Chương trình thử nghiệm thành thạo là gì

• Thử nghiệm thành thạo là một trong các hoạt động của Văn phòng Công nhận Chất lượng. Hoạt động này được triển khai từ năm 1996 nhằm hỗ trợ công nhận phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn trong phạm vi cả nước

• Thử nghiệm thành thạo là đầu mối của APLAC giúp các phòng thí nghiệm trong nước có thể so sánh năng lực của mình với quốc tế, góp phần nâng cao năng lực của PTN trong nước.

• Chương trình có sự tham gia tư vấn kỹ thuật của các chuyên gia kỹ thuật các Viện, PTN, đơn vị sản xuất.

• Mục tiêu của Chương trình thử nghiệm thành thạo là giúp các phòng thử nghiệm trong và ngoài hệ thống công nhận so sánh năng lực của mình với phòng thí nghiệm khác và kiểm soát, đảm bảo chất lượng quá trình thử nghiệm của mình.

• Thử nghiệm thành thạo là một công cụ cho phép Phòng thí nghiệm chứng minh năng lực thử nghiệm của mình với khách hàng, cơ quan công nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền.

• Nguyên tắc hoạt động của chương trình là Khách quan, Chất lượng, Chuyên nghiệp.

Thử nghiệm thành thạo là gì ?

• Thử nghiệm thành thạo là cách kiểm soát năng lực thử nghiệm của phòng thí nghiệm bằng cách so sánh liên phòng.

• So sánh liên phòng là quá trình tổ chức, thực hiện và đánh giá việc thử nghiệm trên cùng 1 mẫu hoặc mẫu tương tự nhau bởi 2 hay nhiều phòng thí nghiệm theo một điều kiện quy định sẵn.

• Thử nghiệm thành thạo là công cụ để giúp phòng thí nghiệm chứng minh năng lực của mình với Cơ quan công nhận, khách hàng hoặc tổ chức độc lập thứ ba.

• Các PTN trước khi đánh giá công nhận lần đầu phải tham gia chương trình PT phù hợp. Trong thời hạn 4 năm PTN được Công nhận phải tham gia ít nhất một chương trình PT.

Kính gửi: Ban Giám đốc, Phụ trách Phòng thí nghiệm;

Ban Thử nghiệm thành thạo trực thuộc Hội các Phòng thử nghiệm Việt Nam VINALAB-PT đã tổ chức thành công các chương trình thử nghiệm thành thạo [TNTT] trong các năm 2010-2022 với hơn 7000 lượt PTN tham gia. Các chương trình TNTT được thực hiện theo đúng yêu cầu của ISO/IEC 17043:2010 [General Requirements for Proficiency Testing].

Để cùng đồng hành với các Phòng thử nghiệm, Ban TNTT Vinalab – PT xin thông báo Chương trình TNTT năm 2023, gồm các lĩnh vực thử nghiệm hóa học, sinh học [nước, môi trường, thực phẩm, phân bón, thức ăn chăn nuôi...], các chương trình TNTT được không ngừng cải tiến và nâng cao.

Kính đề nghị các PTN tham khảo và đăng ký tham dự. Đồng thời, Vinalab-PT sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho các PTN tham dự nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng PTN.

Các Phòng thử nghiệm có bắt buộc phải tham gia Thử nghiệm thành thạo hay không?

Câu hỏi: Các Phòng thử nghiệm có bắt buộc phải tham gia Thử nghiệm thành thạo hay không?

Trả lời:

TNTT là một trong những công cụ để kiểm soát chất lượng của các PTN. Ngoài TNTT, PTN cũng có thể sử dụng các công cụ khác để theo dõi năng lực thử nghiệm của mình. Thực tế, theo chính sách của các cơ quan công nhận như BOA của Việt Nam, A2LA, ILAC cũng chỉ dừng lại ở mức khuyến nghị việc sử dụng TNTT để tự theo dõi năng lực thử nghiệm của mình chứ không bắt buộc.Tuy nhiên, do tính khách quan, độc lập và dễ thực hiện của mình nên TNTT ngày càng được các PTN sử dụng rộng rãi hơn là các công cụ đảm bảo chất lượng khác.

