Cơ cấu vùng kinh tế là gì

Để phân tích khái niệm về cơ cấu ngành kinh tế, trước hết cần làm rõ khái niệm về cơ cấu, “cơ cấu [hay kết cấu] là một khái niệm mà triết học duy vật biện chứng dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự  thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó. Trong khi chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa bộ phận và toàn thể, nó biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật, hiện tượng và biến đổi cùng với sự biến đổi của sự vật, hiện tượng. Như vậy, có thể thấy có rất nhiều trình độ, nhiều kiểu tổ chức cơ cấu của các khách thể và các hệ thống” [Từ điển Triết học, 1975, trang 269].

Nền kinh tế quốc dân, khi xem nó là một hệ thống phức tạp có nhiều bộ phận và giữa các bộ phận này có mối quan hệ với nhau thì “cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là tổng thể những mối quan hệ về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận cấu thành đó trong một thời gian và trong những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định” [Vũ Tuấn Anh, 1982, trang 18]. Trong đó, mối quan hệ về số lượng là số lượng các bộ phận và tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể; còn mối quan hệ về chất lượng là vị trí, vai trò của từng bộ phận. Khi mặt số lượng thay đổi có thể dẫn đến mặt  chất lượng cũng thay đổi, nghĩa là khi tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể thay đổi có thể dẫn đến vị trí, vai trò của nó cũng sẽ thay đổi.

Tùy theo góc độ tiếp cận khi nghiên cứu nền kinh tế quốc dân mà ta có nhiều loại cơ cấu kinh tế tương ứng. Mỗi loại cơ cấu kinh tế phản ánh những nét đặc trưng của các bộ phận và các cách mà chúng quan hệ với nhau trong quá trình phát triển của nền kinh tế. Chẳng hạn:

Ở góc độ lực lượng sản xuất có cơ cấu ngành kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế là tổng thể những mối quan hệ về số lượng và chất lượng giữa các ngành kinh tế trong một thời gian và trong những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định. Về mặt số lượng, đó chính là số lượng ngành kinh tế và tỷ trọng của từng ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. Về mặt chất lượng, đó chính là vị trí, vai trò và tầm quan trọng của mỗi ngành đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Thông thường, người ta chia nền kinh tế ra thành 3 nhóm ngành đó là nhóm ngành nông – lâm – thủy sản, nhóm ngành công nghiệp – xây dựng và nhóm ngành dịch vụ. Ba nhóm ngành kinh tế này có thể được gộp lại thành nhóm ngành nông nghiệp và nhóm ngành phi nông nghiệp hoặc nhóm ngành sản xuất vật chất và nhóm ngành dịch vụ. Theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam thì 3 nhóm ngành trên được phân chia ra thành 21 ngành kinh tế cấp 1, 88 ngành kinh tế cấp 2, 242 ngành kinh tế cấp 3, 437 ngành kinh tế cấp 4 và 642 ngành kinh tế cấp 5 [TCTK, 2007]. Như vậy, cơ cấu ngành kinh tế phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình  độ phát triển của nền kinh tế. Trong thời kỳ CNH, nó phản ánh mức độ đạt được hay là kết quả của quá trình CNH. Việc nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế là để tìm ra những cách thức duy trì tỷ lệ hợp lý của chúng và những lĩnh vực cần ưu tiên tập trung các nguồn lực có hạn của quốc gia trong mỗi thời kỳ nhằm thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân một cách nhanh nhất, có hiệu quả nhất [Bùi Tất Thắng, 1993].

Ở góc độ địa lý có cơ cấu theo vùng – lãnh thổ. Cơ cấu theo vùng – lãnh thổ là tổng thể những mối quan hệ giữa các vùng kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế nước ta hiện nay có thể được chia ra thành 6 vùng kinh tế lớn như vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL; hoặc cũng có thể được chia thành vùng thành thị và vùng nông thôn; vùng phát triển và vùng chậm phát triển; các vùng động lực và các vùng còn lại… Mỗi vùng có một tỷ trọng đóng góp vào trong GDP, có vị trí, vai trò và tầm quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân riêng. Thông thường, khi nghiên cứu cơ cấu theo vùng – lãnh thổ, người ta phân tích tiềm năng và lợi thế của từng vùng để từ đó hình thành nên sơ đồ phân bổ lực lượng sản xuất vào các ngành, trong đó có sự ưu tiên vào một số ngành kinh tế nào đó nhằm phát huy tới mức cao nhất lợi thế so sánh của từng vùng. Ngoài các vấn đề kinh tế, việc nghiên cứu cơ cấu theo vùng – lãnh thổ còn gợi ý đẩy nhanh sự phát triển ở những vùng nào đó bị lạc hậu trong mối tương quan với các vùng khác để nâng cao hơn mức độ đồng đều về sự phát triển kinh tế – xã hội giữa các vùng.

