Có bao nhiêu quốc gia châu á áp dụng ifrs năm 2024

Việc triển khai áp dụng chuẩn mực báo cáo Tài chính quốc tế - IFRS trong thời gian tới sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam minh bạch hơn nữa về tài chính và quản lý rủi ro nhằm kiểm soát tốt tài sản của mình.

Bộ Tài chính và CPA Australia đã tổ chức hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về triển khai IFRS”. Diễn giả của hội thảo - ông Ram Subramanian, cố vấn chính sách về báo cáo và kiểm toán, CPA Australia đã trả lời phỏng vấn về các vấn đề liên quan đến IFRS, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam.

Có bao nhiêu quốc gia châu á áp dụng ifrs năm 2024

Ông Ram Subramanian, cố vấn chính sách về báo cáo và kiểm toán, CPA Australia.

- Ông nghĩ sao về việc cần phải có một sự thống nhất về khuôn khổ báo cáo tài chính trên toàn cầu ?

- Điều này luôn cần thiết. Sự tăng trưởng không ngừng của thị trường vốn toàn cầu, cùng với sự phát triển của các tập đoàn đa quốc gia và những tiến bộ trong công nghệ thông tin đã thúc đẩy dòng vốn và nguồn lực quan trọng giữa các quốc gia. Báo cáo tài chính có thể được xem là nguồn thông tin chủ đạo cho các nhà đầu tư trên thị trường vốn khi cần lựa chọn đầu tư. Khung chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) được xây dựng với mục tiêu ban đầu nhằm đảm bảo các báo cáo dựa trên IFRS sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin tài chính có tính thống nhất và so sánh, giúp hỗ trợ việc ra quyết định đầu tư. Nhiều quốc gia trên thế giới đề ra yêu cầu về tính thống nhất và so sánh đối với các báo cáo tài chính do các công ty soạn trong phạm vi thẩm quyền của họ và đã thông qua khuôn khổ IFRS nhằm đạt được những mục tiêu này.

- Theo ông, khung chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đã được công nhận như thế nào ở các nước láng giềng châu Á khác của Việt Nam?

- Trong lần đánh giá cuối cùng, 114 quốc gia trên thế giới đã lựa chọn IFRS cho báo cáo tài chính của các công ty hoạt động trong phạm vi quyền hạn của họ. Tại châu Á, Singapore, Malaysia, Hong Kong, Campuchia và Trung Quốc đã và đang áp dụng gần như toàn bộ IFRS vào các khuôn khổ báo cáo tài chính. Các quốc gia khác như Indonesia, Ấn Độ và Nhật Bản đã cam kết sẽ chuyển sang áp dụng IFRS trong một tương lai gần.

- Ông đánh giá thế nào về cơ hội và thách thức cho Việt Nam khi quyết định áp dụng IFRS?

- Thay đổi không bao giờ là dễ dàng, nhưng thay đổi này là điều quan trọng với một nền kinh tế đang phát triển nhanh như Việt Nam. Việt Nam cần phải có dòng vốn đổ vào thị trường tài chính để có thể duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững. Báo cáo tài chính dựa trên IFRS của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ cung cấp thông tin nhất quán, chất lượng và có tính so sánh cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Việc áp dụng IFRS cũng sẽ cho thấy khung pháp lý về doanh nghiệp của Việt Nam đạt các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất trên các diễn đàn kinh tế toàn cầu.

Cũng như bất kỳ hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tư nhằm hỗ trợ kinh tế phát triển, việc triển khai IFRS tại Việt Nam cần có kinh phí. Khung pháp lý đối với báo cáo tài chính sẽ phải được sửa đổi để thích ứng với IFRS. Việc cần làm là đào tạo và hướng dẫn về IFRS cho cả cán bộ lập báo cáo tài chính và kiểm toán viên liên quan.

- CPA đã hỗ trợ Việt Nam như thế nào trong việc triển khai khung báo cáo tài chính dựa trên IFRS ?

- Là một trong những hội kế toán viên công chứng lớn thế giới, CPA Australia luôn muốn được hỗ trợ ngành kế toán Việt Nam chuyển đổi sang IFRS. Chương trình CPA dành cho những người có mong muốn trở thành kế toán viên công chứng (CPA) bao gồm các môn học về báo cáo tài chính với trọng tâm hướng tới IFRS. Những hỗ trợ về phát triển chuyên môn liên tục của CPA Australia dành cho hội viên cũng có nhiều chương trình đào tạo dựa trên nền tảng IFRS.

CPA Australia đóng vai trò quan trọng trong việc vận động và xây dựng chính sách cho ngành nghề kế toán. Là một phần trong nhiệm vụ này, CPA Australia đang tham gia tích cực vào việc xây dựng IFRS thông qua các hoạt động hợp tác thường xuyên với các nhà làm luật trong nước và quốc tế.

Chuyến thăm của tôi đến Việt Nam là một phần trong cam kết của CPA Australia hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang IFRS, thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn về báo cáo tài chính và IFRS. CPA Australia và Bộ Tài chính có quan hệ lâu bền và hiệu quả, tạo điều kiện cho việc trao đổi và hợp tác giữa hai tổ chức.

IFRS là viết tắt của International Financial Reporting Standards, nghĩa là Chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế do quỹ IFRS và Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) ban hành.

IFRS là một bước tiến trong việc nhất quán các ngôn ngữ sử dụng trong kế toán, báo cáo để giúp các nhà đầu tư phân tích và hoạch định tài chính một cách bài bản. Chuẩn mực này cũng nhấn mạnh sự minh bạch, tăng trưởng ổn định, bền vững cho thị trường tài chính. Việc áp dụng IFRS một cách rộng rãi, đồng loạt trên toàn cầu được cho là sẽ giúp tiết kiệm ngân sách cho các công việc kế toán, phân tích, so sánh.

II. Tại sao lại cần phải áp dụng IFRS?

Hiện nay đã có 131/143 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tuyên bố áp dụng chính thực IFRS với các hình thức khác nhau. Riêng châu Âu đã có 31 nước thành viên và 5 vùng lãnh thổ áp dụng hoàn toàn chuẩn mực này.

Tại Việt Nam, chuẩn mực VAS đã bộc lộ nhiều hạn chế trong chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Song song đó, chủ trương của chính phủ là thúc đẩy các nguồn vốn FDI, phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân, xây dựng môi trường tài chính minh bạch, cạnh tranh công bằng, giảm chi phí liên quan đến nhà nước, rủi ro thể chế… nên việc áp dụng IFRS là một đòi hỏi cấp thiết, giúp khắc phục nhược điểm của hệ thống chuẩn mực kế toán hiện hành, thỏa mãn yêu cầu cải cách thể chế, hội nhập quốc tế.

\>>> Download:

III. Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam như thế nào?

Trên thế giới hiện nay, lộ trình áp dụng IFRS thường mất từ 2 đến 3 năm sau khi chính phủ công bố bản dịch chuẩn mực hoặc lộ trình áp dụng nhằm giúp các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị. Về cách thức áp dụng, các quốc gia thường áp dụng toàn bộ hoặc áp dụng theo từng phần hoặc áp dụng có điều chỉnh (chỉ cập nhật hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia sao cho tiệm cận với IFRS).

Tại Việt Nam, việc áp dụng IFRS sẽ được xây dựng theo phương thức tiệm cận, cố gắng tiếp cận nhiều nhất với IFRS nhất có thể.

Đối tượng áp dụng sẽ bao gồm các doanh nghiệp có nhu cầu, đủ khả năng và nguồn lực áp dụng IFRS, được xác định theo lộ trình phù hợp được công bố và các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực tại Việt Nam trừ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở đào tạo, hội nghề nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán kiểm toán, các cơ quan quản lý nhà nước bao gồm: Bộ tài chính và các đơn vị liên quan.

Bộ tài chính đã đưa ra ba giai đoạn gồm:

  • Giai đoạn chuẩn bị (2019 đến 2021) với các hạng mục: Biên dịch hoàn tất IFRS sang tiếng Việt (đến tháng 12/2020); Ban hành thông tư công bố bản dịch IFRS sang tiếng Việt (Tháng 03/2021); Ban hành Thông tư hướng dẫn thể thức áp dụng IFRS (Trước 15/11/2021).
  • Giai đoạn áp dụng tự nguyện (2022 – 2025).
  • Giai đoạn áp dụng bắt buộc (Từ sau năm 2025).

IV. Các doanh nghiệp cần làm gì để chuẩn bị cho việc áp dụng IFRS?

Có bao nhiêu quốc gia châu á áp dụng ifrs năm 2024

Đứng trước việc chuyển đổi báo cáo tài chính VAS sang IFRS, Bộ tài chính đã có những lời khuyên về 7 nhóm giải pháp chủ chốt giúp doanh nghiệp có được sự chuẩn bị tốt nhất.

Có bao nhiêu quốc gia áp dụng IFRS?

IFRS đã trở thành ngôn ngữ kế toán chung phổ biến nhất trên toàn cầu. Kết quả thống kê của IFRS.org chỉ ra rằng đến tháng 4/2018 có 144 quốc gia và vùng lãnh thổ (87%) trong 166 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát đã bắt buộc sử dụng chuẩn mực IFRS.

Khi nào Việt Nam áp dụng IFRS?

Theo Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam, việc áp dụng IFRS tại Việt Nam sẽ được triển khai theo lộ trình với 03 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị từ 2020-2021; Giai đoạn 1 áp dụng tự nguyện từ năm 2022 đến 2025; Giai đoạn 2 áp dụng bắt buộc từ sau năm 2025.

Asbe là gì?

Năm 1992, Bộ Tài chính đã ban hành Chuẩn mực kế toán cho doanh nghiệp kinh doanh (ASBE), một khung khái niệm được thiết kế để hướng dẫn xây dựng các chuẩn mực kế toán mới mà cuối cùng sẽ hài hòa các thông lệ trong nước và hài hòa các thông lệ quốc tế với thông lệ quốc tế.

IASB bao gồm bao nhiêu thành viên?

Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế.

IASB phối hợp với các tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán ở các nước để đạt được sự hội tụ các chuẩn mực kế toán..

IASB có 14 thành viên, trong đó 12 làm việc toàn thời gian, của 9 nước, và một số chuyên gia khác..