Thử nghiệm thành thạo là một trong các công cụ quan trong đối với các cơ quan công nhận, các cơ quan quản lý nhà nước và khách hàng để đánh giá năng lực kỹ thuật của các phòng thử nghiệm, phòng xét nghiệm và phòng hiệu chuẩn [sau đây gọi tắt là phòng thí nghiệm - PTN]. Đồng thời giúp các Phòng thí nghiệm trong hoạt động kiểm soát chất lượng cũng như chứng minh năng lực kỹ thuật đối với các bên quan tâm.

Hiện nay, các yêu cầu về việc tham gia thử nghiệm thành thạo rất được các cơ quan công nhận quốc tế, khu vực và quốc gia quan tâm. Đặc biệt, các cơ quan công nhận đã ký Thỏa ước thừa nhận lẫn nhau của Tổ chức hợp tác công nhận phòng thí nghiệm Châu Á Thái Bình Dương [APLAC] và Tổ chức hợp tác công nhận phòng thí nghiệm quốc tế [ILAC]. Văn phòng Công nhận chất lượng [BoA] đã tổ chức, thực hiện và làm đầu mối tổ chức các chương trình thử nghiệm thành thạo của APLAC, PTB và các tổ chức khác từ năm 1996 với các chương trình khác nhau cho nhiều lĩnh vực thử nghiệm và hiệu chuẩn.

Các chương trình thử nghiệm thành thạo do Văn phòng Công nhận Chất lượng tổ chức, thực hiện và làm đầu mối phù hợp với yêu cầu của TCVN ISO/IEC 17043:2011 [ISO/IEC 17043:2010], APLAC PT 01, APLAC PT 02.

Chính sách về thử nghiệm thành thạo của Văn phòng Công nhận Chất lượng đã quy định các phòng thí nghiệm đăng ký công nhận và đã được công nhận phải tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo trước khi đăng ký công nhận và sau khi được công nhận [Chính sách thử nghiệm thành thạo- APL 03].

Thử nghiệm thành thạo là gì?

Thử nghiệm thành thạo [PT]/ Proficiency testing [PT]: Đánh giá việc thực hiện của các bên tham gia theo tiêu chí đã được thiết lập thông qua các so sánh liên phòng [TCVN ISO/ IEC 17043:2011];

So sánh liên phòng/ Interlaboratory comparison: Việc tổ chức, thực hiện và đánh giá các phép đo hoặc phép thử trên cùng mẫu thử hoặc trên mẫu thử tương tự nhau bởi hai hay nhiều phòng thí nghiệm theo những điều kiện xác định trước [TCVN ISO/ IEC 17043:2011].

Bảo mật

Toàn bộ các thông tin về việc tham gia chương trình nghiệm thành thạo của các tổ chức tham gia được Văn phòng Công nhận Chất lượng thực hiện bảo mật. Các thông tin trên báo cáo liên quan tới các tổ chức tham gia được thể hiện bằng mã số kiểm soát. Các thông tin chỉ được cung cấp cho các chuyên gia đánh giá của BoA khi thực hiện đánh giá tại PTN.

Thử nghiệm thành thạo khác gì so sánh liên Phong?

- Sự khác nhau giữa thử nghiệm thành thạo và so sánh liên phòng: thử nghiệm thành thạo là chương trình được tổ chức bởi đơn vị đã được công nhận ISO/IEC 17043 – Yêu cầu năng lực của tổ chức thử nghiệm thành thạo đối với chương trình đó; so sánh liên phòng là chương trình được tổ chức bởi đơn vị chưa được công nhận ISO/ ...

So sánh liên phong tiếng Anh là gì?

So sánh liên phòng/ Interlaboratory comparison: Việc tổ chức, thực hiện và đánh giá các phép đo hoặc phép thử trên cùng mẫu thử hoặc trên mẫu thử tương tự nhau bởi hai hay nhiều phòng thí nghiệm theo những điều kiện xác định trước [TCVN ISO/ IEC 17043:2011].

Chủ Đề