Có bao nhiêu hệ thống siêu thị tại việt nam năm 2024

Các hệ thống phân phối nông sản thực phẩm an toàn với sản lượng lớn, có độ phủ cao có thể kể đến như WinCommerce - chuỗi bán lẻ vận hành WinMart/WinMart+/WIN với hơn 3.600 siêu thị và cửa hàng tiện lợi tại 62 tỉnh thành trên cả nước, thu mua và tiêu thụ khoảng 83.000 tấn nông sản một năm (trong đó 54% là rau củ quả và 46% trái cây thu mua từ các nhà cung cấp địa phương), góp phần mang nông sản Việt đến gần hơn với người tiêu dùng trên cả nước.

Central Retail vận hành hơn 340 cửa hàng bán lẻ trên 40 tỉnh thành tại Việt Nam, bao gồm 77 cửa hàng bán lẻ thực phẩm, trong đó có 38 đại siêu thị GO! và 39 siêu thị. Ngoài ra, còn có hơn 200 cửa hàng bán lẻ phi thực phẩm và 39 trung tâm thương mại GO! Malls tại 40 tỉnh thành. Doanh thu của hệ thống này chủ yếu đến từ mảng kinh doanh nông sản thực phẩm với con số gần 22.000 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2023.Nhận diện của Bách hoa xanh

“Phủ sóng” không kém là Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op) - đơn vị chủ quản của các hệ thống bán lẻ: Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.op Smile, Cheers, Finelife, HTV Co.op, Cooponline… với trên 1.000 điểm bán, có mặt tại hơn 40 tỉnh thành, trong đó tổng số cửa hàng Co.op Food đang hoạt động hiệu quả trên toàn quốc là 571 cửa hàng, góp phần cung cấp bữa ăn hàng ngày cho hàng triệu gia đình Việt Nam với tiêu chí kinh doanh hàng đầu “an toàn – tiện lợi – tươi ngon”

Không thể không kể đến là hệ thống siêu thị MM Mega Market Việt Nam có 21 trung tâm bán sỉ và siêu thị trên toàn quốc, cùng với 5 trạm cung ứng hàng hóa và 2000 đối tác cung ứng nông sản thực phẩm; Chuỗi siêu thị mini Bách Hoá Xanh với số lượng cửa hàng tính đến tháng 8 năm 2023 là 1.706 cửa hàng; Góp phần nữa là AEON Việt Nam. Tính đến tháng 5 năm 2023, AEON Việt Nam sở hữu 18 cơ sở bán lẻ, trong đó có 7 siêu thị/ siêu thị mini mang thương hiệu MaxValu, 6 trung tâm thương mại, 1 siêu thị quy mô nhỏ và 4 cửa hàng chuyên doanh...

Sự đồng hành, hỗ trợ của ngành Công Thương

Hàng hóa được phân phối trong các hệ thống hiện đại luôn được doanh nghiệp phối hợp với các nhà cung ứng trong đó có các liên minh hợp tác xã, hợp tác xã, hộ nông dân cùng nỗ lực kiểm soát nhằm đảm bảo đáp ứng các tiêu chí về hồ sơ chứng từ, quy trình sản xuất, trồng trọt, đặc biệt là nông sản được kiểm tra an toàn thực phẩm để đảm bảo chất lượng trước khi đến tay người tiêu dùng. Các hệ thống phân phối hiện đại cũng liên tục mở rộng mạng lưới phân phối cũng như đổi mới, nâng cấp các mô hình điểm bán, tiên phong trong áp dụng chuyển đổi số, có mặt trên các nền tảng bán hàng đa kênh để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ chương trình Bình ổn thị trường, cả nước cũng có khoảng 20.000 điểm bán bình ổn thị trường. Nhiều doanh nghiệp cung ứng hàng nông sản thực phẩm tham gia Chương trình bình ổn thị trường tại các thành phố có năng lực chiếm lĩnh trên 50% thị phần trên địa bàn. Các địa điểm bán hàng bình ổn đã trở thành địa chỉ tin cậy về hàng hóa bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và giá cả ổn định cho người tiêu dùng và cũng là đối tác quan trọng của các nhà sản xuất, đặc biệt là các nhà sản xuất uy tín, các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa sản xuất theo hướng bền vững, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Cùng với sự phát triển của các chuỗi siêu thị, các kênh hiện đại, các chợ truyền thống cũng từng bước có sự thay đổi, nâng cấp để phù hợp với xu hướng phát triển. Với sự hỗ trợ và đồng hành của Bộ Công Thương, trong thời gian qua, tại 63/63 tỉnh thành phố đã xây dựng và nhân rộng mô hình thí điểm chợ kinh doanh thực phẩm. Tới nay, trên cả nước đã có gần 200 mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm. Tiêu chí chợ an toàn thực phẩm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là một trong các tiêu chí để xét công nhận xã nông thôn mới nâng cao thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Để nâng cao tỉ lệ hàng Việt siêu thị của mình, hệ thống các nhà bán lẻ đã duy trì chính sách thường xuyên hỗ trợ kỹ thuật cho nhà sản xuất trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, cơ sở sản xuất… cải tiến chất lượng, mẫu mã, bao bì phù hợp thị hiếu tiêu dùng. Một số nhà bán lẻ còn liên kết với một số nhà sản xuất trong nước để đa dạng hóa sản phẩm, ưu tiên kinh doanh các sản phẩm Việt Nam và các đặc sản làng nghề.

Đồng thời, cũng chú trọng tổ chức nhiều chương trình kích cầu thiết thực nhằm đẩy mạnh hơn nữa hàng Việt đến với người tiêu dùng, đồng thời tăng cường các chính sách hỗ trợ dành cho các doanh nghiệp sản xuất hàng tại Việt Nam như: ưu tiên trong chính sách mua hàng, diện tích, vị trí trưng bày, truyền thông, khuyến mãi cho các doanh nghiệp hàng Việt… từ đó, hàng loạt thương hiệu Việt đã tồn tại và phát triển.

Ở chiều ngược lại, những năm gần đây, các doanh nghiệp trong nước chú trọng đầu tư công nghệ, thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng các sản phẩm; đồng thời, thực hiện các chương trình khuyến mãi hàng tuần, hàng tháng, bộ nhận diện thương hiệu sản phẩm hàng Việt tốt, một số sản phẩm có khả năng cạnh tranh được so với hàng nước ngoài. Với sự đồng lòng quyết tâm này, hàng Việt Nam sẽ có một ví trí vững chắc trong lòng người tiêu dùng Việt Nam!

Việt Nam có bao nhiêu điểm bán lẻ?

Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện có trên 800 siêu thị, 150 trung tâm mua sắm, khoảng 9 nghìn chợ truyền thống cùng hàng ngàn cửa hàng tiện lợi và khoảng 2,2 triệu người bán lẻ đang hoạt động. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, thị trường bán lẻ Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn nhất thế giới.

Thị trường bán lẻ là gì?

Bán lẻ (Retail) là quá trình bán hàng hóa hoặc dịch vụ tiêu dùng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để sử dụng, thường thông qua nhiều kênh phân phối như cửa hàng vật lý, cửa hàng trực tuyến, siêu thị,… để đem lại lợi nhuận cho người bán.

Siêu thị là lĩnh vực gì?

"Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng như thực phẩm, đồ uống, dụng cụ gia đình và các loại vật dụng cần thiết khác" Siêu thị truyền thống thường được xây dựng trên diện tích lớn, gần khu dân cư để tiện lợi cho khách hàng và đảm bảo doanh thu.