Ở góc độ quan hệ sản xuất có cơ cấu thành phần kinh tế. Mỗi thành phần kinh tế là một kiểu quan hệ sản xuất được dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất; trong khi đó nền kinh tế nước ta hiện nay còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu như sở hữu toàn dân mà Nhà nước là người đại diện, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp; nên nền kinh tế nước ta hiện nay có nhiều thành phần kinh tế như kinh tế Nhà nước trong đó các doanh nghiệp nhà nước là bộ phận quan trọng nhất, kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế trên kết hợp với nhau tạo nên cơ cấu thành phần kinh tế. Trong đó, mỗi thành phần kinh tế có tỷ trọng, có vị trí và vai trò khác nhau. Trong đường lối phát triển của ĐCSVN xác định rõ rằng kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Việc phát triển có hiệu quả thành phần kinh tế Nhà nước và tăng cường các thành phần kinh tế ngoài nhà nước có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Một cơ cấu thành phần kinh tế hợp lý phải dựa trên cơ sở hệ thống các tổ chức kinh tế có khả năng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thúc đẩy phân công lao động xã hội… Nghiên cứu cơ cấu thành phần kinh tế trong thực tiễn sẽ giúp ta thấy được xu hướng vận động và vai trò của từng thành phần kinh tế trong quá trình phát triển.

Trong các loại cơ cấu kinh tế trên thì cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất, quyết định cơ cấu theo vùng – lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế. Tuy nhiên, cơ cấu theo vùng – lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế cũng ảnh hưởng, tác động trở lại cơ cấu ngành kinh tế. Ngoài ra, còn có nhiều loại cơ cấu kinh tế khác nữa tùy thuộc vào góc độ tiếp cận khi nghiên cứu và phân tích nền kinh tế.

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hệ cơ tương đối ổn định hợp thành.

II. Cơ cấu nền kinh tế

1. Khái niệm

- Khái niệm: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hệ cơ tương đối ổn định hợp thành.

- Nội dung chủ yếu của cơ cấu kinh tế là :

+ Tổng thể của các bộ phận [thành phần] hợp thành.

+ Các mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo một tương quan hay tỉ lệ nhất định.

2. Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế

a] Cơ cấu ngành kinh tế

- Một số khái niệm:

   + Cơ cấu kinh tế là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng.

   + Cơ cấu ngành kinh tế là bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế.

- Cơ cấu kinh tế gồm 3 nhóm: Nông – lâm – ngư nghiệp [khu vực I], công nghiệp - Xây dựng [khu vực II] và dịch vụ [khu vực III].

b] Cơ cấu thành phần kinh tế

- Cơ sở hình thành: Hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau.

- Phân loại: Kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

c] Cơ cấu lãnh thổ

- Bao gồm: toàn cầu, khu vực, quốc gia, vùng.

- Có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với cơ cấu ngành.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Xem ngay

Có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đẩy nhanh CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhất là công nghệ sinh học.

Công nghiệp: Vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, vừa đi nhanh vào một số ngành lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, may mặc….Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng. Sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị cho các ngành kinh tế và quốc phòng, khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, thương mại, kể cả thương mại điện tử, các loại hình vận tải, bưu chính – viễn thông, du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm….

Cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ

Phát huy vai trò của vùng kinh tế trọng điểm có mức tăng trưởng cao, tích luỹ lớn, đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng, liên kết với vùng trọng điểm tạo mức tăng trưởng khá,. Quan tâm phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng cường quốc phòng- an ninh ở các vùng miền núi, đồng bào các dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo chú trọng các vùng tây nguyên, tây bắc, tây nam. Có chính sách hỗ trợ nhiều hơn cho các vùng khó khăn để phát triển cơ cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo, đưa các vùng này vượt qua tình trạng kém phát triển.

Cơ cấu thành phần kinh tế

Chú trọng phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợp nhiều hình thức sở hữu, giữa các thành phần kinh tế khác nhau, giữa trong nước và nước ngoài. Phát triển mạnh hình thức tổ chức kinh tế cổ phần nhằm huy động và sử dụng rộng rãi vốn đầu tư xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề