhân dân xã xác nhận thì đương nhiên được vay vốn chương trình cho vay HSSV.

Đối với hệ tại chức có được vay vốn của NHCSXH không? Và thời gian căn cứ để xét duyệt cho vay như thế nào?

  • Câu trả lời
  • Đối với HSSV thuộc đối tượng được vay vốn nhưng học hệ đại học tại chức vẫn được vay.

    Thời gian căn cứ để xét duyệt cho vay là số tháng thực tế HSSV phải theo học tại trường.

Video liên quan

Chủ Đề